Tôi ra Phú Quốc cùng chuyên gia quản trị chất lượng
Vũ Thế Thành. Anh đến đánh giá tại chỗ tình hình tuân thủ tiêu chuẩn HACCP chuẩn
bị xét trao danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao-Chuẩn hội nhập” cho DN
Thanh Quốc, Phú Quốc. Chị Tịnh, giám đốc CT đưa chúng tôi đi thăm nhà thùng,
ngay bên cạnh văn phòng, sạch tinh tươm như vào...bệnh viện. Không có mùi nồng
và nặng của ...nước mắm. Phải mặc áo blu trắng, đôi nón, mang khẩu trang, mang
dép riêng. Nước mắm trong như hổ phách chảy róc rách từ hai dãy thùng gỗ cao
san sát. Nhìn qui mô vậy nhưng nỗi lòng người chủ thì trĩu năng, nghề nước mắm ở
đây đang sống trong nguy hiểm chực chờ. Hiện nay có hơn 70 nhà SX nước mắm Phú
Quốc (NMPQ) được cấp chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Việt Nam, và cả nhãn bảo hộ CDDL của
EU trên toàn 28 nước châu Âu. Chính quyền tỉnh cũng đã công nhận Nghề làm nước
mắm truyền thông và Làng nghề truyền thống Nước mắm Phú Quốc. Bước xuống phi
trường, ai cũng thấy ngay tấm bảng quảng cao to đùng trước khi vào địa phận đảo,
nước mắm Nam Ngư, Ủ chượp và đóng chai tại Phú Quốc. Tấm bảng này cũng xuất hiện
rất ấn tượng ở nhiều vị trí đắc địa nhất của Sài Gòn và trên những chiếc xe bus
chạy khắp thành phố. Một cô bạn tôi làm nghề bảo tồn di sản phi vật thể có lần
thắc mắc, sao ghi dài dòng vậy, không ghi là Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho rõ
luôn? Tôi cười. Ghi thế là vi phạm, nhưng không ghi mà khiến bạn nghĩ ra thế mới
tài tình. Có lần tôi nghe kể rằng ông Phạm Ngọc Thành giám đốc công ty phân phối
nước mắm Phú Quốc được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý than, ông đã hỏi 200 người mua nước
mắm Phú Quốc thì gần 100% không nhận diện được nước mắm thực sự có Chỉ dẫn địa
lý, nghĩa là họ bị lừa, bỏ tiền mua thứ nước mắm PQ mà không đúng chất lượng.
Nhưng cũng phải nói thật, các điều kiện bắt buộc để SX nước mắm Phú Quốc THẬT, THEO QUI ĐINH CỦA CHỈ DẪN ĐỊA LÝ cũng chưa được công bố rộng rãi, Này nhé, phải là: Cá cơm đánh bắt tại vùng biển Phú Quốc (tỉ lệ cá tạp tối đa 15%), phải ướp muối ngay khi đưa lên tàu, đúng loại muối tốt theo yêu cầu và đúng tỉ lệ 3 cá 1 muối. Khi đưa về đến nhà thùng phải đươc ban kiểm soát ký biên bản ghi nhận, bắt đầu ủ chượp trong thùng, phải bằng gỗ loại qui định và có kiểm soát vệ sinh, thiết kế đúng yêu cầu, Thời gian ủ chượp (theo cách làm bắt buộc) từ 12 đến 18 tháng.Kéo rút và pha đấu sau đó đúng cách. Đóng chai tại Phú Quốc và dán tem nhãn theo các qui định chặt chẽ. Sổ tay qui định sử dụng chỉ dẫn địa lý theo QĐ 1401 do Ủy ban tỉnh Kiên Giang ký ngày 25-6-2014 được công bố trên mang, có thể tham khảo tại http://mutrap.org.vn/…/vi/expl…/an-pham-mutrap/finish/57/782.
Hiện nay trên thị trường, thị phần nước mắm công nghiệp chiếm tới 80% và tiếp tục tăng. Vì sao? Không khó thấy bom tấn quảng cáo mỗi ngày cùng với lợi thế giá so với nước mắm truyền thống. Sau “kiếp nạn” arsenic năm ngoài suýt bóp cổ ngành nước mắm truyền thống (mà cuối cùng chỉ có báo chí bị trừng phạt còn kẻ chủ mưu và kẻ thực hiện chiến dịch tàn độc đó vẫn an lành) thì số phận Nước mắm truyền thống vẫn khó vì hỗ trợ từ nhà nước-lẽ ra phải có, còn quá thưa thớt, lại thêm nạn mới, bị hiểu lầm do nhập nhằng tên thương hiệu “Nước mắm sản xuất và ủ chượp tại Phú Quốc” hay đủ thứ tên khác. Phải khẳng định “Nước mắm sản xuất và ủ chượp tại Phú Quốc” không phải là NMPQ được “thực sự sản xuất chất lượng nghiêm ngặt theo Chỉ dẫn địa lý VN và EU”.
Trò chuyện với những nhà sản xuất Nước mắm Phú Quốc, thấy rõ lòng yêu nghề và sự uát ức vì bị chèn ép của họ. Hỏi họ sao bên cạnh bảng quảng cáo" Ủ chượp và đóng chai tại Phú Quốc” , sao các bạn không treo lên một bảng quảng cáo lớn, nói lại ngay, rằng: Chỉ có làm theo qui trình này (ABCD blabla...) mới là Nước mắm Phú Quốc!
Họ ú ớ, ừ, tụi tôi không nghĩ ra, nhưng rồi họ cũng buồn rất nhanh: Làm sao đủ tiền leo lên tivi, lên xe bus nói lại cho đủ hả chị?
Và lo âu của họ chưa dừng ở đó. Dù chỉ có chưa tới 20% thị phần, vẫn sẽ không yên. Một trận cuồng phong, sự “bất quá tam” (?) sau 3MCPD và Arsenic lại sắp sắp dập tới, lần này nếu mà kết thúc bằng một Qui Chuẩn của nhà nước nữa là...xóa trắng luôn làng nghề nước mắm truyền thống Phú Quốc. Mà không chỉ Phú Quốc, cả Phan Thiết, Nha Trang, Cát Hải...nói chung nghề nước mắm truyền thống cũng không cỏn. Đó là câu chuyện qui định về Histamin, chất gây dị ứng bỗng được đem ra đo, ra hạn mức bằng...tiêu chuẩn nước mắm công nghiệp, hay nước mắm truyền thống thấp đạm, trong khi một ngàn năm rồi, đất nước mà dân lớn lên bằng gạo, cá, nước mắm chưa từng nghe ai ...NGỘ ĐỘC NƯỚC MẮM hết.
Câu chuyện Histamine phải nói có đầu có đuôi để thấy
cách người ta cạnh tranh hủy diệt trọn gói một nghề, một làng, một gia sản quí
của dân tộc theo cách...ngụy khoa học như thế nào?
Ảnh:
Xem xét hồ sơ trước khi đi xem qui trình SX. Bà Tịnh,
Gđ Thanh Quốc và chén nước mắm nhỉ thơm, óng ánh màu hổ phách.
No comments:
Post a Comment