Nguyễn
Huy Viện - GDVN
07:28 27/07/18
Không
ít khách du lịch nước ngoài đã bị một số phần tử hành nghề taxi, xe ôm, bán
hàng rong “chặt chém” không thương tiếc.
Mặt
dù Việt Nam chưa phải là nước được xếp vào hàng ngũ các quốc gia phát
triển, văn minh, nhưng chúng ta luôn tự hào là đất nước mà ở đó người dân có
truyền thống cần cù, hoà hiếu, nhân ái.
Chúng
ta cũng tự hào về Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, về Thành phố Hồ Chí Minh
từng được ví là hòn ngọc Viễn Đông (?!)
Không
những vậy, nhiều người nước ngoài khi đến đất nước hình chữ S, từ chính khách
đến du khách cũng có chung nhận xét người Việt Nam hoà đồng, thân thiện, mến
khách…
Điều
chúng ta tự hào không phải là ngộ nhận và sự ghi nhận, đánh giá của người nước
ngoài không phải là không có cơ sở hoặc xã giao.
Bởi
phần đông người dân nước Việt đều có và thể hiện được phẩm giá của mình.
Lối
làm ăn "chặt chém" phi đạo đức đang kìm hãm ngành du lịch Việt Nam.
Ảnh minh hoạ: VOV
Tuy
nhiên, khi đất nước hội nhập sâu rộng và rất nhanh vào “biển lớn” của nhân
loại thì cơ chế, trình độ quản trị quốc gia, năng lực quản lý xã hội của bộ máy
nhà nước cũng như nhân cách, phông văn hoá của một bộ phận cư dân từ quan chức,
công chức, viên chức đến thường dân đã không theo kịp với quy mô và tốc độ
hội nhập.
Đây
chính là cơ hội để các thuộc tính tham, sân, si ngự trị trong tâm thức của một
bộ phận cư dân.
Từ
đó sinh ra dối trá, lừa lọc, xô bồ… mang đến cho Quốc gia những vấn nạn nhức
nhối.
Đó
là tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy chức, chạy quyền, hạch sách vòi vĩnh
đòi “bôi trơn” trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị dịch vụ công; là tình
trạng lừa lọc, “chặt chém”, chụp giật trong đời sống xã hội.
Tất
cả những hành vi đó đang làm vấy bẩn hình ảnh Quốc gia và con người Việt Nam
trước nhân loại.
Để
tránh lan man, trong phạm vi bài này, người viết chỉ xin có đôi điều bàn về
tình trạng khách du lịch nước ngoài bị chụp giật, tính tiền với giá “cắt
cổ” ở nước ta mà chủ yếu là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Lợi
dụng tình trạng bất đồng ngôn ngữ, không hiểu mặt bằng giá cả, không thông
thuộc đường sá và cả tin người Việt chất phác, thật thà mà không ít khách du
lịch nước ngoài đã bị một số phần tử (xin nhắc lại chỉ một số phần tử) hành
nghề taxi, xe ôm, bán hàng rong “chặt chém” không thương tiếc.
Xin
dẫn chứng một số trường hợp vì lòng tham mà người Việt đã làm vấy bẩn
thanh danh cộng đồng, địa phương mình đang sinh sống và làm hoen ố chính
nhân cách bản thân trước con mắt của người nước ngoài.
Chị
Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi ngụ Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh),
cùng bà Hồ Sư Phong (56 tuổi, Việt kiều Mỹ) và 2 người thân, gọi taxi 7
chỗ của một hãng taxi có tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đi quãng đường chỉ
khoảng 2km.
Kết
thúc hành trình, nhìn đồng hồ tính cước thấy báo số tiền 24 ngàn đồng nên rút
tờ 100 ngàn đồng ra trả, nhưng tài xế (tên Thanh) xua tay nói “không đủ”.
