Chúng ta chào mừng Mẹ Nấm ra khỏi nanh vuốt của quỷ.
Như nhiều người tù lương tâm khác trước đây, nhưng không phải vì vậy mà nhà tù
sẽ vắng hơn. Sẽ có người khác vào thay : VN là nhà tù chính trị lớn thứ 2 sau
Trung Cộng.
Nhà tù cũng sẽ không bớt man rợ hơn, khi còn cái chế độ bệnh hoạn, tìm cái vui trong việc hành hạ, nhục mạ anh em đồng bào , mặc dù những tù nhân đó tranh đấu cho chính họ, cho họ khỏi trở thành nô lệ, khỏi trở thành súc vật.
Trái lại, cái man rợ sẽ gia tăng. Bởi vì hành hạ, nhục mạ những tù nhân vô danh dễ hơn là ra tay với những người được thế giới , dư luận chú trọng.
Cái chính sách đểu cáng từ xưa sẽ không thay đổi. Bắt thật nhiều người, giáng cho những án tù thật nặng, rồi dùng tù nhân làm một món hàng đổi chác. Đổi chác khi cần tiền, đổi chác khi gặp khó khăn ngoại giao, thương mại. Càng nhiều thất bại, càng làm những chuyện đồi bại, tai tiếng, càng cần cái kho con tin đông đảo để đổi chác
Mẹ Nấm ra khỏi tù nhưng không được trả tự do, mà phải nhận một bản án khác : bị trục xuất khỏi quê hương.
Xứ sở quái lạ : những người có lòng với đất nước hoặc nằm trong nhà tù, hoặc phải bỏ xứ ra đi.
Cám ơn thế giới tự do, nhưng một ngày nào đó, thế giới tự do phải hiểu rằng chơi trò trao đổi đó, đầy nhân đạo trong từng trường hợp, nhưng là một hình thức khuyến khích cho chế độ man rợ trở thành man rợ hơn.
Thái độ phải có, là đặt thẳng thắn toàn bộ vấn đề nhân quyền trên bàn, khi phải thương lượng với Cộng Sản. Những người có kinh nghiệm thương lượng với Trung Cộng đều biết: Tàu Cộng chỉ sợ sức mạnh, không bao giờ tử tế với người yếu thế, ôn hoà. Việt Cộng cũng vậy: là con cháu trong nhà, họ cư xử, phản ứng, suy nghĩ như Tàu Cộng. Đối với họ, không có chuyện nhân đạo ( chữ nhân đạo, tình người không có trong từ điển CS ), chỉ có chuyện buôn bán.
Chuyện bắt người dân, bỏ tù người dân, rồi ‘’ ân xá ‘’, rồi trục xuất tùy hứng, cho thấy bộ mặt trộm cướp của một xã hội không xứng đáng là một quốc gia.
Đi tù về tội gì, ‘’ân xá’’ với tiêu chuẩn gì, ai ân xá, tại sao phải bỏ nước ra đi nếu vô tội ? Đất nước là đất nước chung, tại sao có những bọn có quyền quyết định ai được ở, ai phải đi ?
Chẳng cần luật pháp, tiêu chuẩn, lý do gì hết. Chẳng cần giải thích, cũng chẳng cần thông báo. Thái độ quen thuộc của một bọn cướp ngày, tự cho mình toàn quyền sinh sát . Búng tay một cái, người này vào tù, búng tay một cái, người khác ra tù. Một cách chửi cha những cái gọi là toà án, quan tòa do chính chúng bày ra
Sẽ có người bàn Mẹ Nấm đi Mỹ, hiệu lực tranh đấu sẽ giảm. Phải làm gì, phải ngồi trong tù, không có cả cái quyền thỉnh thoảng thấy con được phép vào thăm mẹ ? Hay ra ngoài, vận động để thế giới biết bộ mặt thực của một chế độ man rợ ?
Đó là sự lựa chọn, cực kỳ khó khăn, của mỗi người tù lương tâm. Họ lựa chọn trên lương tâm mình và tùy thuộc với mỗi hoàn cảnh cá nhân.
Những người khác, như tôi, đang thảnh thơi ở xứ người, hay những người chưa bao giờ giơ một ngón tay để phản kháng bạo quyền, không nhân danh gì để phê phán, không có thẩm quyền gì để đưa ý kiến.
Sẽ có người phê bình, chê trách này nọ, bởi vì có những người què thích dạy thiên hạ chạy.
Tôi sẽ phê phán khi tôi làm được 1% những gì các tù nhân lương tâm đã làm, có được 1% cái can đảm của họ, chiu đựng 1% những điều họ đã chịu đựng.
Những người tù lương tâm tầm cỡ Mẹ Nấm chắc muốn sống ở trong nước hơn là ở nước ngoài. Bởi vì họ yêu nước hơn mọi người, yêu nước tới mức đã hy sinh cả đời mình, và cái quý hơn cả đời mình, là tương lai của con cái. Phải sống xa quê hương là một cái giá quá đắt.
