Kể từ ngày 10.10.2016 khi công an CSVN bắt giam người
đồng sáng lập viên MLBVN, các thành viên của MLBVN đã âm thầm tranh đấu cho tự
do của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm. Hai năm trôi qua, với những nỗ
lực không ngừng nghỉ để vận động các chính phủ nước ngoài, Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế để tạo sức ép chính trị lên
nhà cầm quyền, ngày
17 tháng 10 năm 2018, Hà Nội buộc phải trả tự do sớm cho Mẹ Nấm - 8 năm trước
khi mãn hạn tù.
Qua cuộc vận động này, MLBVN hiểu rõ hơn nguyên nhân
Mẹ Nấm bị bắt và sau đó là hàng loạt những người hoạt động khác cũng đã bị kết
án tù nặng nề. Đây là một chiến dịch ruồng bắt quy mô vì áp lực của Bắc Kinh và
mọi cuộc thương thảo để đòi tự do cho người bị bắt đều gặp phải những phản ứng
và áp lực của Bắc Kinh lên nhà cầm quyền CSVN.
Bối
cảnh:
Hà
Nội - Bắc Kinh
Sau khi loại bỏ được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính
trường, Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu thực hiện những yêu cầu của Bắc Kinh, vừa để
"trả nợ" cho những hỗ trợ của Bắc Kinh trước và trong đại hội 12, vừa
để tiếp tục nhận được "viện trợ" để khởi động chiến dịch đốt lò nhằm
loại bỏ thành phần tay chân của Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn ở trong bộ máy quyền lực.
Một trong những yêu cầu chính là giữ vững hoạt động
của Công ty gang thép Formosa và loại bỏ thành phần hoạt động và những nỗ lực bảo
vệ môi trường, chống đối Formosa của họ.
Người đầu tiên nằm trong danh sách đen là blogger Mẹ
Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Hai tài liệu mà nhà cầm quyền đưa ra để buộc tội Mẹ
Nấm là tấm bảng với dòng chữ “Yêu cầu khởi tố Formosa” và Lời
kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, đòi hỏi nhà nước phải minh
bạch tình trạng biển nhiễm độc. Nhiều người lấy làm lạ là tại sao nhà cầm quyền
lại đưa ra những hành động có nội dung tích cực, rất chính nghĩa đối với quần
chúng Việt Nam để làm lý do bắt người. Nhưng đó là chủ trương của đảng để có
thông điệp chính trị rõ ràng theo ý muốn của Bắc Kinh: Tiêu diệt mọi thành phần
chống đối Formosa.
Chính vì vậy mà công an và truyền thông lề đảng đã
chủ động tung ra những hình ảnh về các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và khởi tố
Formosa mà họ đã tịch thu khi khám xét nhà của Mẹ Nấm :
Bản án 10 năm, một bản án nặng nề áp đặt lên một người
bảo vệ môi trường so với những bản án khác trong vòng 10 năm trước, trung bình
là 2-3 năm cho thấy "quyết tâm" của quan thầy Tập Cận Bình và tay sai
Nguyễn Phú Trọng.
Washington
DC
Ngày 20.01.2017 Tổng thống Donald Trump chính thức
trở thành Tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày 01.02.2017 TT
Trump bổ nhiệm ông Rex Wayne Tillerson làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông
Tillerson từng là tổng giám đốc của đại công ty ExxonMobil. Ông được chọn để
đáp ứng với một trong những chính sách của tân tổng thống: gia tăng ảnh hưởng của
Hoa Kỳ, dọn đường khai thác dầu khí tại khu vực biển Đông và ngăn chận nỗ lực
xây dựng căn cứ quân sự trên các bãi đá của Bắc Kinh tại khu vực này.
Để có thể tạo áp lực lên Bắc Kinh, Hoa Kỳ cần lôi
kéo Hà Nội vì Việt Nam là nước có chủ quyền tại biển Đông. Một ván cờ ngoại
giao được mở ra: Hoa Kỳ - Việt Nam - Trung Quốc trong đó Hoa Kỳ vừa tìm cách tiến
hành những cuộc thương thảo để Hà Nội nghiêng về phía Washington. Trong cuộc thương
thảo này có nhiều phép thử được đưa ra để đo lường thiện chí của Hà Nội và mức
độ đi ngược lại ý muốn Bắc Kinh của Hà Nội. Một trong những phép thử là vấn đề
nhân quyền và Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người chống Formosa, chống các dự
án ô nhiễm môi trường của Tàu, chống du lịch Tàu, chống sự xâm lược của Tàu tại
Hoàng Sa và Trường Sa... là đối tượng chính trong cuộc thương thảo cho
"phép thử nhân quyền".
