Janyce
McGregor · Tin CBC
DCVOnline
dịch
Posted on October
1, 2018 by editor
Giá thuốc cao hơn, bản quyền lâu hơn, USMCA vẫn buộc
chính phủ Mỹ mua hàng của Mỹ
Hình :
Bộ trưởng Ngoại giao Chrystia Freeland và Thủ tướng
Justin Trudeau, ở New York tuần trước, đã hoàn tất việc hiện đại hóa thỏa thuận
thương mại Bắc Mỹ được vào tối Chủ nhật vừa qua. Nguồn: Adrian Wyld/Canadian
Press
Trong khi cả hai giới công nhân và người tiêu thụ sẽ
bị ảnh hưởng vì những thay đổi sắp tới trong ngành ô tô và nông nghiệp của
Canada, nhiều điều khoản sửa đổi khác trong thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ cũng sẽ
ảnh hưởng đến người Canada.
Dưới đây là một cái nhìn nhanh về một số điểm mới
trong Thỏa thuận Hoa Kỳ – Mexico – Canada (USMCA):
Giá thuốc
tây tăng
Hình :
Dược phẩm tăng giá. Nguồn: Healthy Debate
Chương sở hữu trí tuệ gồm cả việc gia hạn khoảng thời
gian các loại thuốc sinh học mới sẽ được bảo vệ không bị cạnh tranh thêm hai
năm, từ 8 năm trước đây ở Canada, lên 10 năm được độc quyền.
Hoa Kỳ đã muốn Canada và Mexico bảo vệ giá thuốc được
độc quyền trong 12 năm, vì vậy 10 năm là một sự thỏa hiệp. Một số tiếng nói chủ
chốt ở quốc hội Mỹ muốn có một chiến thắng cho ngành công nghiệp dược phẩm để
giúp họ được tái đắc cử.
Về lâu về dài, người tiêu thụ Canada sẽ trả nhiều tiền
hơn cho các loại thuốc sinh học. Đó là một vấn đề mà các chính phủ trong tương
lai sẽ phải đối phó trong khoảng mười năm tới, làm tăng áp lực hiện tại vì giá
dược phẩm tăng lên vào thời điểm dân số Canada đang già đi.
Kéo dài
thời gian bảo vệ bản quyền
Hình :
Bản quyền lâu hơn. Nguồn: OntheNet
Bản quyền tại Canada hiện nay kéo dài 50 năm sau khi
tác giả qua đời. Nhưng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có bản quyền dài hơn: 70 năm
sau khi tác giả mãn phần.
USMCA sẽ mang thống nhât hóa bản quyền của Canada
cho phù hợp với Hoa Kỳ và Châu Âu.
Đó có thể là tin tốt cho người thừa kế của những tác
giả đã qua đời, nhưng nó sẽ làm tăng giá cho những người dùng những tác phẩm
này.
Chính
phủ Mỹ vẫn phải mua hàng của Mỹ
Một trong những mục tiêu chính của Canada cho cuộc
đàm phán lại NAFTA là mở cửa cho việc mua sắm ở cấp dưới quốc gia (thành phố và
tiểu bang) ở Hoa Kỳ, để cho các doanh nghiệp Canada có thể cạnh tranh được nhiều
hợp đồng của chính phủ tại Mỹ hơn.
Mở cửa mua sắm của chính phủ là một trong những
thành tựu quan trọng nhất trong thỏa thuận thương mại của Canada với Liên minh
châu Âu (CETA). Nó áp dụng cho cho cả hai thị trường hàng hóa sản xuất và dịch
vụ cung cấp — gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mỹ đã không để cho Canada đạt được lợi thế này trong
cuộc đàm phán USMCA vừa qua. Luật “Mua hàng của Mỹ” đóng chặt của biên giới
không cho hàng hay dịch vụ của Canada đi vào thị trường mua sắm của chính phủ
tiểu bang và thành phố theo như ngôn ngữ trong thỏa thuận USMCA này.
Quản lý
nguồn cung cấp
Trong khi nhiều người chỉ quan tâm đến các nhượng bộ
trong ngành sản xuất sữa của Canada, thực sự tất cả năm ngành nông nghiệp do
Canada cung cấp đều phải giảm thị phần bảo hộ của họ trong thỏa thuận này: sữa,
trứng, gà, gà tây và trứng gà ấp và gà con.