Chúc NN Như Quỳnh an vui. Chúc các cháu tìm lại được tuổi thơ đã bị cướp mất, được sống tuổi thơ như bất cứ trẻ em nào tại một xứ có đôi chút văn hoá .
Và hơn lúc nào hết, đừng quên những Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Anh Ba Sàm và hàng trăm tù nhân lương tâm khác , không phải chỉ bị giam giữ, mà còn đang bị hành hạ trong tù.
Điều mà mỗi chúng ta có thể làm được, và phải làm, là đừng để họ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi, trong cuộc đấu tranh cho sự sống còn của đất nước. Không có gì tồi tệ hơn là sự thờ ơ, vô cảm đối với những người hy sinh tự do của chính mình để đòi tự do cho dân tộc.
KHUÔN
MẶT PHỤ NỮ ĐẸP NHẤT TRONG NĂM
CÔNG
LÝ MAN RỢ
TUYỆT
THỰC
-----------------------------
Cận
cảnh Cộng Đồng Người Việt Đón Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Tại Phi Trường
Houston Texas - Mỹ
Mẹ
Nấm Đi Mỹ | Trực Tiếp Cộng Đồng Người Việt Chào Đón Tại Phi Trường Houston √
RTV News
---------------------------
Lúc 23 giờ đêm ngày 17/10/2018 (giờ Houston), gia
đình blogger Mẹ Nấm đã chính thức đặt chân đến Hoa Kỳ sau cuộc hành trình kéo
dài tổng cộng 30 tiếng đi từ nhà tù cộng sản đến xứ sở tự do.
Mặc dù rất trễ, nhưng đã có khoảng hàng trăm đồng
bào cùng các cơ quan truyền thông có mặt tại sân bay George Bush (Houston, TX)
để chào đón gia đình người tù nhân lương tâm này.
Đi cùng Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sang Mỹ còn
có 3 thành viên trong gia đình cô, gồm mẹ ruột Nguyễn Thị Tuyết Lan, con gái lớn
Nguyễn Bảo Nguyên (Nấm) và con trai út Nguyễn Nhật Minh (Gấu). Mọi người tuy mệt
nhưng ai cũng vui vì gia đình từ nay được sum họp.
Sau 40 phút chờ đợi làm thủ tục và lấy hành lý, Mẹ Nấm
cuối cùng đã xuất hiện trong sự chào đón của tất cả mọi người. Trả lời câu hỏi
đầu tiên, cô tiếp tục khẳng định: “Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ lặng
thinh!”
Khi được phóng viên đài VOA hỏi về cảm xúc khi phải
gặp lại mẹ và hai con trên máy bay, ngay trước giờ cất cánh, Mẹ Nấm đã không
kìm nén được cảm xúc khi kể lại buổi đoàn tụ:
“Dù đã chuẩn bị trước tinh thần cho việc gặp gia
đình ngắn ngủi trước khi đi, nhưng tôi vẫn thấy sốc.”
“Khi con trai và con gái ôm lấy tôi trên máy bay, đó
là cảm giác mà chúng tôi đã chờ đợi hơn hai năm trời. Những gì mà họ đã làm, đã
cố gắng ngăn chặn sự gặp gỡ của chúng tôi cho đến phút cuối cùng, rồi khi cảm
xúc của con trai tôi vỡ òa trên máy bay thì có lẽ sự đoàn tụ của chúng tôi ngày
hôm nay, ngay trên máy bay, là câu trả lời cho những người đã bắt và giam giữ
tôi trong suốt thời gian qua.”
“Tôi không cô đơn và những tiếng nói yêu tự do không
bao giờ lạc lõng!”
Gia đình Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được chào đón tại phi trường George
Bush (Houston, TX)
Trước sự chào đón nồng ấm của cộng đồng người Việt tại
Houston, Mẹ Nấm đã tỏ ra rất cảm động và cho biết: “Sự chào đón của tất cả mọi
người tại đây lấp đầy khoảng trống tinh thần của tôi trong suốt 2 năm tù vừa
qua”.
Mẹ Nấm cũng gửi lời cảm ơn và kêu gọi dư luận tiếp tục
lên tiếng đòi trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện đang bị chế độ
CSVN giam giữ.
Do chuyến bay kéo dài, cả nhà đều mệt mỏi, Mẹ Nấm
xin phép được đưa gia đình về nghỉ ngơi, cô cũng hứa sẽ tiếp xúc và trả lời cộng
đồng trong thời gian sớm. Sau đó, cô và gia đình được thân nhân đón lên xe đưa
về nhà.
Xin chúc mừng gia đình Mẹ Nấm, hy vọng cô và các con
sẽ sớm vượt qua mọi khó khăn để hòa nhập cuộc sống mới, tiếp tục các nỗ lực đấu
tranh cho tự do, nhân quyền tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment