Posted
on 08/07/2018
Tuần
vừa rồi báo chí có đưa tin vụ Bí thư huyện uỷ Grai (Gia Lai) đi vi hành ở uỷ ban xã. Không biết vì lý do gì mà có một
anh cán bộ địa chính xã đã ngủ trong giờ làm việc thì chớ, khi bị phát hiện lại
còn quát cả bí thư huyện. Kết quả là anh bị khiển trách.
Dư
luận tỏ ra đồng tình và thích thú với chuyến vi hành này. Dạo quanh một số bình
luận trên Tuổi Trẻ, có thể thấy nhiều người “hoan hô”, “ủng hộ”, “đề nghị nhân
rộng mô hình”, v.v.
Tôi
không tin rằng những chuyến “vi hành” mà nhiều người khuyến khích, ủng hộ giới
lãnh đạo thực hiện có đủ sức mạnh thay đổi bộ mặt quốc gia. Ngược lại, chúng khoét
sâu thêm vết thương phong kiến, vết ung nhọt quan liêu bao cấp gần trăm năm nay
vẫn chưa lành nổi.
Vi
hành vừa là một hình thức tìm hiểu, xem xét tình hình kinh tế chính trị xã hội;
nhưng cũng là một cách mua vui, thể hiện quyền lực của giới hoàng gia.
Theo
sử sách Trung Quốc, Khang Hi ( Kangxi) và Càn Long (Qianlong) Hoàng Đế đều là
những người ưa thích giả dạng thường dân để vi hành.
Khang
Hi từng đóng vai một thương nhân người Hán xin xỏ và đút lót quân lính canh gác
ở Vạn Lý Trường Thành để được vào đất Mãn Châu (Manchuria), vốn nghiêm cấm
người Hán lai vãng. Bị quân canh chửi bới và đánh đuổi, Khang Hi cảm phục sự
can trường của người lính canh và tiết lộ thân phận của mình để ban thưởng. Tuy
nhiên, nhóm lính canh này tự sát không lâu sau đó vì lo sợ mình đã mạo phạm
quân vương.
Càn
Long, tiếp tục truyền thống của ông mình, cũng thường giả dạng người bình
thường để hiểu thật sự người dân nghĩ về mình thế nào, họ có suy tư thế sự gì.
Chuyện Khang Hy vi
hành được ca tụng đến mức Trung Quốc có hẳn một bộ phim truyền hình dài tập về
chuyện này. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Không
chỉ thịnh hành ở Trung Hoa, nhiều vua chúa tại các quốc gia phong kiến Châu Âu
cũng áp dụng biện pháp này để thấu hiểu dân ý và kiểm soát lãnh chúa địa
phương.
Vua
Charles
XI của Thụy Điển là một nhân vật hay được truyền tụng với thói quen
này. Ông thường khoác chiếc áo lông xám chu du Thụy Điển để giám sát xem
liệu những quan chức địa phương có ăn hối lộ, tham nhũng hay sống xa hoa không
cần thiết hay không. Khi chứng cứ được thu thập đủ, ông sẽ rũ bỏ áo khoác lông
xám, để lộ danh tính với hoàng bào và trừng trị những kẻ sai phạm.
Có
nhiều lý do để giới vương giả phong kiến yêu thích vi hành, hay thậm chí cần vi
hành. Nhưng người viết cho là giải thích từ định nghĩa mô hình chính trị hiện đại của học giả Francis Fukuyama
(Đại học Stanford, Mỹ) hiệu quả hơn cả.
Theo
ông, có ba trụ cột thể chế hình thành nên một nhà nước chính trị hiện đại:
quyền uy nhà nước (the state), nền pháp quyền (the rule of law), và những
cơ chế vận dụng trách nhiệm dân chủ (the mechanism of democratic
accountability).
Max
Weber cho rằng quyền uy nhà nước là một thứ quyền lực độc quyền đặc trưng, trên
một lãnh thổ nhất định. Vì lý do này, nó mang tính thứ bậc để có thể tạo ra và
tập trung quyền lực một cách hiệu quả, đảm bảo rằng nhà nước luôn có khả năng
bảo vệ cộng đồng khỏi những mối họa bên ngoài, áp đặt và thi hành pháp luật bên
trong.
Nền
pháp quyền thì ngược lại. Nếu quyền uy nhà nước là một thứ quyền lực tuyệt đối,
nền pháp quyền là công cụ để kiểm tra, giám sát và phân định ranh giới cho
quyền lực tuyệt đối đó. Nó đảm bảo rằng các chức danh nhà nước phải chịu kiểm
soát bởi cùng một loại pháp luật mà người dân phải tuân thủ.
Trụ
cột cuối cùng là trách nhiệm dân chủ. Nguyên tắc này cho rằng quyền uy nhà nước
phải dựa trên nền tảng ý nguyện nhân dân, và phải phục vụ cho lợi ích của cộng
đồng mà nó đại diện, không phải cho những vị quý tộc, tinh hoa, quan lại hay
vương giả. Quy trình bầu cử, nguyên tắc bãi nhiệm, cơ chế giải trình và chịu
trách nhiệm trước dân chúng là những biểu hiện cơ bản cho vận dụng trách nhiệm
dân chủ trong mô hình nhà nước.
