Hàn Vĩnh Diệp
26/07/2018
Tạp
chí Hồn Việt – số 127, tháng 7 năm 2018 đăng bài “Chúng ta có mất đảo hay không?” Bài báo không ghi tên
tác giả, cuối bài có ghi “Theo trang web Theo dòng sử Việt, ngày
13-6-2018”. Đại thể, bài báo có mấy ý lớn sau:
1. Việt Nam Cộng hòa đã để mất toàn bộ Hoàng Sa vào tay Trung
Quốc, năm 1974. Mỹ đã đi đêm với Trung Quốc, làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm
toàn bộ Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa.
2. CHXHCN Việt Nam chỉ mất một đảo chìm Gạc Ma trong quần đảo
Trường Sa. Quân đội nước CHXHCN Việt Nam đã tử thủ, kiên quyết giữ đảo, 64
chiến sĩ Quân đội Nhân dân VN đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ đảo. Từ
đó đến nay chưa bị mất thêm đảo nào. Chúng ta hiện kiểm soát và quản lý trên 21
rạn san hô và đảo đá, 14 cơ sở trên các bãi cạn. Việt Nam đang là nước giữ và
quản lý nhiều đảo nhất ở Trường Sa.
3. Chính phủ CHXHCN Việt Nam trước sau như một, vẫn tuyên bố chủ
quyền với Hoàng Sa. Việt Nam là nước lên án mạnh mẽ nhất việc Trung Quốc quân
sự hoá biển Đông. Ngư dân ta vẫn ngày đêm ra Hoàng Sa đánh bắt cá. Hàng ngày
các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của ta vẫn trực chiến để bảo vệ ngư dân, bảo vệ
việc khoan thăm dò và khai thác tài nguyên trước việc phá hoại của tàu Trung
Quốc.
4. Đảng và chính phủ ta đấu tranh bằng hoà bình và luật pháp
quốc tế, chứ không phải bằng cách mang quân ra phang nhau với Trung Quốc để
Trung Quốc có cớ gây chiến với Việt Nam.
Đọc
bài báo trên, chúng tôi không hiểu tác giả và Ban Biên tập tạp chí Hồn Việt
đăng lại bài này muốn nêu lên sự thật về tình hình biển đảo ở biển Đông hay
xuyên tạc sự thật; viết “lấy được” để bào chữa, bao che cho thất bại ê chề về
chính trị – ngoại giao – quân sự trên lãnh hải nước ta ở biển Đông? Tác giả
không biết hay cố ý nói càn về việc Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa?
Năm
1956, lợi dụng khoảng thời gian trống khi quân đội Pháp rút quân khỏi chiến
trường Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, họ đã đánh chiếm các nhóm đảo phía
đông Hoàng Sa. Năm 1974, lại thừa cơ lúc quân đội Mỹ chấm dứt sự can thiệp vào
chiến tranh Việt Nam, rút quân về nước theo hiệp định Paris, họ lại xua quân
đánh chiếm nốt các nhóm đảo phía tây Hoàng Sa, hoàn tất việc xâm lược quần đảo
Hoàng Sa.
Thời
điểm này quân đội Việt Nam Cộng hòa đã kiên quyết, dũng cảm chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng, để đánh quân xâm lược Trung Quốc giữ đảo chứ không phải ‘tử thủ’
bó tay trước quân xâm lược như trận đánh ở đảo Gạc Ma, năm 1988. Cùng thời gian
này, họ đã đánh chiếm 7 đảo trong quần đảo Trường Sa chứ không chỉ có một đảo
Gạc Ma. Các đảo bị chiếm đóng không phải nằm bên lề quần đảo Trường Sa mà cài
răng lược giữa các đảo của ta. Từ các cứ điểm này, nếu chiến sự xảy ra, họ có
thể xua quân nhanh chóng đánh chiếm các đảo do ta quản lý ở Trường Sa.
