Wednesday, 25 July 2018

HẬU BIỂU TÌNH : BẮT GIAM, TRỤC XUẤT, PHÁT HIỆN, & GIÁO DỤC (Ánh Liên - VNTB)





Hậu biểu tình (10.06), chính quyền Việt nam tiến hành những hoạt động 'xử lý đối tượng', trong khi một tòa án ở Tp. HCM tuyên án trục xuất đối với Will Nguyễn, thì tòa án tại tỉnh Bình Thuận tuyên phạt tù đối với 10 người tham gia biểu tình trước đó.

Đối với Will Nguyễn, cáo trạng Viện kiểm soát Tp. HCM cáo buộc anh 'tham gia vào dòng người, quay phim, chụp ảnh đăng lên Facebook cá nhân và mạng Twitter' cũng như 'kích động người khác dở bỏ hàng rào của công an'. Với 10 người còn lại, Viện kiểm soát tỉnh Bình Thuận cáo buộc họ đã 'có hành vi quá khích, manh động trong vụ gây rối xảy ra tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong'.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, chính quyền còn tiến hành giam giữ một số người biểu tình để làm rõ hành vi. Và trong diễn biến mới nhất, Trong buổi gặp gỡ cán bộ cao cấp nghỉ hưu sống ở TP. HCM vào ngày 24.07, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, liên quan đến vụ tụ tập, gây rối diễn ra vừa qua, cơ quan chức năng TP.HCM đã phát hiện khoảng 700 người nòng cốt của các vụ tụ tập gây rối. Theo ông, 'những người này vừa tham gia tụ tập gây rối, vừa tham gia vận động, trinh sát, tiếp tế…'. Về phía thành phố, đã lập danh sách những người này, có gặp gỡ, ký biên bản, nhắc nhở, vận động và bàn giao cho địa phương. 

Ảnh: chụp màn hình

Như vậy, cuộc biểu tình vẫn là 'cuộc gây rối' trong mắt chính quyền, và bản thân những người biểu tình nhẹ thì bị nhắc nhở, thẩm vấn bạo lực tại Tao Đàn; nặng thì bị trục xuất hoặc chịu án tù phạt.

Việc xử lý hậu biểu tình cho thấy, bất chấp những cải cách sâu rộng, ĐCSVN vẫn khó chấp nhận tình trạng bất đồng chính kiến được biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào, đặc biệt là biểu tình (thường bị gán cho tội kích động gây rối trật tự công cộng hoặc thậm chí là chống nhà nước). 

Những diễn biến bắt giữ, kết án nặng đang có sự gia tăng trong thời gian gần đây tại Việt nam, đến mức người ta nhận diện - sự bắt giữ này đang cho thấy một sự sợ hãi trong chính quyền khi số người bị bắt giữ và kết án ngày càng có độ tuổi trẻ.

Cách đây không lâu, tổ chức nhân quyền HWR đã có một đệ trình lên Hội đồng nhân quyền LHQ, trong đó yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải phóng tất cả các tù nhân chính trị và duy trì cam kết tôn trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Hoạt động này diễn ra trước thềm Báo cáo tổng hợp định kỳ của Liên Hợp Quốc (UPR) vào tháng 1.2019, mà Việt nam sẽ phải thực hiện nó. Trong đợt đánh giá UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp nhận 182 trong số 227 khuyến nghị mà các nước thành viên LHQ đưa ra. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã ít có những động thái tiến hành để tôn trọng cam kết của mình - và điều đó đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, Human Rights Watch cho biết.

'Việt Nam dường như đang tranh giành danh hiệu một trong những chính phủ đàn áp nhất châu Á,' Phil Robertson , phó giám đốc HWR châu Á cho biết. 'chính quyền do Đảng Cộng sản kiểm soát có hệ thống nghiền nát mọi thách thức và trừng phạt bất kỳ người hoặc nhóm nào mà nó coi là một mối đe dọa đối với độc quyền tuyệt đối về quyền lực.'

Chính quyền Việt Nam thường sử dụng các quy định được giải thích lỏng lẻo trong luật hình sự và các luật khác để giam giữ các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo hay đơn thuần thực hiện các hành vi nhân quyền phổ quát. Trong bảy tháng đầu năm 2018, Chính quyền Việt nam đã kết án và giam giữ ít nhất 27 blogger và các nhà hoạt động. Blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn được gọi là Mẹ Nấm), người bị kết án 10 năm tù vào tháng 6.2017 vì quyền vận động, hiện đang tuyệt thực tại nhà tù số 5 ở tỉnh Thanh Hóa để phản đối tình trạng giam giữ khắc nghiệt.

UPR 2014, Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị sửa đổi các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự và để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua một luật hình sự sửa đổi kéo dài trách nhiệm rộng lớn hơn cho các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền và những người hỗ trợ họ. Trong số này có những điều khoản mới hình sự hóa những hành động không xác định để chuẩn bị phạm tội. Ví dụ, Điều 117 - BLHS 2015 quy định rằng chỉ cần ‘mới suy nghĩ’, đã có thể phải chịu mức án tù từ 1 đến 5 năm.

'Thay vì bãi bỏ hoặc cải cách nhiều luật lạm dụng của mình phù hợp với các khuyến nghị của LHQ, Việt Nam đã làm ngược lại bằng cách sửa đổi chúng để áp dụng rộng rãi hơn', ông Robertson cho hay.

Trong năm 2014, Việt Nam cũng chấp nhận các khuyến nghị để đảm bảo quyền tự do báo chí và Internet. Vào tháng 06.2018, Quốc hội Việt nam lại thông qua Luật an ninh mạng bị đánh giá là quá rộng và mơ hồ , hạn chế quyền tự do ngôn luận trên internet.

Hiện trạng lùi 1 bước và tiến 2 bước (bao gồm cả việc thực hiện mặc cả, trao đổi con tin nhân quyền với thương mại) trong trấn áp những người bất đồng chính kiến diễn ra như một thực tế đầy khắc nghiệt. Do đó, mới đây nhất, trên RFA đã đăng tải bài viết của nhà báo Cát Linh, nhấn mạnh: Nhân quyền Việt Nam: Không thể trông đợi từ chiêu bài 'mặc cả'

Đòi hỏi Việt nam phải thực hiện nghiêm túc các giá trị nhân quyền đã cam kết với quốc tế đang là xu hướng trong và ngoài nước, giữa các nhân đấu tranh nhân quyền và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nó không khác gì việc, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng trước sự kiện Will Nguyen, là dù mừng Will Nguyen đoàn tụ với gia đình, nhưng tổ chức này nhấn mạnh, đáng lý ra, việc bắt giữ không nên xảy ra.








No comments:

Post a Comment

View My Stats