Kết quả đầu tiên của thương thảo là lời mời thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 3, chỉ gần 3 tháng sau khi ông
Trump nhậm chức.
Ngày 29.03.2017, 2 tháng trước khi Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đi Mỹ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyết định tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
với Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm. Để tạo thêm trọng lượng, Đệ nhất Phu
nhân Hoa Kỳ là bà Melania Trump đã đích thân có mặt tại buổi lễ vinh danh.
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, lúc đó vẫn đang bị tạm giam, chưa ra
toà xét xử trở thành một vấn đề nổi cộm trong ván cờ chính trị Việt-Mỹ-Trung.
Những
vận động của MLBVN
Trong bối cảnh đã trình bày ở trên, các thành viên của
MLBVN đã quyết định sẽ nương vào sự quan tâm và nhu cầu của Hoa Kỳ để đẩy mạnh
nỗ lực vận động với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Những lá thư của chính con gái của Mẹ
Nấm là Nguyễn Bảo Nguyên viết, không có góp ý hay sửa đổi bởi người lớn trong
gia đình đã được gửi đến bà Melania Trump để có thêm được những hỗ trợ tình cảm
của bà trong Tòa Bạch Ốc.
Song song, MLBVN đã liên lạc, cung cấp dữ kiện và
làm việc với các cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, các toà đại sứ, Hội đồng
Liên hiệp Âu châu, các tổ chức quốc tế và các cơ quan truyền thông. Qua những
tiếp xúc này, ngoài mục tiêu vận động sự hỗ trợ cho cuộc tranh đấu cho tự do của
Mẹ Nấm, một mục tiêu khác cũng quan trọng ngang bằng là để cho các quốc gia, tổ
chức quan tâm nhiều hơn đến tình trạng huỷ diệt môi trường, vi phạm nhân quyền
và làn sóng đàn áp, bắt bớ, bỏ tù nhiều người đang xảy ra tại Việt Nam.
Qua sự vận động của MLBVN, ngày 14.06.2018, Uỷ ban Bảo
vệ Ký giả đã quyết định trao giải thưởng Tự
Do Báo Chí Quốc Tế 2018 cho Mẹ Nấm.
Bên cạnh đó, MLBVN đã liên lạc thông báo với nhiều
đoàn thể tư nhân ngoại quốc để đem vấn đề Việt Nam, thảm họa môi trường, đàn áp
nhân quyền trình bày với họ. Một trong những tổ chức đã dành nhiều cảm tình cho
Mẹ Nấm là tổ chức ACAT tại Pháp và những thành viên của họ đã gửi hàng trăm thiệp
thư để bày tỏ mối quan tâm và lòng thương yêu đối với Mẹ Nấm trong tù.
Những
diễn biến xảy ra trong tiến trình vận động
Ngày 30.05.2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công du
Hoa Kỳ. Kết quả của cuộc thương thảo không đạt được như Nguyễn Xuân Phúc mong
muốn. Vấn đề của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng được đưa ra. Kết quả của chuyến
công du là 20 hợp đồng trị giá 10 tỉ đô la.
Trong suốt 8 gần tháng, kể từ ngày Mẹ Nấm bị bắt
(10.10.2016) cho đến lúc ông Phúc sang Mỹ, chế độ đã bỏ tù Mẹ Nấm không định thời
hạn, không cho gia đình gặp mặt và không cho phép chính thức có luật sư. Đây là
3 điều do chế độ cố tình đặt ra để sử dụng cho những đổi chác trên bàn cờ
thương thảo. Hai ngày sau khi rời Hoa Kỳ và về lại Việt Nam, ngày 02/06/2107,
Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị các cai tù công an Khánh Hòa cho phép Mẹ Nấm viết thư
gửi cho 2 luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành để chính thức mời biện
hộ cho mình; chấm dứt tình trạng cầm tù vô thời hạn và đưa Mẹ Nấm ra xử vào
ngày 29.06.2017; đồng thời cho phép bà Nguyễn Tuyết Lan vào thăm con gái lần đầu
tiên vài ngày trước phiên tòa.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực và Nguyễn Phú
Trọng đang bắt đầu có những nỗ lực cho cuộc đốt lò sẽ xảy ra nên Hà Nội đã nhượng
bộ. Một vài người bạn làm trong Bộ Ngoại giao cho biết Hà Nội có thể đồng ý một
đề nghị vào buổi sáng và đổi ý vào buổi chiều sau một cú gọi từ Bắc Kinh.