Đối
với các nhà nước phong kiến quý tộc phương Tây hay những hoàng triều phương
Đông, họ xây dựng được một hệ thống thứ bậc với quyền uy nhà nước mạnh mẽ,
nhưng chưa bao giờ thành công trong việc hình thành nên nền pháp quyền và hệ
thống trách nhiệm dân chủ. Vì vậy, quan lại thường có khả năng lộng quyền ở địa
phương theo kiểu “phép vua thua lệ làng”. Việc bổ nhiệm, trao quyền, phong điền
kiến địa mang tính chất một lần và theo “thánh ý”, không phải theo dân ý.
Điều
này khiến cho thiết chế nhà nước tập quyền phong kiến luôn là ổ bệnh của tham
nhũng và bất bình đẳng. Vì vậy, những vị minh quân, hay chí ít là có quan tâm
đến tình hình vận hành chính trị của vương quốc, buộc phải sử dụng các biện
pháp vi hành tự thân, hoặc vi hành theo ủy quyền (với những chức danh Bát Phủ
Tuần Án ta thường nghe) như là một cách để bù đắp vào sự thiếu hụt thể chế của
hai trụ cột pháp quyền và trách nhiệm dân chủ.
Những phóng sự điều
tra của hai phóng viên trẻ này của tờ Washington Post đã đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc phanh phui vụ bê bối Watergate, dẫn đến việc từ chức của
vị tổng thống Mỹ Nixon vào năm 1974. Ảnh: Washington Post.
Đối
với một nền cộng hòa thật sự, cùng tất cả những ưu điểm lịch sử phát triển và
xây dựng hình thành của nó, đáng lẽ chúng ta không cần vi hành.
Nếu
quốc gia thật sự có một nền báo chí và xã hội dân sự tự do, những kênh thông
tin phản hồi của dân chúng thực sự được lắng nghe, người lãnh đạo có thể sẽ
chết ngộp trong mớ thông tin, hình ảnh, tài liệu, phản hồi, khiếu nại vô cùng
chi tiết, rõ ràng, có căn cứ; và tập trung vào công tác quản lý, xây dựng chính
sách, thay vì phí thời giờ cho những chuyến vi hành thị sát dân tình.
Nếu
những thông tin này được chắt lọc và sử dụng, bộ mặt của các cơ quan công quyền
địa phương sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Nếu
chúng không được cải thiện, nhưng tại một quốc gia với hệ thống bầu cử lành
mạnh; thái độ vô trách nhiệm và hời hợt của công chức, sự tắc trách quản lý của
những nhà lãnh đạo sẽ được đánh đổi với cái ghế mà họ đang ngồi. Hệ thống pháp
luật, quản lý công nhờ đó tự khắc mà lành mạnh. Các nhà lập pháp nhờ đó mà kiểm
soát được những kẻ hành pháp, đảm bảo rằng không có sự bao che, lấn lướt quyền
lực bên trong nhánh hành pháp.
Nếu
vấn đề liên quan đến chế độ lương bổng, cách thức tuyển dụng, thu hút nhân lực,
những vấn đề địa phương sẽ được tập hợp và gửi đến cơ quan đại diện cao hơn,
như Hội đồng Nhân dân tỉnh, như Quốc hội để bàn luận và tìm ra giải pháp.
Bản
thân nền cộng hòa đã là một món quà mà lịch sử trao tặng cho loài người hiện
đại. Sử dụng vi hành, các quan chức đang thể hiện mình xa rời người dân như thể
họ sống trong Tử Cấm Thành, như thể họ không có nền pháp quyền, không có dân chủ.
Ủng
hộ vi hành, người dân đang thể hiện sự yếu thế, khuất phục của mình trước quyền
uy nhà nước, đang ủng hộ sự trở lại của phong kiến, quan liêu và bao cấp; thay
vì dành thời gian, sức lực để ủng hộ các làn sóng dân chủ và cải cách mô hình
chính trị quốc gia.
Vài
lời chia sẻ cuối, tôi tin là vị Bí thư huyện uỷ kia đã xui xẻo gặp phải một
người nhân viên công vụ “có mắt không thấy thái sơn”. Anh nhân viên bị trừng
phạt, nhưng không hẳn vì anh ta làm trái với nguyên tắc và bị các thiết chế của
một hệ thống dân chủ, pháp quyền tự động trừng phạt. Anh ta bị trừng phạt vì
anh không trang bị kiến thức “quan liêu” cơ bản cho mình mà thôi, như một độc
giả bình luận: “Làm cán bộ xã thế nào mà lại không biết mặt Bí thư huyện?”
Giả
sử anh biết mặt Bí thư huyện, và cung kính hoàn thành nghĩa vụ của một “đầy
tớ”, nhưng khi vắng mặt vị Bí thư này, người dân có bảo đảm rằng mình sẽ được
phục vụ tận tâm như thế hay không?
Với
những lý do trên, tôi cho là ủng hộ vi hành chỉ đổ thêm dầu vào lửa của một nền
chuyên chế nhân trị, ủng hộ văn hóa “một người làm quan cả họ được nhờ”. Nó
không giải quyết những vấn đề thể chế còn tồn tại, nơi mà người dân và pháp
luật thật sự có chỗ đứng bên trong sự vận hành của chính quyền quốc gia. Vị bí
thư kia, cuối cùng, cũng chẳng ai bầu mà nên cả.
No comments:
Post a Comment