Friday, 12 October 2018

NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ LẦN ĐẦU THAM GIA VẬN ĐỘNG NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU (Nguyễn Văn Đài)




Thứ Sáu, 10/12/2018 - 11:25 — nguyenvandai

Tôi được anh Trịnh Hội cùng với Voice Europe, Human Rights Watch, Frontlines Defender giúp đỡ để có thể tham gia các buổi vận động với các nhóm Nghị sĩ của Nghị viện EU trước khi phiên điều trần của Ủy ban Thương mại EU diễn ra.


Đây là lần đầu tiên tham gia vận động nên gặp một số bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng qua cuộc vận động này, và khi tìm hiểu về Nghị viện EU, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quí báu. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình và mong tất cả mọi người cùng hưởng ứng tham gia vì một nước Việt Nam dân chủ đa đảng và các quyền con người được tôn trọng.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về Nghị viện EU.

Nghị viện châu Âu gồm 751 thành viên được bầu tại 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu mở rộng. Từ năm 1979, các MEP đã được bầu bởi quyền bầu cử phổ thông trực tiếp trong thời gian 5 năm. Mỗi nước quyết định về hình thức bầu cử của mình sẽ có, nhưng phải đảm bảo sự bình đẳng của giới tính và một lá phiếu bí mật.

Trong Nghị viện có tám Nhóm chính trị đại diện cho mỗi đảng phái khác nhau.

Cần có 25 Thành viên để thành lập một nhóm chính trị, và ít nhất một phần tư các quốc gia thành viên phải được đại diện trong nhóm. Thành viên có thể không thuộc nhiều nhóm chính trị. Một số Thành viên không thuộc bất kỳ nhóm chính trị nào và được gọi là Thành viên không trực thuộc. Mỗi nhóm chính trị chăm sóc tổ chức nội bộ của mình bằng cách chỉ định một chiếc ghế (hoặc hai đồng chủ tịch trong trường hợp của một số nhóm), một văn phòng và một ban thư ký. Các địa điểm được giao cho các Thành viên trong Phòng được quyết định bởi sự liên kết chính trị, từ trái sang phải, theo thỏa thuận với các chủ tịch nhóm. Trước mỗi cuộc bỏ phiếu, các nhóm chính trị xem xét kỹ lưỡng các báo cáo của các ủy ban nghị viện và chuyển các sửa đổi tới họ. Vị trí được nhóm chính trị thông qua được thảo luận trong nhóm. Không một Thành viên nào có thể bị buộc phải bỏ phiếu theo một cách cụ thể.

Hai nhóm lớn nhất là Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) và Đảng Xã hội & Dân chủ (S & D). Hai nhóm này đã thống trị Quốc hội trong phần lớn cuộc đời của mình, liên tục giữ từ 50 đến 70 phần trăm ghế ngồi với nhau. Không có nhóm nào từng nắm đa số trong Quốc hội. Do các liên minh rộng lớn của các bên quốc gia, các đảng nhóm châu Âu rất phân cấp và do đó có nhiều điểm chung hơn với các đảng ở các bang liên bang như Đức hoặc Mỹ hơn các quốc gia đơn nhất như phần lớn các nước EU.

Ngoài việc làm việc thông qua các nhóm của họ, các thành viên cá nhân cũng được bảo đảm một số quyền hạn và quyền hạn cá nhân trong Nghị viện.

Ví dụ: Quyền đặt câu hỏi cho Hội đồng Liên minh Châu Âu, Ủy ban và các lãnh đạo Nghị viện; quyền sửa đổi bất kỳ văn bản nào trong ủy ban;…

Mỗi tháng ngoại trừ tháng Tám Quốc hội họp tại Strasbourg cho một phiên họp toàn thể bốn ngày, sáu lần một năm nó họp hai ngày tại Brussels, nơi các ủy ban, nhóm chính trị và các cơ quan khác của Quốc hội cũng chủ yếu gặp nhau.

Ngoài ra, các Nghị sĩ có nhu cầu giữ liên lạc với các khu vực bầu cử ở quốc gia của mình. Hầu hết các MEP quay trở lại khu vực bầu cử vào tối thứ Năm để dành ngày thứ Sáu và thường là các ngày cuối tuần giải quyết với các khu vực bầu cử riêng lẻ, các tổ chức địa phương, chính trị gia địa phương và quốc gia, các doanh nghiệp, công đoàn, hội đồng địa phương và v.v. Bốn tuần không có các cuộc họp quốc hội được dành riêng trong năm và thời gian Nghị viện được nghỉ(bốn tuần vào mùa hè, hai tuần vào dịp Giáng sinh / Năm Mới) cũng có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ cử tri.

MEP có thể sử dụng nhân viên để giúp họ, thường là ba hoặc bốn tách biệt giữa văn phòng cử tri và văn phòng của họ tại Nghị viện.