Ngày 29.06.2017, một tháng sau khi Nguyễn Xuân Phúc
đi Mỹ, nhà cầm quyền đưa Mẹ Nấm ra xử tại phiên toà sơ thẩm và tuyên án bỏ tù Mẹ
Nấm 10 năm. Một bản án nặng nề ngoài sự phỏng đoán của tất cả mọi người. Một
người bạn từng học cùng với con gái của Donald Trump tại University of
Pennsylvania cho biết sau khi nghe tin về bản án, bà Melania Trump đã quyết định
chờ đến cuối tuần, khi cả nhà có thì giờ riêng, thuận tiện hơn là những ngày bận
rộn trong tuần, để nói chuyện với Tổng thống Trump về vấn đề của Mẹ Nấm.
Cuộc vận động tự do cho Mẹ Nấm từ đó lại đối diện
thêm với muôn vàn khó khăn và thử thách. Những gì xảy ra trong một thời gian ngắn
sau đó cho thấy tình hình lại trở nên u ám:
- Ngày 05.07.2017 Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg, Đức
quốc, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20. Bà Thủ tướng Đức là Angela Merkel chỉ gặp
ông thủ tướng CSVN tại khách sạn. Những người bạn của MLBVN đang làm việc trong
guồng máy chính phủ Hoa Kỳ cho biết đã có những trao đổi bên lề hội nghị về trường
hợp của Mẹ Nấm. Kết quả chỉ được tóm gọn trong 1 câu từ phía CSVN: "áp lực
của Bắc Kinh mạnh quá!"
- Ngày 23.07.2017, Tô Lâm chỉ huy kế hoạch và an
ninh mật vụ Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Bá Linh. Điều này cho thấy Nguyễn
Phú Trọng đã quyết định hoàn toàn ngả theo và lệ thuộc vào Bắc Kinh, không cần
quan tâm đến mối quan hệ Việt-Đức, với Liên minh Âu châu, cũng như hệ quả
thương thảo của hiệp ước EVFTA.
- Ngày 24.07.2017 nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh công
ty Repsol ngừng hoạt động khai thác dầu-khí tại biển Đông sau khi Bắc Kinh gia
tăng áp lực quân sự để đe dọa.
- Ngày 24.07.2017, Nguyễn Xuân Phúc đến Formosa và
chụp hình cá tung tăng bơi lội trong hồ nước thải Formosa, chính thức kết luận
Formosa 100% an toàn và 100% đầu hàng Bắc Kinh trong hiểm hoạ ô nhiễm môi trường.
Nội trong tháng 7 của năm 2017, 4 sự kiện trên đã
cho MLBVN biết được Hà Nội đã đầu hàng Bắc Kinh và sẽ không có thay đổi nào về
mức án trong kỳ xử phúc thẩm vào cuối tháng 11 năm 2017.
Tự
Do
Trước những biến chuyển của tình hình, MLBVN vẫn vững
tin rằng tình thế sẽ thay đổi. Những người bạn ngoại quốc đồng hành trong cuộc
vận động tự do cho Mẹ Nấm cũng tin vào điều đó. Tuy nhiên, các thành viên nòng
cốt của MLBVN nghĩ rằng có thể sẽ chấp nhận điều kiện mà chế độ đặt ra: đó là
blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ bị tống xuất khỏi Việt Nam. Tuy
nhiên, MLBVN đòi hỏi mẹ và 2 con của Mẹ Nấm phải được cùng đi - đây là cách duy
nhất để Mẹ Nấm chấp nhận. Các thành viên MLBVN đã tìm cách để chuyển dự kiến
này đến Mẹ Nấm trong tù để thuyết phục Mẹ Nấm đồng ý.
Cuối tháng 3, 2018 Tổng thống Donald Trump bãi nhiệm
Bộ trưởng Ngoại giao Tillerson vì ông này không đủ bản lãnh và mạnh đủ để đối đầu
với Bắc Kinh. Thay vào đó là ông Mike Pompeo đang là Giám đốc Cơ quan Tình báo
Trung ương Hoa Kỳ.
