Monday, 30 July 2018

GIÁO DỤC NGỚ NGẨN (Từ Thức)




Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Tại hầu hết các quốc gia tiến bộ, giáo dục hoàn toàn miễn phí, từ mẫu giáo tới đại học ( kể cả ở miền Nam VN trước 75 ), vì giáo dục là bổn phận của nhà nước, là tương lai của dân tộc. So với tổng sản lượng trung bình trên đầu người ( PIB ), VN là nơi học phí cắt cổ nhất thế giới, từ học phí chính thức đến chuyện đi học thêm, quà cáp, biếu xén, trầu cau, phí tổn dưới gầm bàn , không nơi nào có. PIB của người Việt thuộc loại thấp nhất thế giới , với 6900 dollars/năm ( so với , chẳng hạn, Macao, 114.000, Singapour 90.000, Hongkong 61.000, Mã Lai 27.000 ).

Lấy thí dụ nước Pháp : giáo dục hoàn toàn miễn phí tới Đại học, trừ khi muốn học trường tư. Mấy năm gần đây, vào đại học cũng phải đóng niên liễm ( cử nhân 184 euros/năm, master gần 400 euros ), nhưng sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp đều có học bổng, trên đưới 3000 euros một năm ( euro=1,20 dollar ). Ngoài ra, còn đủ loại trợ cấp khác, tùy trường hợp, thí dụ trợ cấp 6661 euros/năm cho sinh viên gặp khó khăn tài chánh, trợ cấp nhà ở vv… Sinh viên chỉ việc so sánh hoàn cảnh của mình với các tiêu chuẩn của bộ Giáo dục, để biết có quyền lãnh bao nhiên tiền trợ cấp mỗi năm.Tất cả đều minh bạch, không cần chạy chọt, xin xỏ.

Ngay cả ở Hoa Kỳ, quê hương của tư bản, nơi đại học là một ”business” tư nhân, học phí cao, 72% sinh viên theo học nhờ học bổng. Học hành từ mẫu giáo tới hết trung học đều hoàn toàn ” free”.. Ở Đan Mạch, không những giáo dục các cấp hoàn toàn miễn phí, tất cả sinh viên đại học đưọc hưởng trợ cấp để thoải mái học tập, khoảng 500 dollars mỗi tháng nếu còn ở với cha mẹ, 1000 mỗi tháng nếu sống riêng.

Các quốc gia xứng đáng là một quốc gia, bỏ ra những ngân khoản khổng lồ cho giáo dục, vì họ hiểu rằng đầu tư vào giáo dục là một cách đầu tư thông minh nhất, có ý nghĩa nhất. Không ai đặt câu hỏi giáo dục tốn kém bao nhiêu cho công quỹ, chỉ đặt câu hỏi giáo dục có công bình không, có hữu hiệu không, có mở cửa cho mỗi công dân có cơ hội ngang nhau để thanh công hay không, và, từ đó, bảo đảm tương lai cho những thế hệ sau. Không ai ngồi nghĩ cách bòn rút đồng xu cuối cùng của học trò. Mỗi năm, ở Pháp, nhà nước trả phí tổn 6300 euros cho việc giáo dục mỗi học sinh mẫu giáo, 10.000 mỗi học sinh trung học, 13.000 mỗi sinh viên đại học. Trung bình, tại Âu Châu, đào tạo một sinh viên từ khi vào đại học tới khi ra trường tốn 52.000 euros cho ngân sách nhà nước ( tới 92.000 tại Thụy Điển, Hoà Lan).

