Thường, các chính trị gia đọc ý kiến đề xuất chính
sách của các chuyên gia và sau đó chọn ra chính sách mà mình tin là phù hợp.
Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hiện nay cũng vậy. Chiến lược “Hoà Nga, chống
Tàu” đã được nhiều chuyên gia hàng đầu Hoa Kỳ nói nhiều lần và tổng thống hiện
nay của Hoa Kỳ là Donald Trump đem ra áp dụng.
Năm 2016, Foreign Affairs, tờ báo về chính sách hàng
đầu của Hoa Kỳ và đứng sau nó là Council on Foreign Relations — một viện nghiên
cứu về chính sách của Hoa Kỳ — đã có loạt bài của các chuyên gia về Nga, đưa ra
các góc nhìn, mổ xẻ từ văn hoá, lịch sử cho đến chính trị Nga.
Nhận định chung của Foreign Affairs trong loạt bài
của các chuyên gia về nước Nga của Putin rằng Nga hiện nay như một con gấu bị
thương nhưng vẫn còn mạnh mẽ. Đó là một đất nước đủ mạnh để đòi hỏi sự chú ý và
tôn trọng, nhưng quá yếu để áp đặt ý chí lên toàn bộ thế giới. Nó tự hào về
lịch sử và những truyền thống của nó, nhưng quá bấp bênh để có thể dung chứa
một sự tự do về chính trị. Nó đủ giàu để chi trả những khoản tiền lớn cho các
dự án phung phí, nhưng quá tham nhũng và cô lập để có thể thịnh vượng.
Tóm lại, nhận định chung của các chuyên gia hàng đầu
về Nga hiện nay rằng họ không đánh giá cao Nga. Cái thời mà Liên Xô với Nga là
hạt nhân trung tâm chia đôi thế giới đã là dĩ vãng.
Vì vậy mà dù nói ra hay không, những người hiểu biết
về chính trị đều biết rằng Trung Quốc với 1,4 tỉ người và là một cường quốc
đang lên mới là đối thủ chính của Hoa Kỳ — một nước soán ngôi bá chủ thế giới
từ Đế quốc Anh mới chỉ hơn 70 năm nay, ngay sau Thế chiến Thứ Hai.
American First do đó không chỉ là “Nước Mỹ Trên Hết”
mà nó còn là “Nước Mỹ Dẫn Đầu”. Mà muốn dẫn đầu thì phải ráng hoà Nga, dành sức
để chống Trung Quốc. Nó cũng như năm xưa, trong cuộc Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ
đã hoà Trung Quốc để chống Liên Xô vậy. Còn Trung Quốc thì dùng chính sách “Hoà
Nga, chống Mỹ”. Đó là cuộc chiến chân vạc của 3 bên giành ngôi bá chủ.
Chống Trung Quốc không chỉ có đương kim tổng thống
Donald Trump, mà trước đó còn có tổng thống Barack Obama. Barack Obama định
dùng chiến lược TPP (Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương) để lập
nên một liên minh thương mại nhằm cô lập Trung Quốc, chống lại chiến lược Một
Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc.
Nay tổng thống Donald Trump đổi chiến lược lại. Thay
vì dùng chính sách đa phương như TPP, thoả hiệp tất cả các nước trong cùng một
liên minh về các cam kết, và phải tốn nhiều thời gian để đàm phán, thì Donald
Trump dùng chính sách song phương, chỉ đàm phán giữa Hoa Kỳ và một nước đối
tác. Ưu điểm của chính sách song phương đó là nó được đàm phán, thoả hiệp, và
trả đũa rất nhanh.
Nói như vậy để thấy rằng chống Trung Quốc không chỉ
có Donald Trump, mà trước đó còn có Barack Obama, và có lẽ còn cả các tổng
thống Mỹ kế tiếp nữa. Bởi vì nếu không chống Trung Quốc thì có lẽ Hoa Kỳ sẽ trở
thành American Second, tức Nước Mỹ Đứng Thứ Hai — ngôi vị bá chủ thế giới của
nước Mỹ trong 70 năm qua sẽ tụt mất vào tay Trung Quốc.
Nói thêm, các bài trong loạt bài về Nga của tạp chí
Foreign Affairs đều rất hay và nên dịch. Đọc để hiểu hơn về nước Nga, và đọc để
hiểu hơn những “bộ não” đằng sau các chính sách của Hoa Kỳ nghĩ gì về nước Nga
và thế giới.
Nguyễn
Huy Vũ
21.7.2018
21.7.2018
*
FOREIGNAFFAIRS.COM
A look inside the May/June issue of Foreign Affairs.
No comments:
Post a Comment