S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Tác
giả gửi đến Dân Luận
07/07/2018
Thay
vì một vòng hoa, một nén nhang, hay một lời ai điếu, tôi xin mượn một
câu thơ của Thâm Tâm để đưa Võ Thị Thắng về nơi an nghỉ cuối cùng. Hoa
hoè, nhang khói, điếu văn này nọ (e) không thiếu trong tang lễ “trọng
thể” dành cho chị – theo như tường trình của VOV:
“Vào
lúc 7h30 sáng nay (25/8), tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng thành phố Hồ Chí Minh,
Lễ truy điệu bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng,
nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục du lịch đã được tổ chức trọng thể…”
“Đọc
điếu văn tại lễ truy điệu, trong niềm tiếc thương sâu sắc, ông Hoàng Tuấn Anh,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Trưởng ban lễ tang xúc động ôn lại
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của bà Võ Thị Thắng, người con của Nam
Bộ thành đồng với ‘nụ cười chiến thắng’ đã trở thành một trong những biểu tượng
cao đẹp cho thế hệ anh hùng trong cuộc kháng chiến giành độc lập – tự do –
thống nhất đất nước. Tinh thần Võ Thị Thắng là tấm gương sáng cho các thế hệ
noi theo.”
Tôi
sinh ra đời sau Võ Thị Thắng khá lâu nên không biết chi nhiều về “cuộc
đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang” của chị. Do tìm hiểu thêm
cũng biết được ba điều bốn chuyện, xin được chia sẻ với mọi người.
Theo
vnexpress:
Bà
Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt
đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho
cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long
Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận
dân tộc giải phóng huyện Bến Lức – Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về
Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên – sinh viên – học sinh...
Đất
nước thống nhất, người phụ nữ với nụ cười chiến thắng năm nào bước sang chính
trường khi tham gia công tác tại Thành đoàn, rồi ở Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM,
sau đó được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, được trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII và Khóa IX; Đại
biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, rồi Tổng cục trưởng Du lịch, Chủ tịch Hội
hữu nghị Việt Nam – Cu Ba.
Phóng viên Nguyễn Thị Nhi, tạp chí Hướng Nghiệp, cũng cho biết thêm đôi nét về quá trình hoạt động cách mạng của Võ Thị Thắng:
Phóng viên Nguyễn Thị Nhi, tạp chí Hướng Nghiệp, cũng cho biết thêm đôi nét về quá trình hoạt động cách mạng của Võ Thị Thắng:
“Chị
được giao nhiệm vụ điều tra quy luật hoạt động của tên Trần Văn Đỗ và tổ chức
ám sát hắn. Trần Văn Đỗ là Trưởng phường Phú Lâm, quận 6 Sài Gòn nhưng thực
chất là tên mật vụ chỉ điểm có nhiều nợ máu với nhân dân. Ngày 27-7-1968, sau
khi nắm tình hình địch, chị cải trang để đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai
đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác với thường lệ, tên Đỗ đi ngủ sớm, chị
tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều
không nổ. Thấy động, tên Đỗ tỉnh dậy, chị bắn lần thứ ba nhưng không trúng.
Cảnh sát ập đến bắt chị. Suốt đêm đó và mấy ngày sau chúng tra tấn chị một cách
dã man bằng nhiều cách: tra điện, đóng đinh vào ngón tay nhưng chị quyết không
khai báo.”
Ngày
2-8-1968, chúng đưa chị ra tòa và kết án 20 năm tù khổ sai về tội chủ mưu giết
người. Đứng trước tòa, khi nghe phán xét, chị Thắng cười và nói: ‘Tôi chỉ sợ
chính quyền của các ông không tồn tại để thi hành bản án về tôi’. Một phóng
viên nước ngoài đã chụp được nụ cười của chị Võ Thị Thắng trong giây phút đó.
Bức ảnh với tên gọi ‘Nụ cười chiến thắng’ đã trở thành biểu tượng cho khí phách
anh hùng của phụ nữ Việt Nam.”
Nói cho chính xác thì tội danh
của chị Võ Thị Thắng là “khủng bố,” chứ không phải
là “chủ mưu giết người.” Ông Trần Văn Đỗ, may mắn,
thoát chết nhưng nhiều người khác thì không.
Cùng
với những loạt đạn pháo kích từ ngoại ô vào trung tâm thành phố,
Lực Lượng Vũ Trang Nội Thành của chị Thắng và đồng đội đã gieo kinh
hoàng cũng như tang tóc cho không ít người dân miền Nam – trong một
thời gian không ngắn. Chỉ xin ghi lại vài ba trường hợp để rộng đường
dư luận:
Báo
Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát
Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của ông Vũ Quang Hùng:
Trưa
10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản khiến
ông Nguyễn Văn Bông – Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm
chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ…
Tôi
nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia
Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí
mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ
tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta
sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn
bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ
quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch.”
GS
Nguyễn Văn Bông năm 1967. Ảnh AP. Nguồn Flickr
Giáo
sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu
tiên, hay duy nhất, bị cách mạng … trừ khử bằng chất nổ và lựu đạn.
Hai năm trước đó, G.S. Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một
cách.
Bộ
Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí bị ám sát năm 1969. Ảnh: Minh Đức
Một
nạn nhân khác nữa là nhà báo Từ Chung. Cái chết của ông được cậu
con trai 12 tuổi kể lại như sau, theo bản tin của nhật báo Chính Luận,
số ra ngày 1 tháng 1 năm 1966:
“Cháu
nghe thấy tiếng còi ô tô của bố cháu. Cháu chạy ra đứng phía trong cửa để chờ
bố, cháu thấy bố cháu xuống xe rồi mở thùng xe đằng sau để lấy cái gì đó. Thế
rồi có hai người đi gắn máy dừng lại, cháu nhìn rõ xe hiệu Goebel sơn màu xanh.
Một người xuống xe tay cắp cặp da, mặc quần mầu xanh màu da trời, áo xanh lạt
có sọc, trạc độ 26 tuổi. Người ấy mở cặp da lấy ra một khẩu súng và tiến lại
gần bố nhắm bắn luôn mấy phát liền. Bố cháu gục xuống.”
Vẫn
theo bản tin thượng dẫn:
Từ Chung đỗ tú tài
tại Hà Nội, vào Nam, ông được học bổng du học tại Thụy Sĩ năm năm và đậu bằng
Tiến Sĩ Kinh Tế tại Fribourg năm 1961. Về nước, ông được Linh Mục Cao Văn Luận,
Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế mời giảng dạy tại trường Luật, và sau đó được mời
làm ủy viên trong Hội Ðồng Cố Vấn Kinh Tế nhưng ông từ chối vì yêu nghề viết
báo.
Từ
Chung viết rất nhiều thể loại, từ điểm sách, văn chướng, văn hóa đến chính trị,
kinh tế v.v… nhưng nổi tiếng nhất là các bài xã luận về kinh tế. Từ Chung là
người Việt Nam đầu tiên đã giản dị hóa môn học khô khan khó hiểu là kinh tế
học, đưa môn học này về gần với quần chúng bình dân. Những bài xã luận của Từ
Chung về kinh tế được độc giả thuộc mọi trình độ khác nhau, từ các ông giáo sư
đại học, các chuyên viên kinh tế thượng thặng đến các cậu sinh viên, các bà nội
trợ đều thấu hiểu tường tận những biến chuyển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp
đến mình. Những bài viết xã luận về kinh tế của ông thường được một số trí thức
gọi đùa là “mục kinh tế chợ” đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp giai cấp
và thế hệ độc giả khác nhau. Về dịch thuật, Từ Chung có dịch cuốn “Bí Danh”
(Secret Name) của Lâm Ngữ Ðường.
Dù
không phải là thầy bói, tôi vẫn đoán chắc (như bắp) là cả ba nhân
vật thượng dẫn đều có chung tội danh: thuộc thành phần phản động.
Với tội danh này thì không chỉ vài ba mà (có lẽ) phải đến năm bẩy
triệu người Việt đã bỏ mạng vì bom đạn, mã tấu, hay cuốc xẻng.
Cái
giá để tạo dựng cái Chính Quyền Cách Mạng mạng hiện nay – rõ ràng
– không rẻ nhưng thành quả thì rất đáng ngờ, và vô cùng đáng ngại!
Nó cũng đáng ái ngại như cái cách mà truyền thông của Đảng và Nhà
Nước Việt Nam xưng tụng “nụ cười chiến thắng” của chị
Võ Thị Thắng gần nửa thế kỷ qua.
Trong
một cuộc phỏng vấn dành do BBC, hôm 23 tháng 8 năm 2014, ông Hạ Đình
Nguyên (nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn,
một tổ chức có liên hệ với các lực lượng chính trị, quân sự của miền Bắc Việt
Nam, hoạt động ở Sài Gòn trước 1975) phát biểu: “Tôi thấy trong cuộc
đời của chị Thắng, chị không mang tai tiếng gì. Vẫn là con người trong sạch.”
Tôi
thấy trong cuộc đời của chị Thắng, chị không mang tai tiếng gì. Vẫn là con
người trong sạch. Hạ Đình Nguyên
Là
Ủy Viên Trung Ương Đảng, và cũng là Đại Biểu Quốc Hội liên tiếp ba
khoá (IX, X và XI) rồi là Tổng Cục Trưởng Du Lịch mà “không mang tai
tiếng gì” thì chị Võ Thị Thắng – rõ ràng – là một đảng
viên nhưng … tốt!
Dưới
bài phỏng vấn ông Hạ Đình Nguyên, đọc được trong trang FB của BBC, độc
giả Lê Bích Đào cũng đã biểu đồng tình một cách ngắn ngọn và thi
vị: “Chị VTT là người sống trong sạch’ gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn.” Thiệt là qúi hoá hết sức!
Dù
vậy, tôi chỉ có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của
thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng
ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần,
và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo
nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
No comments:
Post a Comment