(Bắt
đầu một tuần mới, chuyện đau đầu cho mọi người)
Quan sát cộng đồng mạng cả tuần này thấy nhất trí
gào lên ném đá cô Mỹ Linh dại miệng. Ai cũng cố hét thật to. Vâng, cũng đúng
thôi, vì đã động đến nỗi ấm ức nhãn tiền của cả cộng đồng yếu ớt này. Giống như
về nhà mắng vợ, đánh con để ra vẻ ta đây trượng phu, nam tử hán! Con ếch cho
vào nồi nước lạnh để luộc, nước ấm dần, sướng quá càng hét to vui vẻ, lửa đâng
cháy dần dưới đáy nồi cũng không thèm để ý!
Liệu đến ngày 1.1.2019 mới nhớ đến Luật ANM có hiệu
lực thì sẽ ra sao đây. Nóng như dự thảo Nghị Định về thực thi Luật ANM vừa ra đời,
sắp bị luộc chín đến nơi rồi mà không mấy ai nhắc nhở. Nghị định dài những 44
trang, ai mà biết đúng sai, lợi hại thế nào đây trong cả cái đống từ ngữ lắt
léo đấy, nên không ai góp ý phản biện. (Link dự thảo ở cuối bài).
Luật ANM thậm cấp chí nguy! Hơn một vạn thành viên tập
hợp trong 13 tổ chức về công nghệ thông tin Việt Nam, đó là đầu não và là những
người thực hiện công việc sáng tạo cho phát triển ứng dụng mạng cho VN, (họ mà
dừng làm việc một phút là mọi liên lạc Internet dừng ngay). Họ hiểu hơn ai hết,
hơn tất cả mọi lãnh đạo về ANM, đã chính thức cảnh báo quốc hội không được
thông qua luật này, nhưng 423 ĐBQH vẫn bất chấp.
Dù đã thông qua, họ vẫn âm thầm theo dõi hầu mong
tìm cách hạn chế tác hại khi chuẩn bị các nghị định, nhưng hầu như vô ích. Những
người soạn thảo đã quyết dành lấy quyền (lạm quyền bằng dự thảo nghị định) để
bóp nghẹt mọi tiếng nói của lương tri, quyết tâm kiểm soát mọi người từ phòng
ngủ trở ra. Không còn một chút riêng tư nào nữa, tất cả chúng ta những người
dùng Internet đều là tù nhân dự bị. Phải hợp lực có những tiếng nói mạnh mẽ, tập
trung, có lý, có tình đến thủ tướng chính phủ, may ra có giảm bớt sự lộng quyền
này phần nào. Muộn còn hơn không. Ngồi yên, câm lặng chấp nhận là tự hại mình,
dù bạn là người yêu nước chân thành nhất!
Xin lấy một thí dụ nhỏ sau: chương 5, dự thảo nghị định
do Bộ Công an soạn thảo, rất nguy hiểm, vì nó đã trao cho Cục An ninh mạng, Bộ
Công an toàn quyền (tức không ai kiểm soát, muốn làm gì thì làm) sau đây:
• Điểm b, khoản 1, điều 57: bất kỳ công ty trong và
ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ (có dữ liệu – TGN) trên Internet tại Việt
Nam phải có sự đồng ý của Cục An ninh mạng.
• Điều 54, 55, 56, 57: bất kỳ công ty trong và ngoài
nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ (có dữ liệu -TGN) trên Internet tại Việt Nam phải
lưu trữ tất cả dữ liệu ở Việt Nam và phải cung cấp tất cả dữ liệu khi nhận được
yêu cầu của Cục An ninh mạng.
• Khoản 5, điều 58: Bất kỳ công ty trong và ngoài nước
cung cấp sản phẩm, dịch vụ (có dữ liệu – TGN) trên Internet tại Việt Nam phải
lưu trữ và chuyển giao cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh
toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời
gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng
cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin
người dùng cho Cục An ninh mạng.
Như vậy thì quyền sinh sát các Cty mạng, các cư dân
mạng đều nằm trong tay CA, không có cơ chế nào để giám sát, kiểm soát quyền lực
này cả. Mà kiểm soát dữ liệu cá nhân là dữ liệu gì thì đã định nghĩa ngay ở
chương 1, tôi chỉ lưu ý anh chị em đọc điều a) trong bản chụp màn hình kèm theo:
ngoài các hồ sơ lý lịch, y tế, tài chính, thì “sở thích, sở trường, quan điểm
chính trị, niềm tin triết lý (?)” cũng phải giao nộp. Nhỡ máy có ai đó qua
Viber hay Zalo bảo đùa bạn là “đồ phản đông”, Viber và Zalo ghi lại lời đó
(thành keyword), khi bị bắt nộp dữ liệu cho CA, thì quan điểm chính trị của bạn
sẽ là “ thù địch” là cái chắc, hậu quả thế nào thì hãy đợi đấy, nếu gặp phải ai
đó không thích bạn.
Nếu tất cả hồ sơ giao dịch trên mạng của cty, cá
nhân… CA toàn quyền xâm nhập bất kỳ lúc nào thì liệu còn ai dám bỏ vốn kinh
doanh nữa không? Xã hội luôn luôn nghi ngờ lẫn nhau, dò xét nhau… thì sống thế
nào? Chưa kể, nếu có ai trong cục ANM thoái hóa bán hồ sơ cá nhân kiếm tiền thì
không cần hacker mất công nữa!
Xã hội quay lại thời trước 1987 mà còn ngặt nghèo
hơn nữa rồi!
Theo tôi, cả chương 5 là không ổn, nên góp ý viết lại. Chương
1 cũng nên viết lại một số định nghĩa.
No comments:
Post a Comment