Việc nhượng bộ trứng – 10 triệu tá hàng nhập khẩu bổ
túc – sẽ bắt đầu ngay từ năm đầu tiên NAFTA 2.0 (USMACA) có hiệu lực (Chưa rõ
vào lúc nào vì còn tùy thuộc vào quá trình phê chuẩn của Hoa Kỳ ở Quốc hội.) Bắt
đầu từ năm thứ 2, trứng ngaoji quốc đi vào thị trường Trứng của Mỹ sẽ tăng một
phần trăm mỗi năm trong 10 năm tới.
Việc nhượng quyền gà dường như tăng hơn gấp đôi mức
hàng nhập cảng ở thị trường mà Hoa Kỳ đàm phán trong Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP): 57.000 tấn trong 6 năm co với chỉ có gần 27.000 tấn phân
đoạn trong hơn 19 năm. Bắt đầu từ năm thứ 7 của USMCA, đưa gà vào Mỹ cũng sẽ
tăng một phần trăm mỗi năm trong 10 năm tới.
Canada sẽ cho phép gà tây miễn thuế nhập cảnh từ Hoa
Kỳ ở mức tương đương 3,5% sản lượng gà tây sản xuât tại Canada trong năm trước
đó. Sản phẩm trứng gà đẻ và gà con của Mỹ vào thị Canada sẽ là 21,1 phần trăm sản
lượng nội địa của Canada trong năm đó.
Không cấp
thêm loại visa chuyên gia mới
Chiếu khán Thương mại Quốc gia co chuyên gia làm việc
tại Mỹ. Nguồn: OntheNet
Một mục tiêu khác của toán đàm phán của Canada là hiện
đại hóa danh sách các ngành nghề hiện đang hội đủ điều kiện được phép làm việc
tạm thời đặc biệt lập ra theo NAFTA được gọi là visa TN (Chiếu khán Thương mại
Quốc gia).
Danh sách đó dường như không thay đổi, cũng không có
bất kỳ cam kết nào nhằm tăng số lượng Chiếu khán Thương mại Quốc gia do Hoa Kỳ
cấp hoặc làm cho công dân hai nước dễ dàng làm việc ở hai bên biên giới ở Bắc Mỹ.
Khi NAFTA bắt đầu vào đầu những năm 1990, nghề y tế
như các chuyên viên y tá (nurse practitioners ) chưa có. Ngành công nghệ thông
tin sử dụng rất nhiều chuyên gia có tay nghề cao với nhu cầu cao ngày nay cũng
chưa có khi đó. Thật không may, những chuyên gia ngành Kỹ nghệ Thông tin muốn
có chiếu khán Thương mại Quốc gia dễ dàng hơn cho phép họ làm việc tại Hoa Kỳ
không có gì khả quan hay thay đổi.
Bảo vệ
sản phẩm kỹ thuật số
Hình :
Sản phẩm kỹ thuật số. Nguồn: OntheNet
Ngôn ngữ bảo vệ văn hóa hiện tại của Canada được bảo
tồn trong thỏa hiệp USMCA mới.
Nhưng một mối quan tâm nội dung văn hóa khác xuất hiện
trong các cuộc đàm phán: điều gì xảy ra cho những sản phẩm âm thanh và video kỹ
thuật số. Chính phủ Canada có thể là luật hoặc có chương trình tài trợ trong
tương lai để giúp ngành kux nghệ văn hóa của Canada phát triển mạnh trong lĩnh
vực kỹ thuật số được không?
Nó sẽ rất khó. Ngôn ngữ mới về sản phẩm kỹ thuật số
cấm phân biệt đối xử giữa sản phẩm kỹ thuật số trong và ngoài nước. Ưu đãi hoặc
khích lệ đối với sản phẩm của Canada có thể khiến cho đối thủ cạnh tranh của Mỹ
hoặc Mexico tranh tụng.
Canada không được tự do chặn những sản phẩm kỹ thuật
số của nước ngoài vào nội địa, cũng như không được buộc người sáng tạo sản phẩm
kỹ thuật số nước ngoài phải trả tiền cho chương trình của chính phủ mà họ không
có lợi.
Tuy nhiên, Canada dường như đã thành công trong việc
duy trì hệ thống “thông báo và thông báo” của Canada đối với những vi phạm bản
quyền trực tuyến, trước áp lực của Hoa Kỳ đòi áp dụng chế độ “thông báo và gỡ
xuống” của Mỹ.
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Buried behind the cows and cars: key changes in NAFTA 2.0| CBC
|01/10/2018.
No comments:
Post a Comment