Đảng,
chính phủ, quốc hội, các nguyên thủ quốc gia, đảng của ta hầu như chưa có lời
tuyên bố chính thức, công khai về sự xâm lấn của Trung Quốc đối với Hoàng Sa –
Trường Sa; về đường ‘lưỡi bò’ trên lãnh hải ở biển Đông của ta. Thảng hoặc khi
có những sự cố nghiêm trọng, người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt Nam mới ra
tuyên bố, lần nào cũng nhắc đi nhắc lại một câu nhàm chán “Việt Nam có đầy đủ
chứng cứ lịch sử và pháp lý…”. Trên các diễn đàn quốc tế hoặc khu vực, đại diện
của Việt Nam thường không đả động đến hoặc nói chung chung, không chỉ trích
đích danh đến hành động, âm mưu bá quyền, bá chủ của Trung Quốc trên biển Đông…
Trong
khi đó, các nguyên thủ nhà nước, đảng, các chính giới, hệ thống truyền thông từ
Trung ương đến địa phương; sách giáo khoa… của Trung Quốc đều liên tục công
khai, khẳng định chủ quyền ‘lâu đời’ của họ hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa
trên biển Đông của Việt Nam mà họ gọi là Tây Sa – Nam Sa thuộc biển Nam Trung
hoa (Nam Hải); họ ngang nhiên sáp nhập Hoàng Sa – Trường Sa vào thành phố Tam
Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam. Tàu chiến, tàu thăm dò địa chất – tài nguyên biển,
phi cơ, tàu đánh cá có vũ trang … của Trung Quốc hoành hành khắp vùng lãnh hải
biển Đông của Việt Nam; đuổi đánh, cướp giật ngư dân; bắn rơi máy bay; ngăn cấm
các công ty nước ngoài liên kết khai thác tài nguyên trên thềm lục địa Việt
Nam… Tất cả những hành động có tính chất xâm lược ấy đều không được các lực
lượng vũ trang ta phản công kịp thời, thích đáng.
Theo
tác giả bài báo trên nếu ta phản ứng bằng quân sự, sẽ tạo cớ để Trung Quốc gây
chiến với Việt Nam. Thực tế đã bác bỏ luận điệu sai trái này. Những lần Trung
Quốc đưa tàu chiến, máy bay xâm phạm lãnh hải Malaysia, Philippines – vùng biển
nằm trong phạm vi ‘đường lưỡi bò’ mà họ cho là của họ; các nước này đã đưa tàu
chiến, máy bay ra nghênh chiến, đánh đuổi, quân Trung Quốc phải bỏ chạy. Chắc
chắn tiềm lực quân sự của Malaysia, Phillipines không hơn Trung Quốc, nhưng
Trung Quốc không vịn vào điều này để tạo cớ gây chiến tranh.
Đảng
và chính phủ ta chủ trương ‘đấu tranh hoà bình và bằng luật pháp quốc tế’. Nếu
đã khẳng định ta có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý, vậy tại sao không kiện
ra toà án quốc tế như Phillipines đã làm và đã thắng kiện? Biết Trung Quốc là
‘anh bạn láng giềng xấu tính’, không thể dùng lý lẽ, luật pháp quốc tế nói
chuyện với họ được, sao vẫn chủ trương đàm phán song phương; từ chối đề nghị ba
nước Malaysia – Brunei – Philippines cùng liên kết đấu tranh với Trung Quốc?
Đối
với tình hình trong nước, tác giả còn dùng những luận điệu sai trái như trên để
vu khống, xúc phạm những người dân yêu nước, xuống đường biểu tình tố cáo tội
ác của giặc xâm lược, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc.
***
Để
hiểu thêm dã tâm xâm lược Hoàng Sa của Trung Quốc, ai là người đã đồng lõa và
làm ngơ cho TQ thực hiện vụ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xin đọc thêm bài: “Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974”
đăng trên báo Giáo dục Việt Nam; bài “Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974”,
đăng trên báo Tiếng Dân; và bài “Cuộc đụng độ 1974 tại Tân Sơn Nhất giữa Trung tướng Ngô Du và
Thiếu tướng Lê Quang Hòa và ý kiến của Lê Đức Thọ, Lê Duẩn ngay sau khi Trung
Quốc chiếm Hoàng Sa 19-1-1974”, đăng lại từ blog Quê Choa của nhà văn
Nguyễn Quang Lập.
