03/10/2018
Hội nghị Trung ương 8
Hội nghị Trung ương 8 khóa 12 vừa khai mạc hôm qua
2/10 và sẽ kéo dài tới thứ Bảy 6/10. Nội dung bàn nhiều chủ đề, nhưng có lẽ chủ
đề quan trọng, gây sự chú ý của giới quan sát đó là: Ai sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch
nước? Liệu có sự sáp nhập giữa hai ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước hay không?
Trong bài diễn văn khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết,
tại hội nghị này, 16 quan chức quyền lực nhất trong Bộ Chính trị, sẽ trình
Trung ương xem xét, quyết định việc “giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước”,
bên cạnh một số vấn đề quan trọng khác cần bàn bạc.
Nhà ngoại giao Đinh Hoàng Thắng có bài viết trên
BBC: Hội nghị Trung ương 8 là cơ hội để VN chuyển đổi? Tác
giả cho rằng, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn lao và hiếm có. Tác giả đặt
câu hỏi, “sao thấy ít bàn về chuyện tận dụng thời cơ, mà chỉ xăm xăm lo tập
trung quyền lực“?
Tác giả viết: “Làm thế nào sớm hoà hợp và hoà giải
dân tộc để đưa đất nước vượt qua ‘nút thắt’ Biển Đông một cách gọn ghẽ và an
toàn. Đừng lao vào cuộc chiến quyền lực bằng mọi giá, dễ phát sinh rạn nứt trên
thượng tầng. Ghế thì có ít, mà người ham muốn thì nhiều. Tại sao cứ phải kích
hoạt sự ham hố mà không tập trung kích hoạt các nhánh quyền lực thật sự của
dân, do dân và vì dân?”
Một chủ đề khác mà mọi người quan tâm, được nhắc đến
trong Hội nghị lần này, đó là vấn đề biển đảo, như chuyện đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
TBT Nguyễn Phú Trọng nói rằng, “biển, đảo không chỉ là bộ phận cấu thành chủ
quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mà còn là không gian sinh tồn
và phát triển của các thế hệ người Việt Nam“.
Nhưng mà nước ta đâu còn biển đảo nữa để mà sinh tồn
hay phát triển? Đảo ngoài khơi đã bị “bạn vàng” chiếm để xây đảo nhân tạo. Còn
khu vực gần bờ thì bị các tập đoàn nước ngoài như Formosa xả thải, giết chết
các sinh vật biển. Mỗi năm “bạn” cấm đánh bắt cá vài tháng, không còn chỗ đánh
bắt cá, khai thác dầu cũng bị “bạn vàng” đuổi, thì dựa vào biển để phát triển bằng
cách nào?
Những gì đang diễn ra trên Biển Đông hôm nay chính
là hệ lụy từ nhiều năm trước. Khi ông Trọng còn là Chủ tịch Quốc hội, tại một
phiên họp TVQH hơn 8 năm trước, ông không cần nghe báo cáo về Biển Đông vì cho
rằng “không có gì mới“, mặc dù lúc đó Trung Quốc đang làm
mưa, làm gió ngoài biển, bắn giết ngư dân, cấm đánh bắt cá… Đến khi không còn
biển nữa thì ông mới nói về chiến lược phát triển biển!
Mời đọc thêm: Hội nghị Trung ương 8 bàn vấn đề nhân sự
— Tín hiệu ‘định hướng’ cho Tứ Trụ / Tam Trụ (RFA).
– Khai mạc Trung ương 8: Bàn công tác nhân sự, chuẩn bị Đại hội
13 (VNN). – Hội nghị T/Ư 8 được kỳ vọng sẽ quyết định về ‘nhất thể hóa’ (VOA).
– Hội nghị Trung ương 8: Bức tranh tổng thể về kinh tế – xã hội (KT). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Từng đồng chí Ủy viên phải
gương mẫu, nghiêm khắc với bản thân (LĐ).
VĐV vô địch thế giới trở thành dân oan
Từng giành huy chương vàng môn cử tạ tại kỳ vận hội
Paralympics dành cho người khuyết tật diễn ra tại Brazil 2016, đến năm 2017, Lê
Văn Công tiếp tục đoạt thêm huy chương vàng ở bộ môn này, cũng như anh đã phá kỷ lục thế giới. Sau những thành tích vĩ đại,
ông Công được báo chí trong và ngoài nước tôn vinh như một người hùng.
