Đây
là bà Mai Thị Khuyên, vợ của tử tù Đặng Văn Hiến vụ nổ súng Đak Nông. Người phụ
nữ này từ rừng sâu ra Gia Nghĩa (Đak Nông) lên xe đò tìm tới thủ đô tìm một tia
hy vọng sống cho chồng. Chủ tịch nước đã chỉ đạo Bộ Công an, Viện kiểm sát ND Tối
cao, Tòa án ND tối cao điều tra lại vụ việc.
bà Mai Thị Khuyên
Tôi
nghe về bà ấy, gặp bà ấy và cảm nhận được những khốn cùng trong thân xác gầy
gò, khổ sở ấy.
Chỉ
là tôi thực sự ngưỡng mộ cách bà ấy đi tìm những hy vọng le lói để cứu mạng người
đầu ấp tay gối của mình. Bà Nguyễn Thị Tồn năm xưa ra Huế gõ trống kêu oan cho
chồng chắc cũng khốn khổ như bà Khuyên. Họ, đều có một tình yêu mãnh liệt với
chồng, để vượt qua những sợ hãi cường quyền.
Một
người bạn đời như vậy dễ có mấy ai?
Đạo
nghĩa vợ chồng hay đạo nghĩa làm người đôi khi phải trải qua những đớn đau, khuất
nhục, nhọc nhằn hay sự kém may mắn để kiểm chứng. Nói thêm một chút về Đặng Văn
Hiến- chồng bà Khuyên- đó là một người cần cù, làm việc quần quật ngày đêm để
nuôi vợ, nuôi con. Dân tiểu khu 1535 rất thương Hiến. Ngày Hiến đầu thú, dân mạn
Bình Phước cũng tiễn đưa. Ngày xử Hiến ở sơ thẩm, phúc thẩm có nhiều người ở
Tây Nguyên nhưng không phải chỉ Đak Nông tìm đến.
Hiến
là hung thủ giết người, tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng Hiến không vì cướp của
mà giết người, không ai có thể phủ nhận điều đó!
Bà
Khuyên- vợ một tử tù- vợ của một kẻ giết người để bảo vệ những gốc điều vợ chồng
họ trồng trước khi có công ty Long Sơn. Thậm chí, những gốc điều ấy, ngôi nhà tồi
tàn ấy của họ còn có trước khi thành lập tỉnh Đak Nông (1/2004). Trước khi chồng
của người đàn bà này nổ súng, suốt 8 năm trời gia đình họ nói riêng và những hộ
dân ở tiểu khu 1535 nói chung bị đánh đập bởi những giang hồ đội lốt bảo vệ
công ty, tài sản của họ bị cướp phá bao nhiêu lần chính họ cũng không còn nhớ
rõ.
Bà
Khuyên- vợ một tử tù- vợ của một kẻ giết người nhưng chính họ và rất nhiều hộ
dân khác đã làm đơn khiếu nại, tố cáo suốt 8 năm những xã, huyện, tỉnh đều im lặng...
Sự im lặng ấy đáng sợ và đáng kinh tởm quá! Nó khiến những phận người xuống tận
cùng đáy xã hội.
Nghĩ
về người đàn bà khốn cùng này mà cay đắng cho cái nghề cầm bút. Lần nào viết
cũng thấy nỗi buồn...
No comments:
Post a Comment