Dưới
đây là nguyên văn bài báo “Chúng ta có
mất đảo hay không?” trên tạp chí Hồn Việt – số 127, tháng 7 năm 2018.
_____
Chúng ta có mất đảo hay không?
*
Hoàng Sa
Muốn
biết Hoàng Sa đã mất như thế nào có lẽ các bạn nên hỏi Mỹ là rõ nhất. Như các
bạn đã biết, Việt Nam Cộng hòa đã để mất toàn bộ Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Năm 1974, chính Mỹ đi đêm với Trung Quốc rồi làm ngơ cho Trung Quốc chiếm toàn
bộ Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa. Nhưng Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ta vẫn trước sau như một tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa. Ngư dân ta
vẫn ngày đêm ra Hoàng Sa đánh bắt để khẳng định chủ quyền mặc dù bị tàu Trung
Quốc xua đuổi và húc chìm, nhưng không bao giờ chửi bộ đội của ta hèn.
Bởi
vì quân với dân ta hằng ngày vẫn đấu tranh để khẳng định chủ quyền, những va
chạm đâm húc vẫn xảy ra hằng ngày hằng giờ. Nếu không tin, hè này các bạn làm
ngay chuyến du lịch ra Lý Sơn rồi tiếp xúc hỏi han ngư dân đánh bắt tại ngư
trường Hoàng Sa xem tình quân dân của họ khăng khít, hỗ trợ nhau như thế nào nhé!!
Vậy mà người trong bờ đọc mấy tin tức kích động rồi cứ gào lên chửi cả Đảng,
chửi cả Chính phủ hèn. Chúng ta nên hiểu, tranh chấp lãnh thổ trên biển là vấn
đề hết sức nhạy cảm, không phải động tí là lái tàu chiến ra mà bắn nhau, nó sẽ
ảnh hưởng đến tồn vong của cả dân tộc. Với tiềm lực của Việt Nam so với Trung
Quốc hiện nay cũng không thể đem quân đội đánh chiếm lại Hoàng Sa được. Chỉ cần
nhẹ nhàng thế này, Trung Quốc nó chả cần đánh đâu, nó đã chặn luôn dòng chính
sông Mekong bằng 7 cái đập thủy điện khổng lồ rồi, giờ nó chỉ cần không xả
xuống thôi là hàng chục triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vô cùng khốn đốn.
Chắc
hẳn các bạn đều biết đến câu ca “Chín dòng Cửu Long nuôi lớn các con thơ” hay
câu ca “Chín dòng Cửu Long như chín con Rồng” chứ? Như thế là các bạn hiểu tầm
quan trọng của con sông Mekong như thế nào rồi đấy. Thế nên những ai đòi cướp
lại Hoàng Sa bằng máu của các chiến sĩ bộ đội thì hãy tìm hiểu kỹ hơn đi trước
khi thể hiện mình bằng võ mồm.
*
Trường Sa
Quân
đội nước CHXHCN Việt Nam chỉ để mất mỗi đảo chìm Gạc Ma năm 1988 (trong một lần
tử thủ kiên quyết giữ đảo – 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu
đến hơi thở cuối cùng). Từ đó đến nay chưa bị mất thêm đảo nào, thậm chí Việt
Nam là nước giữ và bồi đắp thêm nhiều đảo nhất ở Trường Sa.
Việt
Nam liên tục xây dựng các căn cứ quân sự hậu cần của mình và tăng số lượng kiểm
soát trên các đảo, từ 5 đảo ban đầu tiếp nhận từ tay Việt Nam Cộng hòa, hiện
chúng ta đã kiểm soát và quản lý trên 21 rạn san hô và đảo đá, 14 cơ sở trên
các bãi cạn, vậy thử hỏi là bán đảo hay thu về??? Và cũng nói lại cho rõ: Việt
Nam đang là nước giữ và quản lý nhiều đảo nhất ở Trường Sa. Quân đội ta vẫn
ngày đêm giữ chắc tay súng canh giữ chủ quyền biển đảo cho quê hương, thậm chí
Chính phủ ta còn xây dựng rất nhiều nhà giàn giữa biển khơi để canh giữ vùng
biển của ta. Mọi người thấy nước nào giữ biển bằng cách xây dựng nhà giàn giữa
biển chưa? Giông bão, thiếu thốn đủ bề vẫn bám trụ, vậy mà có một số người
trong bờ cứ tuyên truyền và khẳng định như đinh đóng cột rằng Hoàng Sa, Trường
Sa là của Trung Quốc rồi, Chính phủ Việt Nam đã bán hết đảo. Nếu là một người
hiểu chuyện, thử hỏi khi nghe bọn chống phá xuyên tạc như thế có bất bình
không?