Kể từ khi phê chuẩn và có hiệu lực của Hiệp ước Lisbon, các thỏa thuận quốc tế mà Liên minh châu Âu ký kết (ví dụ: WTO, các hiệp định thương mại, vv) phải được Nghị viện Âu phê chuẩn.

Trên các trang thông tin của Nghị viện EU có đầy đủ thông tin cá nhân, email, địa chỉ văn phòng của các Nghị sĩ ở trong nước của họ cũng như ở Brussel, Bỉ.

Khi chúng ta biết rõ cơ cấu tổ chức, quyền hạn và hoạt động của Nghị viện EU, chúng ta có phương pháp vận động cụ thể như sau:

Cộng đồng người Việt ở 28 quốc gia thành viên của Nghị viện EU cần thành lập các nhóm vận động ở quốc gia mình đang là công dân. Mỗi nhóm cần tối thiểu từ ba tới năm thành viên, thông thạo ngôn ngữ bản địa.

Các nhóm vận động cần phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức bảo vệ nhân quyền, tổ chức, đảng phái chính trị của người Việt ở trong và ngoài nước, các NGO quốc tế. Thảo những thư, kiến nghị chung hoặc riêng để gửi cho các Nghị sĩ của quốc gia mình trong Nghị viện EU.

Phương thức gửi bằng cả bưu điện và bằng email cho văn phòng của các Nghị sĩ tại khu vực bầu cử ở trong nước của họ và văn phòng ở Brussel, Bỉ.

Các nhóm, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trong nước cần thường xuyên cập nhật tất cả các vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cho các nhóm vận động bên ngoài để các nhóm bên ngoài thông báo cho các Nghị sĩ của họ.

Ít nhất một năm một lần, nhóm vận động cần tiếp gặp gỡ các Nghị sĩ của Nghị viện EU tại văn phòng của họ ở trong nước.

Trong các chiến dịch vận động ở Brussel, mỗi nhóm ở mỗi quốc gia EU cần cử ít nhất một đại diện của mình về Brussel để phối hợp với đại diện của các nhóm từ các quốc gia khác để cùng phối hợp vận động với các Nhóm chính trị tại Nghị viện EU.

Để phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa tất cả các nhóm vận động ở các quốc gia thuộc EU và các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức, đảng phái chính trị của người Việt ở trong và ngoài nước, cùng với các NGO quốc tế. Sự cần thiết là phải thành lập một mạng lưới phối hợp để chia sẻ thông tin và cùng hành động.


Trong trường hợp vận động cụ thể về EVFTA.

Hiện nay Uỷ ban châu Âu và nhà cầm quyền cộng sản VN gần như đã thoả thuận xong EVFTA. Và hai bên có thể tiến hành ký kết vào tuần tới trong chuyến thăm của Nguyễn Xuân Phúc tới Brussel.

Như vậy mặc dù cộng sản VN chưa có cải thiện một chút tình trạng nhân quyền nào, nhưng EU vẫn ký EVFTA với cộng sản VN. Việc EVFTA có hiệu lực hay không thì tất cả phụ thuộc vào Nghị viện Âu châu trong cuộc họp vào tháng 3 năm 2019. Bởi ngay sau đó Nghị viện EU sẽ giải tán để chuẩn bị bầu cử lại vào tháng 5 năm 2019.

Chúng ta còn hơn 4 tháng để thực hiện cộng vận động này.

Việc cần làm ngay:

Các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức, đảng phái chính trị của người Việt ở trong và ngoài nước cần cùng nhau ký chung một thỉnh nguyện thư gửi lên Nghị viện Âu châu, kêu gọi Nghị viện Âu châu không thông qua EVFTA cho đến khi cộng sản VN thả hết tù nhân chính trị, huỷ bỏ các điều trong bộ luật hình sử dụng để bắt giam những người hoạt động đối lập,…

Nội dung thỉnh nguyện thư cần phải nói rõ bản chất xảo trá, lật lọng, đu dây, tàn bạo, coi thường pháp luật VN và quốc tế,… của cộng sản VN.

Thỉnh nguyện thư cần phải được gửi tới Ban lãnh đạo của Nghị viện Âu châu, lãnh đạo 8 Nhóm chính trị trong Nghị viện. Và tất nhiên cần gửi tới tất cả các Nghĩ sĩ nếu có thể.

Chúng ta cũng kêu gọi những người Việt ở 28 quốc gia thành viên EU gửi thư, thỉnh nguyện thư tới các Nghị sĩ của quốc gia đó trong Nghị viện Âu châu.

Nếu chúng ta làm được điều cực kỳ đơn giản này, chúng ta có thể góp phần vào việc thay đổi đất nước của mình.

Qua bài viết này, tôi rất mong nhận được sự góp ý và hợp tác của Quí cô bác, anh chị em ở trong và ngoài nước. Chúng ta sẽ tiến hành thảo luận chi tiết hơn về công việc và các bước tiến hành vận động. Xin liên hệ với tôi theo email: bfdvn2018@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn.
Ngày 13 tháng 10 năm 2018







No comments:

Post a Comment

View My Stats