Lê Duẩn ví năm 1975 như là bắt đầu một “kỷ nguyên mới”
đưa cả nước “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Nếu gọi
thời điểm 1975 là Sản Lịch năm thứ nhất trên phạm vi cả nước chắc không sai lắm.
Bắc Hàn cũng có lịch riêng gọi là Juche Lịch lấy ngày sinh của Kim Nhật Thành,
1912, làm năm thứ nhất. Dù nhân loại đang ở giữa năm 2018, Bắc Hàn chỉ mới là
năm thứ 107.
Gần hai ngàn năm trước, cũng năm thứ 43 nhưng sau
công nguyên trong lịch sử Việt Nam, cũng là một năm đầy chịu đựng vì trong giai
đoạn lịch sử này nhà Đông Hán Trung Hoa chủ trương Hán hóa Giao Chỉ.
Thử xem hai âm mưu Hán hóa giống và khác nhau sao.
Hán
hóa thời Lưu Tú (Hán Quang Vũ Đế 5 TCN-57)
Đồng hóa dân tộc là tiến trình từng bước cưỡng chế để
thay đổi bản sắc của một dân tộc bị trị sang dân tộc cai trị.
Theo Hậu Hán Thư “Thái thú Giao Chỉ là Tô Định đã
dùng luật pháp trói buộc nên [Bà Trưng] Trắc tức giận làm phản”. Pháp không chỉ
là luật lệ mà pháp chế, tổ chức hành chánh, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong
tục. Nói chung đó là chính sách đồng hóa. (Gs Trần Gia Phụng, Những Câu Chuyện
Việt Sử, Tập 3, nxb Non Nước, Toronto 2002).
Cũng theo Hậu Hán Thư “Xưa ở thời Bình đế, người Hán
Trung là Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ dạy dỗ dân Di dần dần hóa theo lễ
nghĩa.” Không phải chỉ hà khắc, chính chủ trương đồng hóa của nhà Tây Hán là lý
do sâu xa cho cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. (Ts Lê Mạnh Hùng, Nhìn lại Sử
Việt từ tiền sử đến tự chủ, nxb Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2011).
Năm 40, Trưng Trắc, người huyện Mê Linh cùng em là
Trưng Nhị đánh đuổi Thái thú Tô Định chạy về Trung Hoa. Bà là người đầu tiên
gióng lên sức mạnh của quyền tự chủ của một dân tộc khát khao có được chủ quyền
độc lập từ Trung Hoa đông hơn và mạnh hơn nhiều.
Năm 41, nhà Đông Hán sai danh tướng Mã Viện, tước Phục
Ba Tướng Quân đưa quân tiến đánh Mê Linh. Sau trận Lãng Bạc, hai bà quân ít thế
cô đã bị đánh bại.
Năm 43, theo Hậu Hán thư, hai bà bị Mã Viện chém và
gởi đầu về Lạc Dương. Theo Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca thời Tự Đức, hai bà đã gieo
mình xuống sông tự vẫn.
Dù hy sinh như thế nào cũng đều chứng tỏ hai bà đã
chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và là hai phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nhân loại
đã anh dũng chống ngoại xâm, giành độc lập và xưng vương.
Hán
hóa thời Tập Cận Bình
Năm 43 Sản lịch tức 2018 Dương lịch, Việt Nam lần nữa
đối diện với âm mưu đồng hóa của Hán Cộng. Khác với thời Đông Hán, chính sách đồng
hóa của Hán Cộng lần này thâm độc hơn nhiều.
Về đối ngoại, các chính sách của CSVN không được
tách rời khỏi toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng.
Để che mắt dư luận quốc tế và dịu lòng công phẫn của
nhân dân, Trung Cộng làm ngơ nếu CSVN chỉ giới hạn trong việc bày tỏ “mối quan
ngại” hay tiếp đón nguyên thủ các quốc gia nhưng tuyệt đối không được có một
hành động nào đi ngược hay vượt qua giới hạn của tổng thể chiến lược của Trung
Cộng.
Về hóa văn hóa xã hội thể hiện qua báo cáo của Hồng
Tiểu Dũng, đại sứ Tàu Cộng tại CSVN trong bài viết đăng trên Nhân Dân Nhật Báo
Trung Cộng nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình năm 2015 được dịch sang Việt
ngữ.
