Bài viết của TS Trần Công Trục hôm kia trên Giáo Dục
tựa đề “Kỹ niệm về cụ Đỗ Mười trong đàm phán biên giới với Trung Quốc” cho ta
thấy vai trò chủ đạo của Đỗ Mười trong những quyết định về biên giới, chủ quyền
lãnh thổ, biển đảo.
Hệ quả (của sự can thiệp của Đỗ Mười) năm 1991 hai
bên VN và TQ ký kết Hiệp định Tạm thời để giải quyết những công việc liên quan
đến vấn đề biên giới. Cốt lõi của hiệp ước này là nguyên tắc “statu quo”, như
trong bài viết TS Trần Công Trục đã ghi nhận.
Điều 1.1 của hiệp ước: “Hai bên cần tiến hành quản
lý biên giới theo tình hình thực tế biên giới hiện nay, không bên nào được dùng
hành vi nhân tạo làm thay đổi tình hình thực tế biên giới hiện tại”.
Ý nghĩa của thuật từ “statu quo – giữ nguyên trạng”
là không chính xác, mỗi bên có thể giải thích theo ý của mình. Tập quán quốc tế
thường sử dụng “statu quo ante” hay “statu quo ante bellum”, có nghĩa là “giữ
nguyên trạng như trước” và “giữ nguyên trạng như trước khi có chiến tranh” để nội
dung vấn đề “chính xác” hơn.
Hiệp định Tạm thời ghi nhận đường biên giới “theo
tình hình thực tế hiện nay”, tức “statu quo”, có nghĩa là ai ở đâu thì ở đó.
Vấn đề là sau chiến tranh biên giới 1979 và cuộc chiến
Vị Xuyên 1984-1989 đường biên giới VN và TQ bị thay đổi sâu sắc.
Sau cuộc chiến phía TQ nói là “đơn phương rút quân
sau khi cho VN một bài học”, nhưng thực tế thì phía TQ vẫn cho quân đóng giữ ở
những vùng lãnh thổ đã chiếm được rải rác dọc theo đường biên giới.
Nhìn nhận “đường biên giới theo thực tế hiện nay” là
nhìn nhận việc thụ đắc bằng chiến tranh những vùng lãnh thổ mà TQ đã chiếm của
VN.
Thực tế này đã được VN chuẩn nhận qua các hiệp ước
Phân định biên giới trên đất liền (30 tháng 12 năm 1999). Nhiều vùng lãnh thổ của
VN bị TQ chiếm do chiến tranh, hay những vùng đất mà TQ lấn qua VN trước kia, đều
bị nhượng cho TQ.
Nhìn nhận nguyên tắc “statu quo” để giải quyết tranh
chấp lãnh thổ, VN mặc nhiên nhìn nhận Hoàng Sa (TQ chiếm năm 1974) và một số đảo
TS (chiếm năm 1984) thuộc về TQ.
TQ là “bậc thầy” trong việc giải thích ngôn từ sao
cho mọi việc đều có lợi cho họ. Thí dụ vấn đề “statu quo” ở Đài Loan.
Nếu ta xét theo công pháp quốc tế, trường hợp “statu
quo” cho Đài Loan là nhìn nhận sự độc lập của đảo quốc này. Bởi vì Đài loan có
dân chúng với một “quốc tịch” và một lãnh thổ được xác định. Đài loan có một
chính phủ riêng, có quân đội riêng và có đồng tiền riêng, hoàn toàn không phụ
thuộc gì vào TQ. Nhìn nhận “quốc tịch Đài loan” và “đồng tiền Đài loan”, thế giới
đã nhìn nhận “pháp nhân quốc gia” của Đài loan. Đài loan có những yếu tố (cần
và đủ) để một quốc gia thành hình.
Nhưng đối với TQ, họ diễn giải “statu quo” theo cách
“hiện trạng Đài loan là một lãnh thổ thuộc TQ” sau chiến tranh Thế giới 1945.
TQ cũng diễn giải “statu quo” ở HS và TS bằng cách
thuận lợi tuyệt đối cho họ.
TQ đã cho xây dựng các bãi đá thuộc Trường Sa chiếm
được của VN năm 1984 trở nhành những “đảo nhân tạo”. Hiển nhiên việc này TQ đã
xóa bỏ nguyên tắc “statu quo”. Vấn đề là VN không phản đối. Thế giới cũng không
phản đối. Các bãi đá trở thành những “đảo” là “chuyện đã rồi”.
Bây giờ TQ “vũ trang” những đảo này cùng với các đảo
ở Hoàng Sa. Chúng trở thành những “pháo đài trên biển”. VN không dám phản đối.
Mỹ và thế giới lo ngại TQ sẽ ban bố “ADIZ – vùng nhận diện phòng không” trên Biển
Đông vì vậy họ tổ chức các chiến dịch như “tự do hàng hải”. Việc này cũng giới
hạn ở các bãi đá thuộc Trường Sa.
Điều cần nhận diện là thế giới phản đối là e ngại TQ
xâm phạm “quyền tự do hàng hải” của họ. Còn việc TQ xây dựng các “pháo đài trên
biển”, tại HS và TS, thì không ai nói tới.
Tức là, ý nghĩa của “statu quo – nguyên trạng” mà VN
và TQ thỏa thuận với nhau, thực chất không có ý nghĩa gì cả.
VN nhìn nhận “hiện trạng” TQ chiếm các đảo HS và TS.
Việc này hàm ý các đảo đó thuộc chủ quyền của TQ.
Khi TQ có chủ quyền ở các đảo đó rồi thì họ muốn làm
gì thì làm. VN không phản đối gì được, vì những việc đó đã trở thành chuyện “nội
bộ” của TQ.
“Statu quo – giữ nguyên trạng” trở thành cái bẫy cho
VN. Đơn giản vì trình độ của Đỗ Mười, xuất thân từ “thiến heo”, cho dầu đọc hết
1.000 quyển sách thì cũng không thể trở thành “người thông tuệ”, nhìn thấy hết
sự việc.
No comments:
Post a Comment