23/10/2018
Tin Biển Đông
VOA dẫn lời Hoàn Cầu Thời Báo: Việt Nam, ‘sẽ không trở thành con cờ của
Mỹ’ ở Biển Đông. Bài viết bàn về hai bài báo được đăng ngày 21 và 22/10
trên Hoàn Cầu thời báo, thể hiện lập trường của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trong đó,
bài báo đăng ngày 21/10 cho rằng, sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch
nước, Việt Nam sẽ “khôn ngoan hơn” và không“sẵn sàng làm một con
cờ của Mỹ”.
Báo Giáo Dục Việt Nam có bài dẫn tin từ Financial
Times: Hải quân Anh cam kết sẽ tham gia bảo vệ tự do hàng hải trên
Biển Đông. Theo đó, Đô đốc Philip Jones, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh
cho biết, “London sẽ khẳng định quyền tự do hàng hải của mình tại Biển
Đông, bất chấp các tuyên bố gần đây của Trung Quốc”.
Thông Tấn xã VN đưa tin: ASEAN và Trung Quốc lần đầu tập trận chung trên Biển Đông.
Hôm qua, cuộc tập trận chung đầu tiên giữa lực lượng hải quân 10 nước ASEAN và
Trung Quốc trên Biển Đông, diễn ra ngoài khơi thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng
Đông, TQ. Cuộc tập trận kéo dài đến ngày 28/10, nội dung tập trận gồm hoạt động
cứu hộ, cứu nạn chung và thông tin liên lạc. Một cuộc tập trận tương tự giữa
ASEAN và Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2019.
Chiến hạm Việt Nam theo tàu chiến ASEAN sang Trung Quốc tập
trận, theo báo Người Việt. Hộ tống hạm Trần Hưng Đạo, chiến hạm tối tân
nhất trong kho khí tài hải quân của quân đội Việt Nam hiện tại, đã cập cảng Trạm
Giang ở Trung Quốc, để tham gia tập trên vùng biển Quảng Đông, nhằm “xây
dựng lòng tin” và “giảm bớt căng thẳng Biển Đông”.
Báo South China Morning Post đưa tin: Trung Quốc lắp các thiết bị quan sát dưới biển sát căn cứ
tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Với sự hỗ trợ của Canada, các nhà khoa học
Trung Quốc đã âm thầm lắp đặt thành công 4 thiết bị giám sát nằm trong vùng biển
cách bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ 300km. Các thiết bị này sử dụng cảm biến
công nghệ cao để giám sát môi trường dưới biển và được kết nối với Mạng lưới đại
dương Canada (ONC).
Các thiết bị giám sát của Trung Quốc nằm cách không
xa căn cứ hải quân Kitsap của Mỹ – Đồ họa: SCMP
Vẫn không rõ lý do vì sao Canada cho phép Trung Quốc
tiếp cận Mạng lưới đại dương Canada để lắp đặt 4 thiết bị giám sát này. Phải
chăng Canada đang bắt tay với Trung Quốc chống Trump, khi mối quan hệ giữa
Canada và Mỹ cũng đang căng thẳng như mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc trong
cuộc chiến thương mại?
Báo SCMP bình luận, dù có thể là ngẫu nhiên, nhưng
việc lắp đặt các thiết bị giám sát của Trung Quốc diễn ra chưa đầy một tháng
sau khi Mỹ áp đặt các khoản thuế mà Canada cho là ‘không thể chấp nhận được’
lên mặt hàng thép và nhôm xuất khẩu từ Canada vào Mỹ. Canada đã trả đũa bằng
cách áp thuế 12,8 tỷ USD lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Mời đọc thêm: Trung Quốc lắp ‘ống nhòm’ sát nách căn cứ hải quân Mỹ (TT).
– Thiết bị giám sát biển của Trung Quốc được lắp gần căn cứ hạt
nhân Mỹ (Zing). – Hải Quân Anh tiếp tục điều chiến hạm đến Biển Đông (RFI).
– Anh cam kết tiếp tục đưa chiến hạm đến Biển Đông (RFA).
– ASEAN chất vấn Trung Quốc và Mỹ về vụ chạm trán ở Biển Đông(Tin
Mới). – Mỹ, Trung Quốc, ASEAN muốn tránh va chạm trên không phận Biển
Đông (NV). – Biển Đông tăng nhiệt – ASEAN cần chứng minh vai trò trung
tâm (Viet Times). – Đi nước cờ quân sự chưa từng có, Trung Quốc, ASEAN khiến Biển
Đông “lặng sóng”? (VnMedia). – Bước đi quan trọng hướng tới hòa bình và an ninh vững chắc ở
Biển Đông (Sputnik).
Hôm nay, Việt Nam có Tổng Bí thư
kiêm Chủ tịch nước
Chiều 22/10/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ
tịch nước, theo Zing.Mọi việc đã được sắp đặt đâu vào đấy, rất “đúng
quy trình”: “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người duy nhất được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu để đảm nhiệm chức vụ này”.
Bài viết không quên dẫn lời ông Lê Quang Thưởng, cựu
Phó ban Tổ chức Trung ương: “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đầy đủ điều kiện
và uy tín làm Chủ tịch nước. Tôi tin Quốc hội sẽ bỏ phiếu tán thành”. Bầu
bán kiểu gì mà chỉ có một ứng viên duy nhất, cái này phải gọi đúng tên là
“trình diễn”, thay vì “bầu” hay “bỏ phiếu”. Chỉ còn vài tiếng nữa là một ông
lão đầu bạc có thể thỏa nguyện tham vọng làm “hoàng đế” thời hiện đại của một
nước thuộc thế giới thứ ba.
Đã thành thông lệ, những chuyển biến quan trọng
trong chính trường Việt Nam luôn được “dọn đường” bởi bộ máy tuyên truyền của
chế độ. Các tờ báo “lề đảng” được bật đèn xanh để viết bài tôn vinh “tài” và “đức”
của ông Trọng. Trang Pháp Luật TP HCM có bài: Uy tín của Đảng hội tụ ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Báo Tuổi Trẻ viết: Nhà nước pháp quyền vẫn cần ‘đức trị’. Báo Pháp Luật
VN viết: Lịch sử đã lựa chọn, Nhân dân đã lựa chọn! mà
cóc cần “nhân dân” đang chửi.
Tuy nhiên, báo “lề đảng” không hề nhắc tới vụ vài
ngày trước, một nhóm 85 cử tri gồm các nhà hoạt động và đại diện xã hội
dân sự đã gửi thư yêu cầu ứng viên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cần công bố Chương
trình Hành động và phải công khai tài sản trước khi Quốc hội bỏ phiếu.
Báo Người Việt có bài: Quốc hội họp, chuẩn bị đưa ông Trọng nắm thêm ghế chủ tịch
nước. Theo bài viết, chiếc ghế Chủ tịch nước sẽ giúp ông Trọng và phe
cánh của ông danh chính ngôn thuận hơn trong chiến dịch “đốt lò”. Khi ông Trọng
công du nước ngoài cũng sẽ được đón tiếp với nghi lễ dành cho người đứng đầu đất
nước.
Không rõ có phải do bác Tổng bị anh cả Bắc Kinh đe dọa
mà bỏ luôn chuyến thăm Mỹ như kế hoạch, hay do sức khỏe yếu, đã hai lần ngã bệnh
kể từ ngày được 100% đại biểu ở Hội nghị Trung ương 8 tiến cử ôm luôn chức Chủ
tịch nước, mà không dám “ra gió”? Dù sao đi nữa thì bác nhiều kẻ thù lắm, ngoài
những “đồng chí” xung quanh bác lúc nào cũng lăm le muốn giựt cái ghế bí thư
kiêm chủ tịch, còn có kẻ thù là “bạn vàng”, dù bác có cút cung tận tụy, chúng
cũng không tha nếu bác không trung thành với “mẫu quốc”. Mà trung thành với
chúng thì bác sẽ chết với dân.
Cho nên, “yếu yếu đừng ra gió” bác ạ. Khôn ngoan nhất
là bác nên rút lui giữa nhiệm kỳ như đã hữa, rời bỏ chốn gió tanh mưa máu, về
vui thú điền viên, “làm người tử tế” như “đồng chí X”, bởi đời của bác còn lại
có bao nhiêu năm nữa đâu, chưa kể bác còn phải lo đối phó với bao nhiêu là bệnh
tật. Nhưng trước khi rút, nên làm chuyện gì đó để thay đổi vận nước, chẳng những
không bị xếp chung danh sách những kẻ bán nước, mà còn được tiếng thơm. Cờ
trong tay, bác hãy phất ngay đi!
Mời đọc thêm: Giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ
chức vụ Chủ tịch nước (BNews). – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu
Chủ tịch nước — ‘Cảm xúc đặc biệt’ qua hai lần lấy phiếu tín nhiệm (VNE).
– Những đổi mới lịch sử tại kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIV (DĐDN).
– Quốc hội họp kỳ thứ sáu: “Thước đo” tín nhiệm (VnEconomy).
– Các đại biểu Quốc hội nói gì trước phiên giới thiệu nhân sự
bầu Chủ tịch nước? – [ẢNH] Những hình ảnh đầu tiên từ nghị trường Quốc hội trong
ngày khai mạc kỳ họp thứ 6 (ANTĐ). – Kỳ vọng
gì từ Tân Chủ tịch nước Việt Nam? (BBC). – Thử “soi” nội các (FB Nguyễn Tiến Tường).
– Trước ngày bỏ phiếu “nhất thể hóa”, cử tri đòi Tổng Bí Thư
công bố tài sản (VOA).
Nền kinh tế ảm đạm và gánh nặng thuế,
phí
Trong buổi làm việc chiều 22/10, Quốc hội cảnh báo nợ nước ngoài của quốc gia sắp chạm trần,
theo Zing. Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, “nợ Chính phủ và nợ nước
ngoài của quốc gia lại xu hướng tăng lên, đặc biệt nợ nước ngoài của quốc gia
đã dần tới trần cho phép (50% GDP)”.
“Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng chỉ trong trường
hợp có tăng thu ngân sách thì mới được tăng chi và sử dụng dự phòng chung của
ngân sách”. Nói cách khác, diễn biến chung của bức tranh kinh
tế – xã hội Việt Nam trong những năm tháng tới vẫn là tiến trình tăng chứ không
thể giảm của các loại thuế, phí, nhằm nuôi ngân sách và giữ chế độ.
RFA cảnh báo: Dân Việt gánh mỗi người 34 triệu đồng nợ công. Ông
Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách, đã thừa nhận số liệu này
trong lúc báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân
sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019.
Tranh hý họa
Bài viết lưu ý: “Báo cáo của Bộ Tài chính
sáng 22/10 cũng cho biết các khoản thu ngân sách từ 3 khu vực kinh tế chính của
Việt Nam đều không đạt chỉ tiêu”. Nghĩa là thêm tín hiệu cho việc tận thu.
Nhân dịp thuế, phí sắp tăng, báo Dân Việt có
bài: Ngân sách “đi trên dây” và 5 đề xuất tăng thuế gây tranh cãi
của Bộ Tài chính. Bài viết nói về cái vòng lẩn quẩn của nền kinh tế Việt
Nam: “Có một câu chuyện là anh không giảm chi được thì phải tăng thu,
tăng thu không được thì buộc phải tăng vay. Nhưng vay nhiều thì lại vướng trần
nợ công”.
Thu ngân sách không đủ bù đắp chi và trả nợ. Nguồn:
TS. Vũ Thành Tự Anh/DV
Chiều 22/10, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh
Phúc đã công bố 7 Nghị quyết UBTV Quốc hội: Tăng thuế môi trường với
xăng lên mức kịch trần, theo báo Kinh Tế và Đô Thị. Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã “quyết nghị tăng mức thuế bảo vệ môi trường từ ngày
1/1/2019 đối với mặt hàng xăng (trừ etanol) lên mức 4.000 đồng/lít”.
Cũng vì tình hình ngân sách không mấy khả quan, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quyết định “thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng UBND cấp tỉnh thành Văn
phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tại 10 tỉnh, TP trực thuộc trung
ương”.
Mời đọc thêm: Nợ chính phủ, nợ nước ngoài sắp tới trần cho phép (VTC).
– Đã công khai về nợ công (TBTC). – GDP bình quân đầu người khó đạt 3.200 USD vào 2020(VnEconomy).
– 83 doanh nghiệp nhà nước vay nợ 1,5 triệu tỷ đồng (TTVN).
– Nợ nước ngoài của doanh nghiệp: Không chỉ là chuyện riêng của
doanh nghiệp (TBKTSG). – Ai chịu trách nhiệm, trả nợ cho đại dự án thua lỗ? (ĐV).
– Doanh nghiệp Nhà nước ôm nợ khủng: Hàng loạt “ông lớn” góp
tên (KT).
– Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019 (VOV).
– Không ban hành chính sách làm tăng chi NSNN (CP).
– Sắp kiểm toán việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (ĐT).
– Giao vốn, giải ngân chậm ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án lớn (ANTĐ).
– Thí điểm hợp nhất ba văn phòng cấp tỉnh tại 10 tỉnh, thành
phố(Tin Tức). – Thanh Hoá: 5.534 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN (DS).
Ông Nguyễn Bắc Son không còn là “cựu bộ
trưởng” nữa
Báo VnExpress đưa tin: Ông Nguyễn Bắc Son bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng.
Trong phiên họp của Thường vụ QH từ ngày 15 đến 17/10, TVQH đã quyết định xóa
tư cách “nguyên Bộ trưởng” Bộ Thông tin Truyền thông, nhiệm kỳ 2011 -2016 của
ông Nguyễn Bắc Son. Trước đó, ông Son bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá
XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ 4 T nhiệm kỳ 2011 – 2016 vì vụ MobiFone mua
AVG.
Như thế này thì oan cho ông Son quá, bởi nhiều người
bị bắt quả tang, ăn không được đành phải nhả, cũng giống như ông Son, nhưng họ
không bị cách những cái chức mà họ không còn giữ nữa, trong khi chỉ có ông Nguyễn
Bắc Son và Vũ Huy Hoàng, là hai người bị cách những cái chức “cựu” với
“nguyên”.
Còn biết bao nhiêu thằng “ăn của dân không từ thứ
gì” như “đồng chí X”, “đồng chí Y”, “đồng chí Z”… sao vẫn bình an vô sự? Hay là
nhờ “đồng chí X” đã phải nhả ra, nộp lại 3 tỷ đồng “khắc phục hậu quả”, nên được
giữ nguyên chức “cựu”, “nguyên”? À mà 3 tỷ đó có thấm vào đâu so với số tiền
hàng ngàn tỷ mà anh Ba đã nuốt trong suốt 10 năm làm thủ tướng?
Oan quá !
Cũng tin tham nhũng, báo Pháp Luật TP HCM có
bài: Xử nghiêm những biểu hiện lợi ích nhóm, ‘sân sau’.
Bài báo có đoạn: “Thời gian tới cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước. Đồng thời, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm những biểu
hiện lợi ích nhóm”.
Mời đọc thêm: Ông Bắc
Son bị xóa cả tư cách ‘nguyên bộ trưởng’ (BBC). – Ông Nguyễn Bắc Son bị xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ TT-TT (NLĐ).
– Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT với ông Nguyễn Bắc Son (MTG). – Thủ tướng: Công tác phòng chống tham nhũng triển khai quyết
liệt, xử lý nghiêm minh nhiều vụ án phức tạp(ANTĐ).
Thủ Thiêm và Tomadep
RFA đặt câu hỏi: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ khởi tố nhóm lợi ích vụ Thủ Thiêm? Bài
viết dẫn lời ông Cao Thăng Ca, một người dân Thủ Thiêm phát biểu trong buổi làm
việc sáng 20/10, về kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc và công an tiến
hành khởi tố vụ án sai phạm trong dự án Thủ Thiêm:
“Phải nói thẳng một cách khách quan là bà con nhận
thấy cái tâm của ông Nguyễn Thiện Nhân rất tốt, nhưng cái lực của ông thì không
có. Hiện nay ông làm Bí thư Thành ủy nhưng những ‘tay chân’ của ông Lê Thanh Hải
và ông Tất Thành Cang còn cài cắm lại đầy đó thì làm sao ông chỉ đạo thực hiện
được?”
Báo Thanh Niên đưa tin: Người phụ nữ ném giày trong buổi đại biểu Quốc hội tiếp xúc
cử tri bị phạt 750.000 đồng. Trung tá Lê Văn Tuấn, trưởng Công an phường
Bình Trưng Tây, quận 2 TP.HCM, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với cô Nguyễn Thị Thùy Dương, tội ném giày vào bà Quyết Tâm tại buổi tiếp xúc cử
tri sáng 20/10.
Mời đọc thêm: TP HCM: Cử tri TP đề nghị xử lý nghiêm những sai phạm liên
quan tới đất đai! (DĐDN). – TS. Nguyễn Minh Hòa: Tôi không tin nhà hát nghìn tỷ Thủ
Thiêm sẽ là một công trình đặc sắc (TG&TT). – ‘Người phụ nữ ném giày’ bị phạt 750 ngàn đồng (VNN).
– Quanh
vụ ném giày ở Thủ Thiêm (BBC). – Phạt ‘người phụ nữ ném giày’ 750.000 đồng (TT).
Nhân quyền ở Việt Nam
Facebooker Mai Phạm viết: “Người ta nghèo
bán vé số ngồi sát lề đường. Đuổi đi đòi tịch thu vé số. Người ta không đưa vé
số. Công An xã Hội Nghĩa đánh người dân đến ngất xỉu và khiêng lên xe”. Video
clip của Facebooker Mai Phạm ghi lại sự việc: https://www.youtube.com/watch?v=WyOzqllOAlg
Facebooker Trang Nguyen viết: Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang bị suy kiệt trong tù. Mục
sư Nguyễn Trung Tôn, cựu Chủ tịch của Hội Anh Em Dân Chủ hiện đang lâm vào tình
cảnh: “Bệnh nặng không được chữa trị. Thuốc người nhà gửi vào bị trại
giam trả về. Đơn xin khám chữa bệnh bằng chi phí riêng của gia đình cũng bị
lãnh đạo trại giam làm ngơ”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa tin: Ngày 21/10/2018, Giáo xứ
Mỹ Khánh thắp nến, cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt cầu nguyện
cho tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng và cho dân tộc Việt Nam. Ông Lê Đình Lượng
vừa bị tòa phúc thẩm xử y án 20 năm tù giam 5 năm quản chế ngày 18/10/2018 vừa
qua.
RFA có bài: Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng.
Ngày 22/10, Tổ chức Ân xá Quốc tế gửi thư đến các đại biểu Quốc hội Việt Nam
bày tỏ sự quan ngại về nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam. Ân xá
Quốc tế cho rằng, luật này không tuân thủ luật pháp quốc tế, thậm chí cả chính
Hiến pháp Việt Nam 2013.
Tổ chức này còn lưu ý một số tội danh hết sức mơ hồ
trong Luật An Ninh Mạng, như “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”, “phát tán thông tin gây hoang
mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội”.
Mời đọc thêm: Mẹ Nấm:
‘Tôi phải ra đi vì hai con nhỏ’ — Thịnh
Nguyễn – nghệ sĩ quan tâm đến phận người yếu thế (BBC). – Người Việt trẻ Quận Cam hướng về bầu cử, định hình tương lai
chính trị (VOA).
Biệt thự mọc trái phép ở Sóc Sơn
Thanh tra TP Hà Nội chính thức thanh tra về quản lý đất rừng tại Sóc Sơn,
theo báo Pháp Luật TP HCM. Bên cạnh vấn đề quản lý đất rừng, đoàn cũng sẽ thanh
tra chuyện UBND huyện Sóc Sơn “thực hiện các nội dung của kết luận
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Hà Nội về quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự
xây dựng đã ban hành trước đây”.
Khu sinh thái Thiên Phú Lâm nằm trên 3ha đất rừng
phòng hộ thuộc xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) gồm nhiều công trình, hạng mục.
Ảnh: TP
Vụ biệt thự mọc trên đất rừng Sóc Sơn: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo
khẩn, theo VietNamNet. Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu “các huyện,
thị xã ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp phá rừng, lấn chiếm,
chuyển mục đích sử dụng đất, các điểm nóng về cháy rừng và vận chuyển lâm sản rừng
trái pháp luật”.