Cố nhiên, không thể so sánh một nước nghèo với một nước giầu, một nước có chủ nghĩa ngu dân với một nước có …giáo dục, coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Theo Liên Hiệp Quốc, 97 trên 105 quốc gia nghèo, hay có lợi tức thấp, đã cam kết bảo đảm giáo dục từ mẫu giáo tới đệ nhất cấp trung học. Một câu hỏi : giả thử ngân sách giáo dục VN tăng gấp đôi, học phí tăng gấp đôi, hậu quả sẽ ra sao ? Lương giáo chức có tăng gấp hai, trường học chuồng bò có sạch sẽ hơn, chất lương giáo dục có được cải thiện, chương trình nhồi sọ có giảm bớt ?. Hay dinh cơ của các quan sẽ lớn gấp đôi, nhà cửa mua ở ngoại quốc sẽ sang trọng hơn ( ”đồng tiền đi liền với chất lượng” nhà cửa, dinh cơ của lãnh đạo ), và chuyện mua bán, gian lận trên đầu học sinh sẽ nhẩy thêm vài bước nữa?

Chuyện khẩn cấp phải làm, nhưng chắc sẽ không ai nghĩ tới, là nâng cao chất lượng của ” đầy tớ dân ” so với trọng trách của họ. Lãnh trách nhiêm giáo dục một dân tộc gần 100 triệu nhân mạng mà thi tài ăn nói ngớ ngẩn với cán bộ xã, với dư luận viên, quả thực là trình độ hơi thấp ” so với thế giới ”.

”Giáo dục là võ khí lợi hại nhất để thay đổi thế giới ” (Nelson Mandela). Thay đổi cho tốt đẹp hơn, hay tồi tệ hơn, tùy theo giáo dục tốt hay xấu. Ở VN, phụ huynh phải thắt lưng buộc bụng, è cổ trả nợ cho con cái được đi nhồi sọ, để trở thành thất nghiệp, về hưu trước khi đi làm. Một nền giáo dục bệ rạc dẫn dân tộc xuống hố.


-----------------------------------

28/07/2018

Tham nhũng tương lai

Mặt dày thớt gỗ

Suốt cả tuần qua, tôi đã viết rất nhiều bài về giáo dục và người đứng đầu ngành này, tức ông Phùng Xuân Nhạ. Thế nhưng, tôi không dám đăng tải tất cả những bài viết ấy. Tôi luôn thường trực cảm giác hổ thẹn khi không đủ bút lực lột tả hiện thực tồi tàn, bệ rạc, hiện thực mục ruỗng và thối nát của ngành giáo dục.

Trong suốt 10 năm cầm bút của mình, chưa bao giờ tôi rơi vào tình trạng bất lực như những ngày này. Mọi ngôn từ của tôi đều bất lực trước những tiêu cực trắng trợn đến kinh tởm ở kỳ thi quốc gia. Mọi thủ pháp sắp đặt câu chữ của tôi đều bất lực trước thái độ của người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Thực sự không biết nói gì, không còn gì để nói về một ông quan giáo dục như vậy. Dạy dỗ về lòng tự trọng của một con người ư? Dạy dỗ về danh dự của một người thầy ư? Dạy dỗ về đạo làm quan ư?

Tôi đã ưu ái, đã dành nhiều bài thuyết giảng về những đạo lý và bổn phận làm người, làm thầy, làm quan cho người đứng đầu ngành giáo dục. Nhưng, đến tối qua, khi ông bộ trưởng lên truyền hình, leo lẻo leo lẻo, nói hươu nói vượn, đổ lỗi tiêu cực cho vài cá nhân, tuyệt nhiên không một lời nhận trách nhiệm về mặt quản lý, năng lực điều hành, trách nhiệm chính trị của một Bộ trưởng, thì tôi đã phải thừa nhận một thực tế là không thể nào dạy bảo được nữa.

Lẽ thường, có ai đi răn dạy gái điếm giữ gìn trinh tiết bao giờ?

Sau những bê bối tày trời ở Hà Giang, Sơn La và nhiều địa phương có dấu hiệu tương tự, nếu là con người, nếu giữ gìn sự đạo mạo của người thầy, giữ gìn tư chất của người lãnh đạo, thì lẽ ra ông Phùng Xuân Nhạ phải ngay lập tức nhận trách nhiệm, đồng thời cúi đầu xin lỗi nhân dân.

Cả một lũ quan viên và sai nha giáo dục, lẽ ra phải cúi đầu cầu xin sự tha thứ của nhân dân, phải kêu gọi nhân sĩ trí thức cùng tìm kiếm và luận bàn giải pháp để sửa sai, thậm chí là làm lại từ đầu.

Thế nhưng, chúng lại dám chỉ đạo không để lợi dụng tiêu cực trong kì thi gây bất ổn xã hội, khiến phụ huynh, học sinh mất niềm tin và tạo tâm lý hoang mang đối với các giáo viên. Trong khi thực tế, thi cử nặng về hình thức, chạy theo thành tích, yếu kém trong quản lý, giám sát dẫn đến tiêu cực, giả dối lộng hành mới nguyên nhân gây tâm lý bất ổn trong xã hội những ngày qua.

Phụ huynh và học sinh hoang mang cũng dễ hiểu nếu họ nhìn thấy những cái đầu ngu dốt không giới hạn, những thứ có vẻ giống người đang làm giáo dục.

Tôi đã nhìn thấy, đã nghe thấy, đã chứng kiến hiện thực chán chường này. Nhưng còn tương lai? Tương lai, không biết đang ở nơi nào nên hi vọng không còn nơi để bấu víu.

Họ tuyên bố “giáo dục không phải trận đánh, giáo dục là con người”, nhưng chính họ để xảy ra hỗn loạn không khác chiến trường. Mỗi bài thi bị nâng điểm như một cái tát vào mặt nhân dân. Mỗi bài thi bị gian lận, tẩy xoá, mất dữ liệu gốc như một nhát dao giết chết niềm tin.

Không phải trận đánh sao lại tàn khốc và mất mát nhiều đến thế? Sao lại khiến tôi bây giờ bị phá sản niềm tin? Tôi bây giờ, mọi ước mong và hi vọng đều đã cạn kiệt mất rồi.
Hi vọng gì khi sự dối trá và vô liêm sỉ lại lộng hành ở môi trường gọi là giáo dục, tức nơi dạy làm người?

Hi vọng gì khi tham tàn phá hoại, nhu nhược và đớn hèn trong môi trường giáo dục thì quá thừa mà lòng tự trọng lại vô cùng thiếu?

Hi vọng gì khi một nền giáo dục chất chứa quá nhiều bi kịch, “ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa?”. (Bùi Minh Quốc).

Bi kịch là có những kẻ vô giáo dục lại làm quan giáo dục.

Bi kịch là chính kẻ ứng xử thiếu giáo dục lại làm người đứng đầu ngành giáo dục.

Bi kịch là ở môi trường giáo dục, ở nơi dạy dỗ con người về đạo đức, lẽ sống, lẽ công bằng lại đang tồn tại những thứ vô đạo. Tri thức trở thành món hàng để một lũ quan quyền, sai nha, mua bán, kẻ vơ vét tiền bạc, kẻ đi cướp tương lai.

Chúng vứt bỏ lương tâm và danh dự, quỳ gối liếm đường cho một lũ lợn ôm dã tâm chiếm đoạt cơ hội của con người. 6 giây để cướp 12 năm đèn sách sớm khuya của người khác. Chính lũ thối tha này đang tạo ra bất bình đẳng trong xã hội, gây tâm lý uất ức và căm phẫn. Đó chính là bi kịch của một hệ thống giáo dục lỗi.

Một nền giáo dục dung túng những tên lưu manh giả danh trí thức, chứa chấp bè lũ tha hoá, biến chất, một nền giáo dục giao vào tay những kẻ tham nhũng tri thức… là thứ giáo dục lưu manh, giáo dục làm tha hoá con người, giáo dục đã tội phạm hoá con người.

Nếu mà như vậy, những người nào hôm nay chưa phát âm được câu nói “Tôi xin lỗi”, một lúc nào đó sẽ không còn cơ hội để xin lỗi. Vì nhân dân và lịch sử sẽ buộc họ phải đối diện với tội lỗi của mình. Tội tham nhũng tương lai.

Nguồn :







No comments:

Post a Comment

View My Stats