Bà
Phong đành lấy tờ 500.000 đồng ra và yêu cầu trả lại tiền thừa, tài xế chỉ trả
lại bà Phong 25 ngàn đồng rồi nhấn ga bỏ chạy. [1]
Một
nạn nhân khác, ông Atshushi Hirako (quốc tịch Nhật Bản), đón taxi của Hợp tác
xã Vận tải Du lịch 27/7 về khách sạn Khải Hoàn trên Đường 3/2 (Phường 12, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khi
taxi chạy đến ngã tư dường Cách mạng tháng Tám - Điện Biên Phủ (Phường 7, Quận
3) tài xế bất ngờ yêu cầu ông Hirako phải trả 650.000 đồng tiền cước.
Quan
sát đồng hồ tính cước, ông Hirako thấy số tiền chỉ 65.000 đồng, ông trả đủ số
tiền đó và đòi xuống xe ngay.
Vừa
ra khỏi taxi, ông Hirako đã bị tài xế đấm thẳng vào mặt và tiếp tục lớn tiếng
đe dọa nếu không trả đủ số tiền trên.
Chỉ
khi công an Phường 7, Quận 3 xuất hiện thì tài xế taxi mới lái xe bỏ chạy. [2]
Lần
thứ nhất: Họ thuê Nguyễn Văn Chinh (sinh năm 1979, Nam Định) [3], chở xích
lô, chỉ đi từ Hàng Điếu, qua các phố Hàng Chiếu, Hàng Da, Hàng Bông… kết
thúc hành trình ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, người lái xích lô đã lấy
của 2 vị khách này 1,5 triệu đồng. [4]
Lần
thứ hai: Khoảng 19h ngày 16/7/2018, sau khi rời một nhà hàng trên phố Lê Thái
Tổ, quận Hoàn Kiếm, cặp đôi Tây Ban Nha thuê taxi, tài xế là Trần Văn
Phong (sinh năm 1989, trú tại xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định), chở về khách sạn ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.
Khi
đến khách sạn, đồng hồ tính tiền báo 37.000 đồng, khách đưa cho Phong 500.000
đồng, lợi dụng bất đồng ngôn ngữ, Phong dùng trò lừa đảo, trả lại khách 3 tờ
tiền âm phủ, trong đó có hai tờ ghi số 200.000 đồng và 1 tờ mệnh giá 500.000
(vụ việc được Công an Quận Hoàn Kiếm xác minh, kết luận). [5]
Nhận
xét về tình trạng tài xế taxi “chặt chém” du khách nước ngoài, anh Jean -
Jacques Barre của Hãng lữ hành Freewheelin Tours bức xúc: “Tôi nghe rất
nhiều lời phần nàn về taxi ở Hà Nội, nào là bị tính giá cắt cổ, đồng hồ tính
cước trên taxi nhảy nhót loạn xạ...
Ngoài
ra, nhiều du khách bị taxi đưa đi lòng vòng, từ đầu phố đến cuối phố khoảng
1km, nhưng taxi đưa khách qua nhiều con phố khác rồi mới quay lại điểm cần đến”. [6]
Không
chỉ các tài xế taxi và xích lô, tình trạng “chặt chém” du khách nước ngoài còn
có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội từ đánh giày, bán hàng rong
đến các chủ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…; rồi tình trạng đeo bám
hoặc dàn dựng những cảnh thê lương của những người ăn xin, không
chỉ làm cho du khách ức chế, mất hết cả thú vị của hành trình khám phá
Việt Nam mà còn bị ám ảnh lâu dài.
Không
chỉ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các tỉnh thành, nhất là những nơi
có đông khách du lịch quốc tế, một bộ phận người Việt đều có những lối hành xử
đáng lên án đó.
Tất
cả những hành vi xuất phát từ lòng tham, không chỉ làm xấu xí hình ảnh Quốc gia
cũng như hình ảnh người Việt trước du khách, bạn bè quốc tế mà còn làm ảnh
hưởng rất lớn tới ngành Du lịch - một lĩnh vực mà Việt Nam rất có ưu thế và
được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia.
Vì
rằng chỉ cần một du khách viết đôi ba dòng về tình trạng chụp giật, “chặt chém”
hoặc đưa những hình ảnh phản cảm lên các trang mạng xã hội và rất có thể có
hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người tương tác thì sẽ ảnh
hưởng rất lớn hình ảnh Quốc gia và con người Việt Nam.
