Công
an, quân đội thời bình nhiều tướng hơn thời chiến. Đó là một nghịch lý! Nhưng
nếu chỉ về số lượng thì chỉ mới tốn lương bổng từ ngân sách quốc gia. Việc các
tướng biến chất kèm theo quyền lực đã gây thiệt hại khủng khiếp cho đất nước,
tổn hại hình ảnh của lực lượng bảo vệ tổ quốc, an ninh trật tự.
Suốt
chiều dài lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam, chưa
bao giờ tướng các cấp của hai lực lượng này lại bị kỷ luật, thậm chí bị bắt
giam nhiều đến vậy.
Tôi
lại nhìn ở khía cạnh tích cực hơn là tiêu cực. Điều đó nói lên phần nào sự hiệu
quả của cuộc "đốt lò". Một tướng, cấp nhỏ nhất là thiếu tướng, mà có
thực quyền trong tay (lính, súng, quan hệ cấp cao, nắm giữ bí mật,...) thì
không hề đơn giản để bị kỷ luật hay xét xử.
Một
loạt tướng ở cả hai lực lượng bị khui ra cho thấy thực tế có dấu hiệu
"binh kiêu, tướng thoái". Hiện tượng ấy sẽ dẫn đến điều gì khi chiến
tranh nổ ra hoặc đơn giản nhất là trong nước thiếu ổn định. Thật khó để nói ra
trực tiếp nhưng tôi chắc chắn lực lượng an ninh mạng từng đọc câu "hèn với
giặc, ác với dân". Không biết câu này của ai nhưng quân đội, công an từ
Nhân Dân mà ra, có một lịch sử oai hùng chống ngoại xâm lại bị gọi như vậy thật
hết sức cay đắng. Tuy là "vơ đũa cả nắm" song có hiện tượng ấy không
khi minh chứng về sự tha hóa của quân, của tướng cả hai ngành không thiếu trên
báo chí?!
Gia
đình tôi, người thân tôi, bạn bè tôi có những người cầm súng bảo vệ Tổ Quốc.
Họ, người đã hi sinh, người trở về ruộng vườn sống đời bình dị, người vẫn còn
đang khoác lên quân phục cả hai ngành. Tôi gọi họ bằng những cái tên trìu mến
như ông Hai, bác Tư, thằng Năm,... bởi tôi sống với con người họ chứ không phải
cầu vai hay huân chương. Trong số những người quen đó, chưa có ai bị kỷ luật,
chưa có ai gặp người lớn hơn mà không cúi đầu dạ thưa, càng chưa có ai hống
hách với dân...
Cách
đây vài năm, tôi có nói chuyện với đứa em khi nó thắc mắc về "quân lệnh
như sơn" của quân đội. Đại ý: Em được dạy phải phục tùng tuyệt đối mệnh
lệnh cấp trên nhưng nếu có một thứ quân lệnh nào đó bảo em bắn vào Nhân Dân, ví
dụ thế, thì đó là thứ quân lệnh bậy bạ bắn vào nguồn gốc gia đình em lẫn lực
lượng em đang phục vụ. Một đứa em khác được tôi dặn kỹ: Tay của em không bao
giờ được phép vấy máu Nhân Dân. Tay bẩn rửa sạch được, tay của chiến sĩ dính
máu dân thay vì kẻ thù thì cha mẹ em, gia đình em, con cái em không cách nào
rửa sạch!
Trở
lại với những ông tướng biến chất. Họ xứng đáng nhận những bản án. Việc xử
nghiêm các tướng biến chất cho thấy sự cần thiết siết chặt lại kỷ luật của hai
ngành quân đội, công an sau một thời gian buông lỏng. Kỷ luật, xét xử tướng
biến chất cũng là cách trân trọng những người chiến sĩ ở mọi cấp bậc vẫn luôn
không quên nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc. Để Nhân
Dân thấy rằng sự tha hóa ấy đến từ sự biến chất cá nhân chứ không phải sự rệu
rã của lực lượng.
Tướng
thời bình đông hơn thời chiến là một nghịch lý, cần phải nhắc lại điều đó. Và
tướng thời nào cũng vậy, luôn cần tướng tinh chứ không cần tinh tướng!!!
Chú
thích: Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ với mâm cơm cúng 9 bát cho những đứa con ra đi
mãi mãi không về. Thời chiến, luôn có những bà mẹ khóc thầm lặng lẽ tiễn con đi
thì thời bình không thể để bản thân mình tinh tướng trên các máu xương ấy được,
thưa các tướng. (Ảnh Trần Hồng)
No comments:
Post a Comment