Lâu
nay, nhắc đến “Mẹ vắng nhà”, khán giả Việt Nam thế hệ 6x-7x có thể nghĩ đến bộ
phim cùng tên của đạo diễn Trần Khánh Dư, dựa theo truyện ký “Người mẹ cầm
súng” và “Mẹ vắng nhà” của nhà văn Nguyễn Thi, với nguyên mẫu nhân vật chính là
nữ du kích cộng sản Nguyễn Thị Út (1931-1968), tên thường gọi là Út Tịch (vì
chồng bà tên Tịch).
Theo
các tác phẩm rất đậm chất tuyên truyền của ông Nguyễn Thi thì bà Út Tịch chính
là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Còn cái lai quần cũng đánh”. Bà cũng từng
kể: “Hồi chín năm, nghe người ta nói đàn bà đi đái không khỏi ngọn cỏ không
đánh giặc được, tôi tức mình leo tuốt lên ngọn dừa đái xuống coi bi cao, cho
biết”.
Phim
“Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Khánh Dư ra đời năm 1979, đoạt giải Bông Sen Vàng
1980 và một số giải thưởng điện ảnh quốc tế (khái niệm “quốc tế” ở đây được
hiểu là điện ảnh của khối các nước XHCN). Phim được giới phê bình đánh giá là
“đầy chất thơ”.
Năm
1979 cũng là năm nhân vật chính của bộ phim “Mẹ vắng nhà” thứ hai này ra đời –
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
*
* *
Khác
hẳn với “Mẹ vắng nhà” 1979 của “điện ảnh cách mạng”, “Mẹ vắng nhà” 2018 là bộ
phim tài liệu về gia đình của một nữ tù nhân lương tâm – Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh – và phim xoay quanh cuộc sống của gia đình ấy trong những năm tháng Mẹ
Nấm bị nhà nước cộng sản công an trị bắt bỏ tù, chỉ vì cô đã lên tiếng bảo vệ
những nạn nhân của công an, bảo vệ môi trường, chống các tập đoàn-nhóm lợi ích
Formosa, Mường Thanh… Cô là một người bảo vệ nhân quyền, đồng thời cũng là một
nạn nhân của nền chính trị vô pháp vô thiên ở Việt Nam dưới thời cộng sản.
“Mẹ
vắng nhà” 2018 cũng đầy chất thơ, chất nhân văn. Nó khiến người xem ứa nước mắt
vì thương người bà và hai đứa cháu nhỏ “khi mẹ vắng nhà”, và không chỉ có thế,
nó còn khiến khán giả phải tự đặt câu hỏi: Hệ thống chính trị nào có thể đẩy
những người dân lương thiện, vô tội vào tù để gia đình họ phải chịu cảnh ly
tán? Hệ thống chính trị nào lại có những kẻ tối ngày canh nhà dân, ném chất bẩn
vào nhà họ, bóp cổ đấm đá cả người già, phụ nữ, đang tâm chia cắt tình cảm mẹ
con?
Chỉ
có thể là Việt Nam thời cộng sản – Việt Nam xã nghĩa.
“Mẹ
vắng nhà” của đạo diễn Clay Phạm cũng là phim tài liệu đầu tiên về một người
hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, hay có thể nói rộng hơn là phim tài liệu đầu
tiên về phong trào dân chủ Việt Nam.
Trailer phim: https://www.youtube.com/watch?v=fc3r3GDymno
Áp-phích phim “Mẹ
Vắng Nhà”
No comments:
Post a Comment