Tháng 6, 2018 Tổng thống Trump khởi động cuộc chiến
tranh thương mại với Bắc Kinh. 25% thuế được áp đặt lên 34 tỉ USD các mặt hàng
nhập từ Tàu. Giữa tháng 8 thêm 16 tỉ USD. Tháng 9 thêm 200 tỉ USD.
Ngày 07.07.2018 Mẹ Nấm bắt đầu cuộc tuyệt thực trong
tù trong lúc các thành viên bên ngoài đẩy mạnh cuộc tranh đấu. Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ, các Toà đại sứ nước ngoài tại Việt Nam, các Ủy ban Nhân quyền của LHQ
và các Tổ chức quốc tế được thông báo và cập nhật sát sao về tình hình tuyệt thực
của Mẹ Nấm. Áp lực đòi hỏi vào tù thăm gặp Mẹ Nấm tới tấp gửi đến nhà cầm quyền
CSVN từ mọi phía.
Trước viễn cảnh kinh tế Trung cộng sẽ bị suy sụp bởi
cuộc chiến thương mại, Hà Nội bắt đầu nhượng bộ và tìm cách hàn gắn mối bang
giao với Đức, cộng đồng chung Âu Châu và đặc biệt là Hoa Kỳ. Ngày 23.07.2018
nhà cầm quyền CSVN cuối cùng phải chấp nhận đề nghị và để nhân viên toà đại sứ
Hoa Kỳ tại Hà Nội vào thăm Mẹ Nấm tại trại giam số 5, Thanh Hóa.
Ngày 11.07.2018 nhân viên của Toà Đại sứ và Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho thành viên của MLBVN là nhà cầm quyền CSVN đã đồng
ý trả tự do cho blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cũng đồng ý để cả nhà
sang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền không cho biết ngày nào Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh ra khỏi nhà tù.
Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền thông báo ngày đi
chính thức của gia đình, MLBVN đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Mẹ
Nấm và gia đình với Sở Di trú Hoa Kỳ. Ngày 23.08.2018 bà Tuyết Lan cùng 2 cháu
Nấm và Gấu đi Sài Gòn để làm thủ tục Visa nhập cảnh Hoa Kỳ.
Ngày 28.08.2018 gia đình nhận được Visa để nhập cảnh
Hoa Kỳ và Visa sẽ hết hạn vào ngày 26.09.2018. Tuy nhiên, đến ngày 20/09/2018
nhân viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý cớ là do thiếu nhân sự vì những người
phụ trách hồ sơ của Mẹ Nấm phải đi sang Úc tham dự Hội nghị cho nên vẫn chưa có
thể xác định ngày trả tự do cho Mẹ Nấm.
Do đó ngày 20.09.208 gia đình của Mẹ Nấm phải đi gia
hạn Visa lần 2 với và ngày hết hạn sẽ là 19.10.2018. Sau đó, Hoa Kỳ thông báo
cho VN là ngày trả tự do cho Mẹ Nấm trễ nhất là ngày 26.09.2018.
Vào lúc 16h02 chiều ngày 28.09.2018 nhà cầm quyền
CSVN thông báo sẽ thả Mẹ Nấm vào ngày 03.10.2018, và dự kiến ngày rời Việt Nam
sẽ là 03.10.2018 hoặc 04.10.2018 và đây là "sự đồng ý sau cùng đã được phê
chuẩn". Mạng lưới Blogger VN chuẩn bị lấy vé cho Mẹ Nấm và gia đình.
Chỉ 1 giờ sau, lúc 17h04 BNG Việt Nam lại cho biết
là có vấn đề trong đối thoại nội bộ và họ không thể xác định ngày nào sẽ trả tự
do cho Mẹ Nấm.
Vào lúc 17h59
ngày 11.10.2018, MLBVN nhận được tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính thức
Mẹ Nấm sẽ được trả tự do vào ngày 17.10.2018, tức chỉ 2 ngày trước khi
visa lần 2 của gia đình hết hạn.
6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công an và 1
xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại
giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến
bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe CA cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh
Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. CA đã hộ tống
Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm
gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5'. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay
cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau 2 năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại 2 con
trên máy bay.
Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ
đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày.
Tự do đã đến với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau 2 năm 7 ngày.