Theo đó, Hồng Tiểu Dũng khoe khoang “tứ đại danh tác
cổ điển của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam. Hình tượng Tôn Ngộ
Không trong Tây Du Ký được sự đón nhận nồng nhiệt của nhi đồng Việt Nam …Rất
nhiều thanh niên Việt Nam thuộc làu ca khúc "Ánh trăng nói hộ lòng
tôi" và nhiều bài hát tiếng Hoa khác … Trên thực tế, trong quan hệ đối ngoại
của Trung Quốc, những quốc gia có nhiều yếu tố tương đồng với Trung Quốc giống
như Việt Nam không nhiều. Hai nước có vận mệnh chung mang ý nghĩa chiến lược.”
(Đại sứ TQ: "Nhiều thanh niên Việt Nam thuộc làu các bài hát TQ",
Soha.vn, 05/11/2015)
Không giống các lãnh vực chính trị, quân sự, xâm thực
văn hóa như Hồng Tiểu Dũng tường trình là một tiến trình nhỏ giọt và thấm dần
vào thói quen, thị hiếu, đam mê của con người.
Thật khó biết một cách chính xác ngân sách Trung Cộng dành cho xâm thực văn hóa, nhưng theo Giáo sư David Shambaugh thuộc đại học George Washington University trong một nghiên cứu dành cho Hội Đồng Về Quan Hệ Ngoại Giao (Council On Foreign Relations) tại Mỹ ước đoán Trung Cộng dành khoảng 10 tỉ đô la mỗi năm cho mục đích tuyên truyền quốc tế. (David Shambaugh, China’s Big Bet on Soft Power, Council On Foreign Relations, February 9, 2018)
Thật khó biết một cách chính xác ngân sách Trung Cộng dành cho xâm thực văn hóa, nhưng theo Giáo sư David Shambaugh thuộc đại học George Washington University trong một nghiên cứu dành cho Hội Đồng Về Quan Hệ Ngoại Giao (Council On Foreign Relations) tại Mỹ ước đoán Trung Cộng dành khoảng 10 tỉ đô la mỗi năm cho mục đích tuyên truyền quốc tế. (David Shambaugh, China’s Big Bet on Soft Power, Council On Foreign Relations, February 9, 2018)
Nguyễn
Phú Trọng ngày nay chính là Tô Định ngày xưa.
Những gì đang xảy ra tại Việt Nam cho thấy kẻ đầy tớ
trung thành này đang thực hiện một cách nghiêm túc và hoàn hảo các chính sách
do Tập đưa ra trong moi lãnh vực, kể cả bịt miệng, trấn áp, tù đày đồng bào
mình.
Trong quan hệ quốc tế, những cái bắt tay thật chặt,
những nụ cười rạng rỡ, những lời xã giao, chúc tụng, những tuyên bố với nội
dung ngọt ngào cũng chỉ là ngôn ngữ ngoại giao. Chỉ có hiệp ước, hiệp định được
ký kết ở cấp lãnh đạo cao nhất quốc gia mới đáng kể.
Nhìn lại các chính sách của CSVN trong vòng mười năm
nóng bỏng của thế giới vừa qua, Nguyễn Phú Trọng đã làm gì, một điểm thôi, để gọi
là bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ Việt Nam?
Những người Việt quan tâm hãy vào google đánh hai chữ
“Phú Lâm” để thấy trên hòn đảo thân yêu của tổ tiên Việt Nam để lại nay đã có
phi trường quân sự Trung Cộng với phi đạo dài 3.000 mét, các tàu chiến, giàn
phóng hỏa tiễn và cũng là bản doanh của bộ chỉ huy quân sự Trung Cộng tại Hoàng
Sa.
Không cần phải đợi một trăm năm hay một ngàn năm nữa mà ngay hôm nay những tên tuổi địa danh vô cùng thân thiết, đẹp như thơ và cách Đà Nẵng chỉ 170 hải lý như Nguyệt Thiềm, Duy Mộng, Tri Tôn, Bãi Ngự Bình, Quang Hòa, Tri Tôn v.v.. xa xôi tưởng chừng như cổ tích.
Về phương tiện và kỹ thuật chiến tranh, điều kiện quốc
phòng của CSVN ngày nay không hơn gì Việt Nam thời Tự Đức khi liên quân
Pháp-Tây Ban Nha đánh thành Đà Nẵng lần thứ nhất năm 1858.
