Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 22/10/2018
Thành
viên Quốc Hội Mỹ -cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa- đồng thanh lên tiếng đòi hỏi tổng thống
Mỹ trừng phạt chính quyền Saudi Arabia về tội giết người; người bị giết là ông
Jamal Khashoggi- một ký giả người Saudi, sống lưu vong trên lãnh thổ Mỹ, và cộng
tác với tờ báo Mỹ Washington Post.
Tổng Thống Donald Trump, ký giả Jamal Khashoggi, và
Thái Tử Mohammed bin Salman. (9News)
Khashoggi thường viết bài chỉ trích Thái Tử Mohammed
bin Salman -nhân vật đang thực sự cầm quyền tại Saudi, nhân danh bố ông -Quốc
Vương Salman bin Abdulaziz Al Saud. Chi tiết đó còn buộc thêm một trọng tội nữa
cho ông thái tử này: tội diệt chống đối, giết nhân chứng để che giấu tội ác ông
ta làm bên trong lãnh thổ Saudi.
Truyền thống văn hóa Mỹ mệnh danh tội đó là tội bóp nghẹt nhân quyền. Tổng Thống Trump đồng ý với Quốc Hội; ông nói, “Rõ ràng, đã có sự lừa dối và đã có những lời trí trá,” của Saudi; (“Obviously, theres been deception and there”s been lies.”)
Hai sự kiện đó, (1) việc Quốc Hội đòi trừng phạt và (2) việc Tổng Thống nhìn nhận là Saudi có lừa dối, có gạt gẫm dư luận là hai sự kiện đã thật sự xảy ra. Không ai có quyền nói khác đi được.
Nhưng việc tờ The New York Times nhận xét “tổng thống lại đổi giọng thêm một lần nữa trong đề tài giết ký giả chống đối” thì nhận xét đó lại là quan điểm riêng của tờ báo, không phải là một sự kiện; một số người đồng ý, một số khác không đồng ý, nhưng không ai phản đối, không ai có quyền bảo tờ The New York Times phải nghĩ khác đi.
Để phân tách rõ rệt hơn giữa sự kiện và quan điểm, xin chọn một thí dụ -cũng nhân vụ chính phủ Saudi giết ký giả Khashoggi.
Thí dụ ngày mùng 2 tháng Mười vừa rồi -sau khi cô Hatice Cengiz -hôn thê của ông Khashoggi báo với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ là người vị hôn của cô vào tòa lãnh sự Saudi, rồi không thấy trở ra. Cô sợ là ông đã bị giết.
Nếu nhân viên của tòa lãnh sự Saudi trả lời là ông Khashoggi đã ra khỏi tòa lãnh sự rồi; thì cả lời cáo buộc của cô Cengiz, lẫn câu trả lời của nhân viên sứ quán Saudi đều là dữ kiện; dư luận không có gì để lên án nhân viên sứ quán Saudi, mà mọi người chỉ có thể nỗ lực tìm bằng cớ chứng minh là Saudi đã giết Khashoggi.
Chỉ sau khi việc Khashoggi bị giết được xác nhận, chính phủ Saudi mới tự biện minh là họ không chủ mưu giết ông, và giải thích là ông bị một nhân viên sứ quán đánh chết trong lúc hai bên đánh nhau.
Truyền thống văn hóa Mỹ mệnh danh tội đó là tội bóp nghẹt nhân quyền. Tổng Thống Trump đồng ý với Quốc Hội; ông nói, “Rõ ràng, đã có sự lừa dối và đã có những lời trí trá,” của Saudi; (“Obviously, theres been deception and there”s been lies.”)
Hai sự kiện đó, (1) việc Quốc Hội đòi trừng phạt và (2) việc Tổng Thống nhìn nhận là Saudi có lừa dối, có gạt gẫm dư luận là hai sự kiện đã thật sự xảy ra. Không ai có quyền nói khác đi được.
Nhưng việc tờ The New York Times nhận xét “tổng thống lại đổi giọng thêm một lần nữa trong đề tài giết ký giả chống đối” thì nhận xét đó lại là quan điểm riêng của tờ báo, không phải là một sự kiện; một số người đồng ý, một số khác không đồng ý, nhưng không ai phản đối, không ai có quyền bảo tờ The New York Times phải nghĩ khác đi.
Để phân tách rõ rệt hơn giữa sự kiện và quan điểm, xin chọn một thí dụ -cũng nhân vụ chính phủ Saudi giết ký giả Khashoggi.
Thí dụ ngày mùng 2 tháng Mười vừa rồi -sau khi cô Hatice Cengiz -hôn thê của ông Khashoggi báo với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ là người vị hôn của cô vào tòa lãnh sự Saudi, rồi không thấy trở ra. Cô sợ là ông đã bị giết.
Nếu nhân viên của tòa lãnh sự Saudi trả lời là ông Khashoggi đã ra khỏi tòa lãnh sự rồi; thì cả lời cáo buộc của cô Cengiz, lẫn câu trả lời của nhân viên sứ quán Saudi đều là dữ kiện; dư luận không có gì để lên án nhân viên sứ quán Saudi, mà mọi người chỉ có thể nỗ lực tìm bằng cớ chứng minh là Saudi đã giết Khashoggi.
Chỉ sau khi việc Khashoggi bị giết được xác nhận, chính phủ Saudi mới tự biện minh là họ không chủ mưu giết ông, và giải thích là ông bị một nhân viên sứ quán đánh chết trong lúc hai bên đánh nhau.
Có người tin lời giải thích này, có người không tin, và thái độ tin hay không tin đó lại đưa câu chuyện trở lại bình diện quan điểm.
Tờ The New York Times không chỉ trích quan điểm của tổng thống đúng hay sai, họ chỉ nhận định “tổng thống lại đổi giọng thêm một lần nữa” và đó là quan điểm của họ, quan điểm mà độc giả có quyền đồng ý hoặc không đồng ý.
Tôi đồng ý, vì theo dõi vụ án nhân quyền -giết ký giả để bóp chết dư luận- tôi thấy quả là tổng thống có thay đổi quan điểm -khi bênh, khi chống Thái Tử Mohammed.
Tôi cũng thấy là quả tổng thống có đổi giọng, và bổn phận của tôi đối với độc giả, là trình bày sự thật, và tôn trọng quyền của độc giả Việt Nam được biết chính xác biết toàn bộ những tin tức mà độc giả người Mỹ có quyền biết.
Không bưng bít sự thật như Thái Tử Mohammed đã bưng bít, không chủ trương việc giết anh mail carrier (người đưa thư) Khashoggi, nên chính Tổng Thống Donald Trump vẫn để giới truyền thông Mỹ tự do viết, tự do nói những điều không tốt về chính tổng thống -những điều họ tin là đúng- như việc họ nói ông đổi giọng trong vụ Mohammed giết người.
Tự do ngôn luận là như vậy, và nhân quyền cũng là như vậy; tôi xin được viết theo lương tâm của mình, như những ký giả Mỹ đang viết trung thực những điều họ tin tưởng là đúng.
Trở lại với bài báo của tờ The New York Times ngày 21/10/18, với câu, “Hôm thứ Năm 18/10/18, nói chuyện với nhóm phóng viên The New York Times, tổng thống nói ông tin những nguồn tin tình báo nói là chính phủ Saudi ra lệnh giết ông Khashoggi; qua ngày hôm sau, thứ Sáu 19/10, tổng thống lại tuyên bố ông đồng ý với lời giải thích của Saudi là Khashoggi bị giết trong lúc đánh nhau với nhân viên sứ quán; rồi bữa nay 21 tháng 10 ông lại đồng ý với Quốc Hội là phải có biện pháp trừng phạt Saudi về tội giết Khashoggi.”
Câu này dẫn chứng việc tờ The New York Times kết luận là tổng thống mỗi ngày một lần thay đổi lập trường về việc Saudi giết ký giả đối lập, và những dẫn chứng họ nêu lên là đáng quan tâm.
Tuy nhiên, cũng có yếu tố giúp giải thích thái độ của tổng thống không thẳng thừng cứng rắn với Saudi được: thương ước $110 tỉ Mỹ kim ký với Saudi Arabia.
Tổng thống thường nói, ông không muốn để mối hàng đó mất vào tay Nga hay Tầu.
Quan điểm đó là đề tài cho nhiều cuộc bàn cãi, tôi xin viết lên đây quan điểm của tôi là truyền thống của Hoa Kỳ tôn trọng nhân quyền, trân quý nhân mạng con người, là một tài sản tinh thần vô giá không tính bằng tiền được, dù số tiền đó là bạc tỉ, hay bạc trăm tỉ.
Là một trong hàng triệu người Việt vượt biển đi tìm tự do, tôi khẩn khoản mong mỏi đừng ai bắt tôi viết ngược lại tín điều đó.
--------------------------------
Các
tin khác
No comments:
Post a Comment