Một giai đoạn mới trong cuộc đời của người phụ nữ tranh đấu cho quyền làm người,
cho toàn vẹn lãnh thổ, cho an toàn môi trường sẽ nối tiếp. Không còn được ở quê
hương của mình nhưng ở xứ người. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã luôn nói, không
ai và không hoàn cảnh nào có thể làm Quỳnh đánh mất khát vọng và ngọn lửa đấu
tranh của Quỳnh.
17.10.2018
---------------------------------------
"Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei
và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày."
--------------------------------
BBC Tiếng Việt
17 Tháng 10, 2018
Nhiều
người trong giới hoạt động ở Việt Nam nói bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm,
đã được trả tự do hôm 17/10, lên đường đi tỵ nạn Mỹ cùng mẹ và hai con.
Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88. JONAS
GRATZER/LIGHTROCKET VIA GETTY IMAGES
Tin này sau đó cũng được Reuters và AFP đăng tải.
AFP dẫn lời một viên chức Việt Nam giấu tên xác nhận
bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được cho đi Mỹ.
Trang Mạng lưới Blogger Việt Nam đưa tin vào trưa thứ
Tư 17/10, bà Như Quỳnh cùng gia đình "đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà
Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11h
khuya cùng ngày".
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm bị
tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà
nước".
Bà Quỳnh được cho là đã lên máy bay đi Mỹ cùng mẹ -
bà Nguyễn Tuyết Lan và hai con, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
đang ở thăm Việt Nam.
Trước tin này, tổ chức nhân quyền Ân Xá Quốc Tế
ra thông cáo rằng đây là "tin tốt".
"Mặc dù Mẹ Nấm không còn bị giam cầm, điều kiện cho việc thả là đi sống
lưu vong, và còn hơn 100 người vẫn bị tù giam vì họ phát ngôn trong hòa bình ở
nơi công cộng, blog hay Facebook."
Ân Xá Quốc Tế nói: "Luật An ninh Mạng có hiệu lực từ tháng Giêng 2019 sẽ chỉ cho giới
chức thêm công cụ để làm im lặng bất đồng và bắt giam."
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW)
cũng ra thông cáo: "Mặc dù chúng tôi
vui mừng vì Mẹ Nấm và gia đình được tự do, việc thả cho thấy rõ chiến lược đàn
áp chính trị mới của Việt Nam: bắt giữ giới hoạt động theo cáo buộc vi phạm
nhân quyền, xử tù họ ở phiên tòa kangaroo, ra bản án tù dài hạn."
"Rồi khi hy vọng tan dần sau những năm khổ cực sau chấn song, thì lại
ra giá tự do đổi lấy lưu vong và nhận thành tích cho việc thả."
Trước khi bị bắt vào tháng 10/2016, bà Quỳnh được biết
đến qua các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường
Sa cho Việt Nam.
Hồi tháng 6/2018, cuốn phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà về
gia đình blogger này trình chiếu lần đầu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả.
Thời điểm đó, bà Tuyết Lan thuật lại với BBC lời
dặn của blogger Mẹ Nấm từ nhà tù tại Thanh Hóa."Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết,"
Bà Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng hai con nhỏ của Quỳnh. TUYẾT
LAN
Bé Nấm con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Một cảnh trong phim tài liệu Mẹ Vắng
Nhà
Phim 'Mẹ vắng nhà' dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống
của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi chị đi tù đã khiến nhiều
nhà khán giả, trong đó có báo giới tỏ ra bị 'gây sốc'.
Trong phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe
lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con
trong tù.
Hàng ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm
thu nhập. Những cảnh bà ngoại tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh
cháu rớm nước mắt khi bà răn dạy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người
nén tiếng thở dài.
Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn
phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT)
khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy cho tính mạng của
mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc.
Blogger Mẹ Nấm trong phiên tòa hôm 29/6/2017. GETTY IMAGES
Tù
tội và giải thưởng
Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo
Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này
tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa,
Trường Sa cho Việt Nam.
Tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí
Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Năm 2010, bà được trao giải Hellman/Hammett của Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền.
Năm 2015, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự
của tổ chức Civil Rights Defenders.
Năm 2017, bà được trao giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế
của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là trường hợp bất đồng chính
kiến được trả tự do thứ hai trong năm nay.
Trước đó, hồi đầu tháng Sáu, luật sư Nguyễn Văn Đài
cùng cộng sự Lê Thu Hà được đưa từ nhà tù ra
thẳng máy bay sang Đức.
----------------------
Tin
liên quan
.
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment