Viễn Đông Daily
Sunday, 07/10/2018
DURHAM, North Carolina - Dân Biểu Kathy Trần, 40
tuổi, là một dân biểu Mỹ gốc Việt tại tiểu bang Virginia. Sự việc bà bất ngờ đắc
cử vào năm 2017 và tạo lịch sử tại Virginia đã được trường đại học Duke
University nhắc tới mới đây. Trường đã mời bà trở về nơi bà từng tốt nghiệp đại
học, để trình bày cho các sinh viên biết tại sao bà đã tranh cử và lý do mà bà
nghĩ là đưa đến sự thành công trong cuộc bầu cử.
Kathy Trần tại buổi nói chuyện ở trường Duke vào cuối
tháng Chín vừa qua. (Joel Luther/Duke Today)
Bà Kathy Trần là người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào bất cứ một chức vụ nào ở Virginia. Theo Wikipedia, bà tốt nghiệp bằng cử nhân tại Duke, bằng tiến sĩ Phục Vụ Xã Hội (Social Work) tại Michigan University. Bà và chồng Matthew Reisman có bốn con, sống tại West Springfield, Virginia.
Dưới
đây là trích đoạn từ bài viết của Hannah Miao đăng trên báo trường Duke Today
ngày 3 tháng 10, 2018, về buổi nói chuyện của Kathy Trần.
Câu chuyện về bà Kathy Trần là một câu chuyện phi thường của người Mỹ, một câu chuyện khởi đầu lúc bà mới hai tuổi, theo gia đình thoát khỏi Việt Nam để tìm tự do và tị nạn tại Hoa Kỳ, và nay trở thành một ngôi sao mới trên chính trường Virginia.
Kathy Trần đã không bao giờ cứu xét bước vào chính trị, cho đến khi sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Lúc đó bà quyết định ra tranh cử để phụ nữ có thêm tiếng nói trong chính quyền. Trong một kết quả bất ngờ, bà thắng cử vào Hạ Viện Virginia năm 2017, trở thành một trong hai người phụ nữ Mỹ gốc Á Châu đầu tiên được bầu vào cơ quan đó.
Bà cũng là người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào bất cứ một chức vụ nào ở Virginia.
Câu chuyện về bà Kathy Trần là một câu chuyện phi thường của người Mỹ, một câu chuyện khởi đầu lúc bà mới hai tuổi, theo gia đình thoát khỏi Việt Nam để tìm tự do và tị nạn tại Hoa Kỳ, và nay trở thành một ngôi sao mới trên chính trường Virginia.
Kathy Trần đã không bao giờ cứu xét bước vào chính trị, cho đến khi sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Lúc đó bà quyết định ra tranh cử để phụ nữ có thêm tiếng nói trong chính quyền. Trong một kết quả bất ngờ, bà thắng cử vào Hạ Viện Virginia năm 2017, trở thành một trong hai người phụ nữ Mỹ gốc Á Châu đầu tiên được bầu vào cơ quan đó.
Bà cũng là người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào bất cứ một chức vụ nào ở Virginia.
Trong tuần qua, tại một chương trình được bắt đầu cho tuần lễ mời các cựu sinh viên trở về thăm lại trường Duke University (homecoming), Kathy Trần đã đến và nói về kinh nghiệm của mình trong cương vị một dân biểu tiểu bang, và về những cách thức mà trong đó bản sắc của bà ảnh hưởng đến kinh nghiệm đó. Chủ tọa cuộc hội thoại là Giáo Sư Fritz Mayer, giám đốc của POLIS (Trung Tâm Lãnh Đạo Chính Trị, Canh Tân, Và Phục Vụ của trường Duke), là đã bảo trợ cho buổi nói chuyện.
Kathy Trần kể về công việc căn bản sơ khởi đầy khó khăn dẫn tới việc bà ra ứng cử. Bà nhấn mạnh rằng qua việc từ mình đi gõ cửa rất nhiều nhà, bà có thể cảm thông với cử tri, hiểu được những điều mà họ mong muốn. Đối với Kathy Trần, việc nghe những câu chuyện do người khác kể “cho thấy rõ những giá trị tôi có - những giá trị mà cha mẹ tôi có - là nền tảng chân chính của đất nước này.”
Bà kêu gọi những ai đang nghĩ đến việc ra tranh cử thì hãy tận dụng lợi thế của những tổ chức cung cấp việc đào tạo cho các ứng cử viên. Bản thân bà đã dùng các nguồn lực của Emerge Virginia, một tổ chức ủng hộ các phụ nữ Dân Chủ ra tranh cử tại Virginia. Tuy nhiên bà nói rằng bà được hưởng lợi nhiều nhất bằng cách kết nối với các ứng cử viên khác.
Sau cuộc bầu cử lịch sử tháng 11, 2017 khiến Cộng Hòa bị mất 15 ghế tại Hạ Viện Virginia, Kathy Trần nhận ra một thực tế chính trị của một dân biểu thuộc đảng thiểu số trong nhiệm kỳ đầu tiên, trong một Hạ Viện bị chia phiếu 49-51 với Cộng Hòa chiếm ưu thế. Bà nói, “Vấn đề không phải chỉ có hai lá phiếu. Bạn thực sự phải có thêm từ 10 cho tới 12 phiếu” để thông qua dự luật.
Cuộc vận động tranh cử của bà dựa trên lời cam kết tạo ra một tiến trình chính trị có tính cách đại diện nhiều hơn. Một vấn đề ở Virginia là nạn thao túng ranh giới địa hạt bầu cử để giành lợi thế. Kathy Trần nói rằng trong vấn đề đó, bà đã kêu gọi các chính trị gia hãy nghĩ đến cộng đồng hơn là việc duy trì ghế của mình.
Trong địa hạt bầu cử của bà, các vấn đề chính yếu bao gồm việc mở rộng dịch vụ chăm sóc y tế, việc hỗ trợ các cựu chiến binh và gia đình quân nhân, việc có được những trường công lập mạnh mẽ, và sửa chữa giao thông vận tải. Kathy Trần nói rằng thân thế tị nạn và di dân của bà ảnh hưởng tới công việc bà làm, trong những lãnh vực như việc bà cam kết cộng đồng di dân và những người tị nạn. May mắn thay, vấn đề này vẫn là một mục ưu tiên trong khu vực cử tri của bà.
Nền tảng chính trị của Kathy Trần là giá trị mà bà đặt vào trong những cuộc hội thoại cộng đồng. Bà nói với cử tọa, “Khi tôi gõ cửa, tôi nói, 'Tôi là Kathy Trần. Tôi đến đây để tìm hiểu những điều mà quý vị quan tâm. Bạn phải tìm hiểu coi thử người ta quan tâm đến điều gì. Điều đó bắt đầu với các giá trị của bạn và tại sao bạn lại có mặt ở đó.”
No comments:
Post a Comment