Thế nhưng, nhà vô địch thế giới Lê Văn Công lại phải
đối mặt với nguy cơ mất nhà cửa, khi anh bị chính quyền xã Xuân Thới Thượng,
huyện Hóc Môn, Sài Gòn, o ép, gây khó dễ, không thể xin giấy phép xây dựng,
không biết kêu cứu với ai, và rồi khối tài sản mà anh tích cóp hàng chục năm
qua bổng dưng “đổ sông đổ biển”. Nhìn cách hành xử của chính quyền đối với một
người từng mang niềm tự hào về cho quê hương, đất nước, mới thấy sự bất công và
tàn nhẫn của người cộng sản và rằng bất cứ người nào cũng trở thành dân oan
trong chế độ này.
Mời xem clip của VTC:
Mời đọc lại: Báo chí thế giới thán phục kỳ tích của đô cử Lê Văn Công – Lê Văn Công – Tấm gương “tàn nhưng không phế“ (VOV).
– Lê Văn Công: Chuyện cổ tích của đô cử liệt 2 chân (VNN).
– Lê Văn Công: Hành trình vượt lên số phận của người hùng
Paralympic (VN Plus).
Ai đứng sau chống lưng cho bảo kê chợ
Long Biên?
Báo Lao Động có bài: Vụ “bảo kê” ở chợ Long Biên: “Ăn cướp trên mồ hôi, nước mắt
người lao động”. Theo đó, một nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa “tổ bốc
xếp số 2” đứng ra thu tiền bảo kê của các tiểu thương với giá 200-350 ngàn đồng.
Nếu tiểu thương không đóng thì không có chỗ để xe, chuyển hàng.
Ảnh: VTV
Trước sự việc trên, báo Giao Thông đặt câu hỏi: Có “sếp” công an chống lưng cho bảo kê chợ Long Biên? Tiểu
thương chợ Long Biên tố cáo băng nhóm bảo kê tại chợ này, chẳng những họ không
được giải quyết, mà những kẻ bị tố cáo còn đe dọa người tố cáo và trùm bảo kê ở
đây còn khoe quan hệ với các sếp công an. Dư luận nghi ngờ: “Có hay không việc
đỡ đầu của các cơ quan chức năng, lực lượng công an trong các hoạt động của
nhóm bảo kê tại chợ Long Biên? Quan điểm của Bộ Công an và thành phố Hà Nội
trước những thông tin này?”.
Trước đó, chiều ngày 1/10/2018, Công an TP Hà Nội
đã khởi tố hình sự đối với các đối tượng bảo kê,
thu tiền tiểu thương tại chợ Long Biên với tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”. Phó BQL chợ, ông Nguyễn Văn Loan, là người trực tiếp
điều hành hai nhóm đối tượng mang danh nghĩa “tổ bốc xếp số 2”, đã bị đình chỉ
công việc.
Clip “Thành phố Hà Nội trả lời về việc ‘bảo kê’ tại
chợ Long Biên” của TTXVN:
Mời đọc thêm: Tinh vi mánh khóe thu tiền bảo kê chợ Long Biên (VTV).
– Khởi tố việc ‘bảo kê’ đỗ xe ở chợ Long Biên(VNE).
– Khởi tố vụ án Cưỡng đoạt tài sản tại chợ Long Biên — Bí thư quận Ba Đình áy náy với vụ “bảo kê” tại chợ Long Biên (DT).
– Vụ bảo kê ở chợ Long Biên: Tận thu cả mặt bể nước cứu hỏa (VNN).
– Không có vùng cấm trong xử lý vụ “bảo kê” ở chợ Long Biên (GĐ).
– Tiểu thương sợ “bảo kê” vì không ai bảo vệ
— Vụ “bảo kê” ở chợ Long Biên: “Ăn cướp trên mồ hôi, nước mắt
người lao động” (LĐ).