Anh
Jean - Jacques Barre đã rất thẳng thắn: “… nếu họ đã đến (Việt
Nam - tác giả chú thích) rồi gặp cảnh bị “chặt chém” như vậy thì không
dám quay lại lần thứ hai”. [8]
Với
các di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Tràng An - Bái
Đính, Phong Nha - Kẻ Bàng; với Nha Trang và hàng chục bãi biển tuyệt đẹp;
Với
những địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng như Sapa, Dalat, Phú Quốc …;
Cùng
nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể thế giới được UNESCO công nhận là
những điểm đến hấp dẫn của khách du lịch nước ngoài;
Với
“thiên thời, địa lợi” như vậy, nhưng vì một bộ phận “nhân chưa hoà” mà đã trở
thành rào cản khách du lịch, đồng nghĩa trở thành rào cản đối với sự phát triển
của ngành kinh tế “không khói” đầy tiềm năng của nước nhà.
Theo
bài viết: “Khách Tây du lịch ở ta: Sợ nhất chặt chém, sợ nhì là giao thông” của
tác giả Ngọc Quang (đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam 11/6/2015), Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đã đúc kết những điều mà khách du lịch nước ngoài sợ nhất khi
đến Việt Nam là:
Tình
trạng làm giá, “chặt chém”; an toàn giao thông; ăn xin và ăn cắp vặt; vệ sinh
an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường. [9]
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng
trên đây?
Trước
hết đó
là vì lòng tham vô độ của các đối tượng mà bài viết đã điểm mặt, chỉ tên trên
đây.
Những
người thuộc các đối tượng đó chỉ nghĩ đến những gì họ “tước đoạt” được của
khách du lịch hôm nay mà không nghĩ tới kế mưu sinh ngày mai nên làm ăn, kinh
doanh kiểu xô bồ, chụp giật không chỉ không quan tâm tới lợi ích, danh dự Quốc
gia mà cũng chẳng hề quan tâm tới liêm sỉ, lợi ích lâu dài của mình và con
cháu mình.
Thứ
hai:
Ngành Du lịch trong nước chưa thoát khỏi lối kinh doanh theo kiểu ăn xổi.
Vì
vậy, từ chiến lược phát triển du lịch đến tổ chức các tua du lịch của các
hãng lữ hành còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa coi khách hàng là “Thượng
đế”, chưa có ý thức thu hút du khách quay lại các lần sau, vì vậy thiếu tận
tình, chu đáo, tỉ mỉ trong hướng dẫn, phục vụ khách du lịch nước ngoài.
Thứ
ba:
Trong quản lý xã hội, quản lý chuỗi hạ tầng du lịch như hệ thống khách sạn, nhà
nghỉ, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển còn lỏng lẻo.
Đây
chính là điều kiện thuận lợi để những phần tử xấu, những kẻ tham lam “chặt
chém” khách du lịch.
Thứ
tư: Vấn
nạn tham
ô tham nhũng, mua
quan bán chức, vòi vĩnh của quan chức, công chức, viên chức trong bộ máy
Nhà nước đã tác động, chi phối rất lớn tới nhận thức và hành vi của người
dân.
Trước
vấn nạn đó, với những người không có bản lĩnh sẽ có tư tưởng giậu đổ bìm leo,
té nước theo mưa của lối tư duy “nhà dột từ nóc” dẫn đến làm càn, làm bậy.
Để
Du lịch trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế đồng thời để hình ảnh Quốc gia
và con người Việt Nam không bị ố bẩn bởi lối kinh doanh chụp giật và những
hành vi phi đạo đức, đòi hỏi ngành Du lịch và các cơ quan chức năng cần phối
hợp xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam dài hơi, với tính chuyên
nghiệp cao;
Đồng
thời có giải pháp quyết liệt khắc phục thực trạng trên đây để không làm khách
du lịch nước ngoài thất vọng, rầu lòng khi đến với Việt Nam.
-------------------------
Tài
liệu tham khảo:
No comments:
Post a Comment