Những lạc hậu kỹ thuật ngày đó, dù sao cũng phát xuất
từ các lý do khách quan. Nhận thức của triều đình nhà Nguyễn không vượt qua khỏi
bốn bức tường thành bao bọc bởi tứ thư ngũ kinh. Các ngài không đi đâu, không học
cái hay cái mới nên không có tầm nhìn xa, nhìn rộng. Ngày nay khác, các giới cầm
quyền và gia đình của các chóp bu CSVN ăn ở, học hành, du lịch và ngay cả chữa
bịnh ở Mỹ, ở Pháp nhưng nhận thức vẫn đui mù.
Thời Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ sau khi du học ở Pháp
trở về đã hiến dâng trí tuệ để bảo vệ đất nước qua 58 bản điều trần. Thời CS,
có hàng ngàn, hàng vạn người có dịp du học khắp nơi trên thế giới nhưng ngoài
việc trở về làm phên giậu che chở cho tội ác, gần như không ai có một cống hiến
nào đáng kể để thay đổi và đưa đất nước hội nhập vào dòng tiến của văn minh thời
đại.
Việt Nam, điểm nóng trong Chiến lược Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific strategy)
Giống như tình trạng chạy đua của các nước châu Âu
trước thế chiến thứ nhất, nguyên thủ các quốc gia Á Châu hiện đang như thoi đưa
để liên minh với các khối, tạo các tuyến phòng thủ, liên kết với các láng giềng
cùng vị trí chiến lược thì CSVN bị chiếc vòng kim cô “Ba không” siết chặt trên
đầu và ngồi im như pho tượng.
Dưới thời TT Donald Trump chính sách của Mỹ tại Thái
Bình Dương không chỉ năng động hơn mà còn mở rộng hơn cho cả Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương (Indo-Pacific strategy) như một phương pháp đối ứng với tham vọng Một
Vòng Đai Một Con Đường của Tập Cận Bình.
Chính sách của Mỹ có lợi cho các quốc gia nhỏ đang
tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng, nhưng từng cơ hội đến và đi, giới cầm quyền
CSVN uống phải “quyền lực não thần đan” của Tập nên im lặng và im lặng.
Việt Nam hiện nay vẫn còn đang giữ một vị trí chiến
lược quan trọng tại Biển Đông nhưng nếu không vận dụng các điều kiện quốc tế, một
khi tranh chấp mở rộng và mâu thuẫn trở nên quá sâu sắc, các tình trạng đang hiện
hữu (status quo) thay đổi, Việt Nam có thể không còn quan trọng nữa vì bị các
liên minh và cường quốc xem như đã nằm hẳn trong vòng đai an ninh sinh tồn của
Trung Cộng.
Dân tộc Việt Nam thật bất hạnh. Trong cuộc Chiến
tranh Lạnh trước, đâu cũng lạnh chỉ Việt Nam là nóng. Cuộc Chiến tranh Lạnh lần
này cũng không khác, cả vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đều lạnh ngoại trừ Việt
Nam sắp bị ném vào chảo dầu Đại Hán mà có thể quốc tế chẳng quan tâm.
Ðền
Hát Môn, một Massada của dân tộc Việt
Cố linh mục Trần Cao Tường đã viết về tinh thần và
giá trị lịch sử cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: ”Ðể gầy dựng tinh thần, người
Do Thái đã làm lễ nghi tuyên thệ tại Bức Tường Than Khóc, tại đồi Massada nơi
cha ông họ đã tử thủ và thà chết tập thể chứ không chịu đầu hàng. Chỉ khi biết
cùng khóc với nhau, cùng nhục với nhau, người dân một nước mới thực quyết tâm nắm
tay nhau mà cùng cố ngóc đầu lên. Mong rằng một ngày nào đó người dân Việt cũng
sẽ biến Ðền Hát Môn thành nơi tuyên thệ như vậy mà phục sinh hồn Việt thay vì
những phóng chiếu mặc cảm khác.”
Cuối cùng, như lời nhà văn hóa Trần Cao Tường để lại,
chỉ còn dân tộc Việt Nam và sẽ không còn ai khác sống thay hay chết thế cho
mình. Vậy, hãy “cùng khóc với nhau, cùng nhục với nhau” nhưng cũng đừng quên
“cùng nắm tay nhau để cố ngóc đầu lên”.
Trần
Trung Đạo
No comments:
Post a Comment