Quan sai phạm được luân chuyển nhận chức
vụ mới
Cuối năm 2016, ông Dương Phú Đông, cựu Cục trưởng Cục
Kiểm tra sau thông quan, từng bị đình chỉ chức vụ để điều tra liên quan đến vụ
làm giả giấy tờ nhập khẩu hàng ngàn xe BMW trong vụ Euro Auto. Gần 2 năm sau,
ông Đông giờ được đưa lên làm Cục trưởng Cục hải quan TP Hà Nội.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai trao quyết định điều động, bổ
nhiệm và tặng hoa chúc mừng tân Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Dương Phú Đông.
Nguồn: VN Finance
Còn ở Sài Gòn, bà Thái Thị Bích Liên, Chánh Văn
phòng Thành ủy thành Hồ được điều chuyển về giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối Dân – Chính – Đảng. Trước
đó, bà Liên bị kỷ luậtliên quan đến sai phạm trong vấn đề đất
đai tại Dự án Phước Kiển, Nhà Bè, cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Ông Trần Thế
Thuận, Chủ tịch quận 1, được bổ nhiệm về thay thế vị trí của bà Liên.
Mời đọc thêm: Bổ nhiệm ông Dương Phú Đông giữ chức Cục trưởng Cục Hải
quan TP. Hà Nội (TCTC). – Tân Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội là ai? (GT).
– Chủ tịch UBND quận 1 làm Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM (Zing).
– TP HCM kiểm điểm cán bộ trong vụ bán “đất vàng” đường Lê Duẩn(NLĐ). – Tạm đình chỉ điều tra phó chi cục QLTT Sóc Trăng (PLTP).
Tiếp tục đề xuất móc túi dân
Sau 4 năm thực hiện đề xuất cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng tại Hà Nội, với hy vọng
giúp giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn nhiên liệu…
thế nhưng, cho tới nay dịch vụ này đã thất bại, hàng trăm chiếc xe đạp han gỉ,
nằm vứt xó. Chưa dừng tại đó, chính quyền Hà Nội tiếp tục đề xuất xây dựng 25 công viên để cải thiện môi trường. Theo
đó, dự án sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2016-2020, với mục đích ứng phó với
biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Trong khi tại Sài Gòn, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sau một thời
gian bị đình trễ vì những sai phạm của cá nhân và tổ chức liên quan, mới đây
chính quyền thành Hồ đăng đàn xin lỗi và hứa sớm khởi động lại dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP.HCM.
Ngoài ra còn có lý do là đơn vị tư vấn giám sát hợp
đồng dự án Meinhardt đã bị xã hội đen đe dọa. Báo Lao Động đưa tin: Đi tìm “anh em ngoài xã hội” đe dọa nhân viên tư vấn giám
sát dự án 10.000 tỉ. Meinhardt nêu trong văn bản: “Sự việc được
chúng tôi báo cáo cho cơ quan thẩm quyền và đang trong giai đoạn điều tra làm
rõ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các chuyên gia và nhân viên của đoàn tư vấn
giám sát hợp đồng làm việc tại dự án, chúng tôi xin phép không tham dự cuộc họp”.
Mời đọc thêm: Làm rõ trách nhiệm khiến dự án chống ngập 10.000 tỷ chậm tiến
độ (Zing). – Dự án chống ngập 10.000 tỷ: “Tư vấn đang xem thường cơ quan
nhà nước”(Infonet). – Đề nghị Công an TPHCM vào cuộc siêu dự án chống ngập 10
nghìn tỷ (TP). – Hà Nội: Xe đạp công cộng bị “ngó lơ” sau 4 năm triển khai! (GĐVN).
– Hà Nội sẽ xây thêm 25 công viên để cải thiện môi trường (THCL).
Dân tiếp tục phản đối nhà máy thép gây
ô nhiễm
VOV đưa tin: Đà Nẵng: Dân lại bao vây 2 nhà máy thép, doanh nghiệp kêu cứu.
Người dân sống quanh khu vực hai Nhà máy thép Dana-Ý và Dana- Úc tại quận Liên
Chiểu, TP Đà Nẵng, tiếp tục biểu tình phản đối hai nhà máy này gây ô nhiễm, ảnh
hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân.