Ở
hội nghị ASEAN vừa rồi, Việt Nam ta là nước lên án mạnh mẽ nhất việc Trung Quốc
quân sự hóa ở biển Đông. Việt Nam cũng là nước hăng hái nhất vận động các nước
ra Bộ quy tắc ứng xử chung ở biển Đông (COC). Chính phủ ta cũng không ngừng đưa
vấn đề Trung Quốc quân sự hóa biển Đông đến khắp các diễn đàn quốc tế lớn nhỏ,
từ song phương tới đa phương. Chúng ta cũng đưa vấn đề này vào tất cả các tiếp
xúc quan hệ ngoại giao quốc tế với tất cả các nước trên thế giới. Gặp nước nào
Chính phủ ta cũng kêu gọi duy trì ổn định hòa bình ở biển Đông, để kéo sự ủng
hộ cho Việt Nam. Chính phủ ta cũng hợp tác với rất nhiều nước để khai thác tài
nguyên ở biển Đông như Nga, Mỹ, Tây Ban Nha… nhằm kéo lợi ích của các quốc gia
đó vào biển Đông. Hằng ngày các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của ta vẫn trực
chiến để bảo vệ ngư dân, bảo vệ việc khoan thăm dò và khai thác tài nguyên
trước việc phá hoại của tàu Trung Quốc. Vậy mà có một bộ phận không nhỏ trong
bờ vẫn cứ gào ra rả chửi Đảng, chửi Chính phủ bán biển đảo cho Trung Quốc, đòi
phải “mạnh tay”, đòi phang Trung Quốc bằng máu và sinh mạng chiến sĩ…
Đảng
và Chính phủ ta đấu tranh bằng hòa bình và luật pháp quốc tế, khẳng định độc
lập chủ quyền bằng quan hệ quốc tế, vị thế trên chính trường quốc tế, chứ không
phải bằng cách mang quân đội, tàu chiến và sinh mạng chiến sĩ bộ đội ra phang
nhau với Trung Quốc rồi để Trung Quốc có cớ gây chiến với Việt Nam. Chưa biết
thắng thua nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ tụt hậu cả trăm năm. Vì thế các bạn hãy
dừng ngay cái tư tưởng hung hăng, rằng chúng ta đang sợ Trung Quốc, rồi bài
Trung Quốc đi. Bởi vì dù thế giới có xoay chuyển như thế nào đi nữa, biên giới
vẫn không thay đổi được và chúng ta vẫn phải sống cùng “anh bạn láng giềng” xấu
tính kia.
Cũng
xin hỏi đi biểu tình chống Trung Quốc có đòi lại được đảo nào không các bạn? Có
làm Trung Quốc nó yếu thêm tí nào không, hay chỉ làm cho chính nội tình đất
nước chúng ta thêm phần rối ren? Các bạn chưa rõ sự tình, chưa rõ vấn đề đã kéo
nhau xuống đường gây hỗn loạn. Chưa có phát súng nào của giặc ngoại xâm nổ ra
nhưng trong nhà đã đổ máu và đầy thương tích. Dân tộc ta vốn có truyền thống
yêu nước thương nòi và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn là biểu tượng đẹp
trước mắt bạn bè thế giới.
Cuối
cùng chỉ mong tất cả chúng ta NÊN ĐỌC, HIỂU ĐÚNG VÀ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG.
Theo
trang web Theo dòng sử Việt, ngày 13-6-2018
No comments:
Post a Comment