Mời đọc thêm: Vụ biệt phủ rừng Sóc Sơn: Đề nghị đình chỉ 1 chủ tịch xã (PLTP).
– Hà Nội chính thức thanh tra toàn diện sử dụng đất rừng tại
Sóc Sơn (VOV). – Thanh tra toàn diện vụ “xẻ thịt” rừng phòng hộ Sóc Sơn (NĐT).
– Đà Lạt “lạ” ở Sóc Sơn (giadinh.net). – Hậu quả làm ngơ của chính quyền địa phương (DT).
– 12 năm chưa xử lý được sai phạm trên đất rừng Sóc Sơn (Tin
Tức). – Bên trong khu sinh thái ‘khủng’ ở Sóc Sơn chính quyền xem là
‘nhà tạm‘ (TP/ CafeF).
Ô nhiễm môi trường
Chuyện ở xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa: Đường nát tươm, dân đổ đá ra đường chặn xe tải,
theo báo Lao Động. Một người dân chia sẻ tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, không khí
đã kéo dài hơn 10 năm: “Ban ngày xe chạy nườm nượp, bụi bay tứ tung, từ
ngoài sân vào trong nhà, đâu đâu cũng bụi. Nhiều hôm bê mâm cơm ra, xe chạy
qua, bụi thộc vào nhà, phải đậy lại, chờ bụi hết mới dám ăn”.
Báo Dân Việt có bài: Thái Nguyên: Trang trại của gia đình PGĐ Sở NNPTNT “bức tử”
sông Công. Người dân xã Tân Cương, TP Thái Nguyên cho biết, trang trại
nuôi lợn của gia đình ông Ngô Văn Ban, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh đang xả chất
thải trực tiếp ra sông Công. Người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị với
các cơ quan chức năng nhưng tình hình ô nhiễm chỉ càng nghiêm trọng.
Bài thứ nhất trong loạt bài trên báo Đời Sống và
Pháp Luật về vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Yên Bái: Dân khổ vì “vàng trắng”.
Một người dân huyện Lục Yên chia sẻ về hậu quả của tình trạng khai thác
đá: “Hiện tại, nước sinh hoạt hằng ngày chúng tôi còn phải đi xin chứ
nguồn nước để làm ao thì không biết lấy đâu ra. Tình trạng kéo dài khiến đời sống
người dân bấp bênh”.
Mời đọc thêm: Thanh Hóa: Hàng nghìn xe tải chạy mỗi ngày, dân bức xúc kêu
than. – Đất đai, ô nhiễm môi trường “nóng” ngay từ các báo cáo trình
Quốc hội (LĐ). – Bình Định: Đình chỉ hoạt động công ty xả thải gây ô nhiễm
môi trường (TN&MT). – Công ty CP Sơn Nam Khánh xả thải gây ô nhiễm môi trường (ANTV).
– Thanh Hóa: Đột nhập xưởng tái chế dầu nhờn thải nằm sâu
trong núi(Infonet). – TP.HCM: Đường Phạm Văn Bạch dơ bẩn, xuống cấp (MT&ĐT).
– Nước thải hôi thối ‘bức tử’ di tích Chùa Cầu Hội An (XD).
***
Thêm một số tin: Vì sao Slovakia trừng phạt Việt Nam nặng hơn cả Đức? (VOA).
– Thứ trưởng Bùi Văn Nam tiếp Đoàn đại biểu Văn phòng Bộ An
ninh Lào (CAND). – Chuẩn bị xét xử vụ “xẻ thịt” khu đất quốc phòng tại Hải
Phòng(LĐ). – Thách thức trong thăm dò khai thác dầu khí và những kiến nghị
từ PVN (LĐ). – Nông dân thủ phủ hồ tiêu kêu cứu Chính phủ (DS).
– 2.500 sinh viên TP.HCM có nguy cơ bị cấm thi vì nợ học phí (VTC).
– Nguyên chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang lãnh 20
năm tù– Bắt quả tang 2 tàu ‘cát tặc’ trên biển Nam Định (TN).
No comments:
Post a Comment