Dù hết thời hạn 6 tháng tạm dừng hoạt động, nhưng
chính quyền Đà Nẵng vẫn chưa đưa ra câu trả lời dứt khoát là di dời dân hay di
dời nhà máy. Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Dana -Ý
nói: “Phải có 1 giải pháp chứ không thể 2 bên sống chung được. Nếu
thành phố có đủ khả năng, đủ điều kiện thì vận động dân như thế nào nhưng không
được bao vây nhà máy. Bao vây như vậy, nhà máy đâu có làm được. Hàng hóa mua về
bây giờ cũng có người bao vây trên đó thì làm sao mà sống được. Tại sao mình sống
trong một đất nước có đầy đủ pháp luật mà để xảy ra việc này một cách không thể
hiểu nổi?”.
Người dân lại tụ tập bao vây 2 nhà máy thép. Ảnh:
VOV
Mời đọc thêm: ĐÀ NẴNG: Dự án gây ô nhiễm môi trường, dân mòn mỏi đợi sinh
kế (LĐ). – Số phận 2 nhà máy thép ở Đà Nẵng lại “treo lơ lửng”? (GT).
– Bảo đảm an ninh trật tự xung quanh 2 nhà máy thép ô nhiễm tại
Đà Nẵng(TNMT). – Rác thải “ùn tắc” ở bể trung chuyển gây ô nhiễm nghiêm trọng,
dân lắc đầu ngao ngán! (DT).
Giáo dục Việt Nam
Báo Pháp Luật TP.HCM đưa tin: Thầy giáo tát mặt, đá mông nhiều học sinh lớp 5.
Theo phản ảnh của phụ huynh có con theo học tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh,
nhiều học sinh không dám tới trường vì bị thầy giáo tát vào mặt và đá vào mông.
Phụ huynh có tên HL: “Ngày 26-9, tôi nhắn
tin thầy Quốc xin phép cho con tôi được nghỉ học vì bệnh và thầy Quốc đồng ý. Đến
ngày 28-9, con tôi đi học về khóc sướt mướt. Tôi gặng hỏi thì được biết cháu bị
thầy tát mặt do không làm bài tập kiểm tra. Điều đáng nói bài tập thầy Quốc cho
nhằm ngày con tôi nghỉ bệnh. Mặc dù có mượn tập bạn chép lại nhưng cháu lại sót
bài tập kiểm tra. Con tôi có lỗi thì thầy Quốc có thể phạt bằng những hình thức
khác. Cái tát của thầy Quốc khiến con tôi sợ tới mức không muốn đi học”.
Thầy Nguyễn Phú Quốc thừa nhận, có tát vào mặt và đá
mông học sinh và lý giải: “Nhiều HS không tập trung nghe giảng bài và
hay nói leo nên tôi đã có những hành vi nói trên trong lúc nóng vội. Riêng trường
hợp HS Q., tôi tát mặt do HS này không tập trung học, hay nói chuyện”.
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD-ĐT quận Gò Vấp,
Sài Gòn nói rằng: “Thầy Quốc đã có hành động không thể chấp nhận. Ngành
giáo dục có những hiện tượng như vậy thật đáng buồn”. Ông Quốc bị đình chỉ công tác sau hành vi đánh học sinh.
Mời đọc thêm: Đình chỉ thầy giáo bị phản ánh có hành vi không đúng chuẩn mực (Zing).
– Giáo viên lo lắng, bất an trước quy định đánh học sinh bị phạt
30 triệu đồng (LĐ). – 4 chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ ngày 10/10 — Ở trường phổ
thông, nhiều đầu sách đang được bán qua đường nội bộ (GDVN).
– Tiền trường lên tới 1.5 triệu, phụ huynh và nhà trường bất đồng
“tự nguyện”(VNN). – GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực
hiện nền giáo dục đồng phục (LĐ).
***
Thêm một số tin: Giới
quan sát nói ông Đỗ Mười vừa bảo thủ vừa đổi mới (BBC).
– Gặp lại “chú voi con ở Bản Đôn”(LĐ). – Campuchia tố Việt Nam khai thác gỗ lậu có hệ thống (VOA).
– Hết thời… tay trần bốc, hốt thức ăn bán cho khách —
Infographic: Những thông tin đáng chú ý về siêu Ủy ban quản
lý 2,3 triệu tỷ đồng vốn nhà nước(LĐ). – Siêu ủy ban có thể dẫn tới siêu tham nhũng (RFA).
No comments:
Post a Comment