Với
chính sách cướp đất từ Bắc vào Nam của cộng sản thì Đặng Ngọc Viết, Đoàn Văn
Vươn, Đặng Văn Hiến chưa phải là những người nông dân nổi dậy cuối cùng.
*
Nhà
báo Đinh
Đức Hoàng có nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh. Ông gọi đám nông dân mất
đất nhưng vẫn gắng (gượng) trồng trọt, để sống lay lất qua ngày, là những
người điền vào chỗ trống:
Ở
thôn Hòa Bình, Yên Nghĩa, Hà Nội, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một người đàn ông
ngoài 60, kéo theo một chiếc xe bò chở cây chuối giống, đi vòng quanh. Ông đi
tìm bất kỳ mảnh đất trống nào, những mảnh đất đã được người thành phố mua lại
nhưng chưa xây nhà, để “gửi” những cây chuối vào đấy. Mỗi mảnh vài cây, chắp vá
lại cũng được số lượng lớn. Sau một thời gian, nếu yên ổn không bị ai đòi đất,
ông sẽ có chuối bán.
Đó
là một người nông dân đã từng có đất canh tác, nhưng nay phải đem giống cây đi
“điền vào chỗ trống”, vào những miếng hở của nhà cửa san sát mọc lên. Đất ruộng
của ông ngày trước đã được thu hồi phục vụ cho việc xây dựng khu đô thị. Bản
thân ông, vẫn không có nghề nào ngoài nghề trồng cây. Ở khu vực này, có
nhiều người điền vào chỗ trống như thế.
Chả
riêng chi “ở khu vực này” đâu. Cả nước đâu cũng đều như thế cả. Sau
một chuyến thăm quê, ở miền Nam, tác giả Phương
Toàn thuật chuyện mà ông phải “rào đón” là tuy khó tin nhưng hoàn
toàn có thật:
–
Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo toòng teng trên ghi
đông xe. Bà già hỏi:
–
Mày có cái gì đem vô cho tao đó Tèo ?
-Dạ
không có gì cho ngoại hết, má con nói đem em con vô nhờ ngoại chôn giùm !
Thì
ra má nó nghèo quá không có đất chôn con, nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu
nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.”
Ở
một xứ sở nông nghiệp mà người sống phải tìm đất “để điền vào chỗ
trống,” và kẻ chết cũng chả có chỗ để vùi thây thì đất nước quả
là đang có vấn đề. Và vấn đề này không phải lỗi của thằng đánh
máy mà do thằng cơ chế:
Hiến
pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó
được coi là một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập
niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn,
hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp
1980…
Chiều
18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần
thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và
“quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội
“thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung
ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế
độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.” (Huy
Đức. Bên
Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Rõ
ràng đây là một “quyết định chết người.” Hai nạn nhân mới nhất tên
là Bùi Hữu Tuân và Đặng Văn Hiến. Ông Tuân đã từ trần hôm 12 tháng 7
năm 2018, sau khi tự thiêu để phản đối một bản án oan có liên hệ đến
mồ mả, đất đai.
Ảnh: FB
Cùng
ngày, ông Hiến bị xử chung thẩm y án tử hình sau vụ nổ súng làm 3
người chết, 13 người bị thương tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức ( hồi tháng
10/2016) cũng vì liên quan đến tranh chấp đất đai canh tác…. Zing
News tường thuật:
“Nhiều người thân bị
cáo Đặng Văn Hiến đã khóc lóc, quỳ xuống xin HĐXX xem lại bản án. Nhiều người
cho rằng bản án tuyên đối với bị cáo Hiến là quá nặng. Sau khi tòa tuyên án,
gần trăm người thân của các bị cáo đứng vây trước cửa ra vào phòng xử án, buộc
lực lượng chức năng phải đưa bị cáo rời tòa bằng cổng sau.
Theo cáo trạng, năm
2008, UBND tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 ha đất rừng tại
tiểu khu 1535, để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.
Tuy nhiên, một số hộ
dân đã đến xâm canh trồng điều, cà phê và sang nhượng cho các hộ dân khác.
Trong đó có gia đình ông Hiến, Bình và Hoàng Văn Thắng.
Ngày 23/10/2016, bị
cáo Sửu cùng hơn 30 nhân viên của công ty mang máy móc, hung khí vào san ủi,
phá hủy cây điều, cà phê của nhà ông Hiến và hai hộ dân khác.
Khi phát hiện người
của Công ty Long Sơn đến, bị cáo Hiến lấy súng đi ra thì bị nhóm người của công
ty này chặn lại. Tại đây, bị cáo Hiến đã bắn 1 phát đạn chỉ thiên thì nhóm
người của Công ty Long Sơn dùng đá ném lại.
Bị ném đá, ông Hiến
chạy vào nhà và bắn nhiều phát vào nhóm người của Công ty Long Sơn.
Lúc này, Trường đã
tiếp đạn cho Hiến tiếp tục bắn. Nghe tin người của Công ty Long Sơn đến san ủi
cây, Bình cầm súng chạy lên nhà ông Hiến hỗ trợ. Cả hai đã cầm súng ra khu vực
san ủi, bắn chết 3 người, 13 người khác bị thương.”
Bà
Mai Thị Khuyên, vợ của tử tù Đặng Văn Hiến. Ảnh: Mai Quốc
Ấn
Bản
án của phiên toà phúc thẩm dành cho Đặng Văn Hiến gây ra một làn
sóng dư luận lớn, với hơi nhiều cảm tính. Bình tĩnh và tương đối
khách quan, luật sư Lê
Công Định cho rằng đây chỉ là một “kịch bản” mà thôi:
Tôi
không tin người nông dân mất đất Đặng Văn Hiến ở Đak Nông sẽ bị tử hình, vì
kịch bản sau đây đã được duyệt trước khi trình diễn:
1) Tòa vẫn phải tuyên án tử hình nhằm mục đích răn đe, nếu không sẽ còn nhiều Đặng Văn Hiến khác. Nhưng đó chỉ là án trên giấy!
2) Tuy tòa phúc thẩm y án tử hình, nhưng thẩm phán vẫn mở lối thoát bằng cách nhắc nhở bị cáo và luật sư làm đơn xin ân xá. Nếu không nhận chỉ đạo từ trước, con rối thẩm phán hẳn không dám làm vậy!
3) Chủ tịch nước sẽ nhận đơn xin ân xá và sớm muộn gì cũng chấp nhận ân xá. Nói cách khác, Chủ tịch nước sẽ ghi điểm với công luận vì biết lắng nghe tiếng nói lương tri của chính mình (dù chưa chắc có hoặc còn).
Kịch bản đó được xây dựng trên sự cân nhắc tình hình an ninh chính trị, chứ không dựa vào phân tích luật pháp. Tuy muốn răn đe nhưng sợ rằng nếu tử hình, thì bất ổn xã hội sẽ gia tăng ngoài tầm kiểm soát.
1) Tòa vẫn phải tuyên án tử hình nhằm mục đích răn đe, nếu không sẽ còn nhiều Đặng Văn Hiến khác. Nhưng đó chỉ là án trên giấy!
2) Tuy tòa phúc thẩm y án tử hình, nhưng thẩm phán vẫn mở lối thoát bằng cách nhắc nhở bị cáo và luật sư làm đơn xin ân xá. Nếu không nhận chỉ đạo từ trước, con rối thẩm phán hẳn không dám làm vậy!
3) Chủ tịch nước sẽ nhận đơn xin ân xá và sớm muộn gì cũng chấp nhận ân xá. Nói cách khác, Chủ tịch nước sẽ ghi điểm với công luận vì biết lắng nghe tiếng nói lương tri của chính mình (dù chưa chắc có hoặc còn).
Kịch bản đó được xây dựng trên sự cân nhắc tình hình an ninh chính trị, chứ không dựa vào phân tích luật pháp. Tuy muốn răn đe nhưng sợ rằng nếu tử hình, thì bất ổn xã hội sẽ gia tăng ngoài tầm kiểm soát.
Dù
Đặng Văn Hiến có được “tha mạng” hay không thì sinh mệnh của chế độ
hiện hành cũng vẫn như chỉ mành treo chuông thôi. Trong một đất
nước già nửa
dân số vẫn sống bằng nông nghiệp mà người dân không còn được một
hòn đất (để chọi chim) và chính phủ vẫn cứ nằng nặc đòi “toàn
quyền quản lý đất đai” thì kể như là … tự sát!
Tưởng Năng Tiến
------------------
bài
mới
No comments:
Post a Comment