Wednesday, 25 July 2018

BẢN ÁN CHO NGUYỄN HẢI LONG hay BẢN ÁN CHO CHẾ ĐỘ CSVN? (tin tổng hợp)





Khi toà án Cộng hoà Liên bang Đức chính thức kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù vào ngày 25/07/2018 vì tội tham gia trợ giúp mật vụ CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin thì đó cũng chính là bản kết tội "bán chính thức" đối với nhà cầm quyền CSVN.

Tại phiên toà, có sự thương lượng về việc giảm mức án 4 năm đề nghị bởi Công tố Liên Bang Đức sau cùng xuống còn 3 năm 10 tháng. Tuy nhiên đó là sinh hoạt của toà án. Ở tầm mức quốc gia, Nguyễn Hải Long chỉ là một cá nhân, một con tốt thí trong bàn cờ ngoại giao giữa một tập đoàn cai trị kiểu mafia ở Ba Đình và một chính quyền tuyệt đối tôn trọng pháp luật và những nguyên tắc bang giao quốc tế là Cộng hoà Liên bang Đức. 

Có thể trong thương thảo ngoại giao, chính phủ Đức sẽ dừng lại ở Nguyễn Hải Long và không truy tố thêm những tên chủ chốt của mật vụ CSVN và toà đại sứ CSVN tại Đức đã tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh; điển hình là trung tướng công an Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an - người chỉ huy vụ bắt cóc hoặc ngay cả Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Tuy nhiên, bản án phán quyết bởi toà án liên bang chính là sự xác nhận và là bản án chính trị của chính phủ Đức còng đầu cái gọi là danh dự / uy tín của đảng và nhà cầm quyền CSVN: đó là một chế độ mafia, một tập đoàn tội phạm. 

Bên cạnh đó, đối với công luận thế giới, bản án này cũng đã chứng minh hùng hồn, lột trần và kết tội hành vi láo khoét của Bộ Ngoại giao, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng và nhà nước CSVN khi liên tục "khẳng định" rằng Trịnh Xuân Thanh tự ra đầu thú. 

Một tập đoàn tội phạm mafia, một hệ thống cầm quyền láo khoét. Đó là những gì mà lãnh đạo, nhân viên của các chính phủ nước ngoài nghĩ đến khi miệng cười bắt tay với những tên lãnh đạo CSVN. 

Đó cũng là hình ảnh của đảng và nhà nước "quang vinh" CSVN dưới mắt nhìn của cộng đồng nhân loại. 

26.07.2018

---------------------------------

XEM THÊM
BBC Tiếng Việt
25 tháng 7, 2018

Tòa án ở Berlin, Đức hôm 25/7 kết án 3 năm 10 tháng tù với một người gốc Việt vì tội tham gia giúp đỡ trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Bị cáo người Czech gốc Việt sinh sống ở Prague, được giới chức Đức gọi tên là ông Long N. H, đã khai nhận tại tòa tuần rồi là ông tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người đã bị kết án chung thân ở Việt Nam.

Chiều hôm 24/7/2018, tại phiên Tòa thượng thẩm ở thủ đô Berlin, đại diện Công tố Viện của Đức đã đề nghị mức án 4 năm tù giam với bị cáo, luật sư của bị cáo đề nghị giảm xuống còn 3 năm 6 tháng và ông Long N. H. đã 'đồng tình với luật sư' của ông.

Từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng, người trực tiếp có mặt và theo dõi phiên Tòa, cho BBC Tiếng Việt biết bản luận tội và tuyên án của Tòa mở đầu với những câu như "nghiêm trọng chưa từng có", "như chuyện trinh thám thời chiến tranh lạnh" v.v...

"Bản luận tội của Toà được bà Chánh án đọc trong gần 70 phút, tỉ mỉ bối cảnh VN thời điểm dẫn đến việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đi, quá trình Việt Nam cố gắng công khai qua các cấp có thể để vận động CHLB Đức trao ông Trịnh Xuân Thanh, song song với việc lên kế hoạch bắt ông Thanh để rồi khi Thủ tướng CHLB Đức trả lời không thể thì lập tức tiến hành 'vụ bắt cóc' ông Thanh.

"Diễn biến 'vụ bắt cóc' được thuật lại tỉ mỉ theo trình tự thời gian. Phần kết tội bị cáo Long N.H. được biện luận chặt chẽ, có tính tới cả các yếu tố giảm nhẹ... Luật sư của ông Trịnh Xuâh Thanh bằng lòng với bản án. Bị cáo Long N.H. được giải thích quyền khiếu nại và cách thức khiếu nại bản án, nếu muốn."

Trước đó, hôm 24/7, cũng nhà báo Lê Mạnh Hùng từ phiên tòa cho BBC hay:

"Bước đột phá dẫn tới việc kết án nghi can Long N. H. có thể được diễn ra sớm hơn dự kiến (theo ban đầu là tới cuối tháng Tám) chính là bản thú nhận tội lỗi của nghi can đã được đưa ra tại phiên toà hôm thứ Ba, ngày 17/7/2018, xác nhận rõ việc tham gia vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh của nghi can là hoàn toàn đúng, nghi can được thông tin trước về mục đích của kế hoạch bắt cóc và đã đồng tình tham gia.

"Trong khi luật sư Đức đầu tiên của ông Long N. H. là ông Stephan Bonell luôn chủ trương cãi trắng án cho thân chủ đến cùng, thì hai vị luật sư xuất hiện sau là Alexander Sättele và Simon Keßler có lẽ nhận thức được khả năng thoát tội của thân chủ rất thấp nên đã chủ trương kết thúc phiên toà chóng vánh, hy vọng nghi phạm có thể được giảm án bằng cách cố vấn cho ông Long N.H. đưa ra lời thú tội."

Dự kiến tuyên án

Vẫn theo nhà báo tự do từ Berlin, Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh có mặt tại phiên tòa đã không có ý kiến gì về mức án mà Viện Công tố đề nghị với bị cáo Long N.H., năm nay 47 tuổi.

"Lời tuyên án dự kiến sẽ do bà Chánh án chủ toạ phiên toà Regine Grieß đọc vào lúc 15 giờ địa phương, thứ Tư ngày 25/7/2018 tại toà Thượng thẩm Berlin, trước sự chứng kiến của năm người trong bồi thẩm đoàn, hai vị đại diện Viện Công tố Liên bang Đức, hai luật sư đại diện cho ông Long N.H., một luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh, hai thông ngôn người Việt," nhà báo Lê Mạnh Hùng cho biết thêm về dự kiến việc tuyên án với bị cáo.

"Trong giới quan sát dự kiến có sự hiện diện của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Berlin, một số tờ báo của Đức và Việt Nam cùng khoảng trên dưới 20 người dân thường tới dự khán."

Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là đã 'biến mất' khỏi Đức vào ngày 23/7/2017 và sau đó xuất hiện trên truyền hình Việt Nam vào ngày 03/8/2017 qua một băng video trong đó nhà cầm quyền Việt Nam có vẻ muốn cho thấy ông Thanh tuyên bố "tự nguyện về nước đầu thú."

"Nhưng những gì diễn ra qua phiên toà tại Berlin và lời nhận tội của nghi can Long N.H. đã được làm rõ đây là một vụ bắt cóc người giữa ban ngày tại Công viên sở thú Berlin (Berliner Tiergarten)," nhà báo Lê Mạnh Hùng bình luận thêm với BBC hôm thứ Ba.

"Vụ việc dường như được cho thấy đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ công an Việt Nam, với sự chỉ huy trực tiếp của Trung tướng an ninh Đường Minh Hưng cùng sự tham gia của các sĩ quan an ninh Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, cùng một số Việt Kiều sinh sống tại Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia..."

"Việc ông Trịnh Xuân Thanh có thể được đưa về Việt Nam qua ngả một số nước Đông Âu cũng đã dẫn tới rắc rối ngoại giao ngày càng lan rộng sang cả những nước này, trong khi khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước Đức và Việt Nam, với việc Việt Nam được cho là đã 'làm đánh mất niềm tin' đối với Đức và các nước trong khối EU, là hậu quả nặng nề nhất do vụ bắt cóc gây nên", nhà báo Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh điều được cho là nhận xét của chính giới và truyền thông Đức suốt trong thời gian qua.

Phiên tòa xét xử bị cáo, nghi can Long N.H. khai mạc từ ngày 24/4/2018 tại Berlin, trải qua 17 phiên xử án với nhiều tài liệu, chứng cứ được trình tòa, cùng sự xuất hiện của khoảng hơn 20 nhân chứng, gồm các quốc tịch Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, cùng các nhân viên điều tra của cảnh sát Đức.

Cũng tại phiên Tòa này, bà Trần Dương Nga, vợ của ông Trịnh Xuân Thanh đã hai lần xuất hiện vào các hôm 7 và 15/5/2018, trong khi một người khác là ông Vũ [Đình Duy], một cựu quan chức khác trong ngành dầu khí của Việt Nam, cũng đã xuất hiện trong cùng khoảng thời gian và đều với tư cách là nhân chứng.

------------------
Tin liên quan


















No comments:

Post a Comment

View My Stats