02/07/2018
Người đàn ông tên B.H.T tẩm xăng tự thiêu trước cửa trụ sở
tiếp dân của Thanh tra Chính phủ về một vụ án. Tôi không biết là đúng
sai như thế nào, chỉ thấy một nỗi cô độc đến nghiệt ngã. Có nỗi đau đớn nào hơn
là không thể bày tỏ sự phẫn uất của mình? Bi lụy nào hơn đến phủ kêu oan cũng
không tìm thấy trống?
Ông
Bùi Hữu Tuân, dân oan đất đai, đã tự thiêu. Ảnh: internet
Oan
dân, cũng là khái niệm báo chí nước ngoài gọi những người đi khiếu kiện đất
đai. Tôi không thấy có khái niệm nào hay hơn như thế. Bởi dù nói gì đi nữa, họ
cũng từng là người dân bình thường, rắp mượn điền viên. Bàn tay lấm lem cào xới
tìm mạch sống. Bao khát khao vun đắp gầy dựng. Thế rồi lệnh thu hồi xuống, có
người được đền bù xứng đáng, có người không.
Một
liếp nhà mồ hôi nước mắt truyền đời, đâu chỉ là tiền, mà còn là mạch nguồn cội
rễ, tình yêu thiết tha bao đời tiếp nối. Phải dứt áo ra đi đã là một mất mát.
Ra đi với giá rẻ mạt, với một lệnh thu hồi thô bạo, là một nỗi oan trái, đánh
gục niềm tin cuộc sống.
Không
ai hiểu hết nỗi đoạn trường của người đi khiếu kiện. Cô đơn, xơ xác, trầm luân
và nghiệt ngã. Như những người sắp chết đuối giữa thời cuộc, họ kêu gào bấu víu
vào bất kỳ ai, một quan chức, một dân biểu, một nhà báo… Nơi nào được nói, nước
mắt phủ nhòe gương mặt của họ.Có bà má mấy chục năm co quắp ở vỉa hè Hà Nội. Có
những cuộc khiếu kiện, cha nằm xuống con lại cầm đơn ra đi…
Làm
sao không cay đắng, khi liếp nhà hôm qua của mình có giá rẻ mạt, hôm nay là cao
ốc của họ với giá siêu sang? Làm sao không uất hận khi có những cuộc cưỡng chế
xé tọac đêm khuya giấc ngủ thanh bình. Làm sao không đay nghiến khi bị cô lập,
đối xử như những kẻ ngoài rìa xã hội?
Oan
dân, là khu biệt của những người thấp cổ bé họng, xơ xác tiêu điều. Không phải
hiện tượng phổ quát, vì không tìm thấy quan chức hoặc cựu quan chức nào trong
dòng người đau khổ ấy.
Chọn
cách tự thiêu, nghĩa là chút niềm tin le lói sau cùng đã tắt lịm. Nghĩa là nỗi
thống khổ của dân đã không được ai nghe, hoặc không còn kịp đến nữa rồi. Đến
mức chọn cái chết để truyền thông điệp, thì ai oán nào bằng.
Chọn
xung đột với chính quyền hoặc tự hủy hoại bản thân để phản kháng, nghĩa là họ
đã không còn cách khác. Cách khác, phải nằm ở những con người có nghĩa vụ thực
thi, ngay từ đầu.
Nhìn
thân thể lấm lem, đẫn đờ, dở sống dở chết này, những người đã bút phê có ngủ an
lành không, bữa cơm có ngon không? Khi thấm vào nệm êm canh ngọt là máu và cả
mạng người.
Nhìn
lớp lớp oan dân lay lắt trên hè phố hôm nay, lãnh đạo liệu có an vui hay không.
Khi thấm vào thời cuộc là lấm lem nước mắt những thân phận cùng đường thống khổ
ngày một nhiều lên?
Câu
hỏi, sẽ đay nghiến bất kỳ ai có lương tri!
-------------------------------
TTS
(VNTB) Một dân oan đã tự thiêu tại trụ sở tiếp dân của Thanh tra Chính phủ ở số
1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, TP Hà Nội vào trưa ngày 2.7.2018.
Ông
là Bùi Huy Tuân (SN 1960, trú tại thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ,
Hà Nội), "là bị án trong một vụ án và ông đang trên đường kêu oan."
Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh lấy nguồn tin từ cán bộ tại Ban tiếp công dân
Trung ương cho biết, đây là lần đầu tiên ông Tuân đến trụ sở tiếp dân để kêu
oan. Trước đó, ông đã kêu oan ở cấp tòa phúc thẩm, sau đó kêu oan ở tòa tối cao
nhưng không được giải quyết.
Cũng theo nhà báo này, trong một diễn biến khác, một số nạn nhân bị một số cán bộ tham gia lấy 16.000m2 đất ở TPHCM cũng đã làm đơn xin tự thiêu.
Cũng theo nhà báo này, trong một diễn biến khác, một số nạn nhân bị một số cán bộ tham gia lấy 16.000m2 đất ở TPHCM cũng đã làm đơn xin tự thiêu.
Ông
Bùi Huy Tuân tự thiêu ngày 2.7.2018 để phản đối.
Hiện
tượng tự thiêu ở người dân mất đất tại Việt Nam đang ngày một nhiều và phổ
biến. Nó cho thấy giá trị pháp luật trong xử lý các vấn đề đất đai nói riêng và
trong các vấn đề khác nói chung ở các tỉnh thành, thậm chí ở Trung ương còn
mang tính lỏng lẻo và hình thức.
Đối với vấn đề đất đai, tự thiêu cũng được coi là một hình thức phản kháng ở bước đường cùng. Hiện nay, Điều 62 - Luật Đất đai (Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng) đã và đang bị các lợi ích nhóm lợi dụng để nhằm tước đoạt ruộng đất từ nhóm người dân yếu thế trong xã hội.
Đối với vấn đề đất đai, tự thiêu cũng được coi là một hình thức phản kháng ở bước đường cùng. Hiện nay, Điều 62 - Luật Đất đai (Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng) đã và đang bị các lợi ích nhóm lợi dụng để nhằm tước đoạt ruộng đất từ nhóm người dân yếu thế trong xã hội.
Trong
một báo cáo, 80% đơn khiếu kiện của người dân gửi lên các cơ quan Trung ương là
khiếu kiện liên quan đến đất đai./
------------------------
Trương Châu Hữu Danh
17:29
- 02/07/2018
Sau
khi rời khỏi Ban tiếp công dân Trung ương, ông Bùi Hữu Tuân – nguyên trưởng một
thôn ở thủ đô Hà Nội đã tẩm xăng tự thiêu vì cho rằng bản án xử ông oan sai…
Trưa
nay 02.07, trước trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương ở số 1 Ngô Thời Nhậm, Hà
Đông, Hà Nội, một người đàn ông rời khỏi cơ quan này rồi bỗng dưng đổ xăng lên
người và tự thiêu. Khi nạn nhân cháy phừng phừng, mọi người gần đó xông vào dập
lửa và đưa nạn nhân đi cấp cứu trong tình trạng bị phỏng nặng. Nạn nhân là ông
Bùi Hữu Tuân – nguyên trưởng thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội, là
bị án trong một vụ án và ông đang trên đường kêu oan.
Nạn
nhân bị bỏng nặng.
Một
cán bộ tại Ban tiếp công dân Trung ương cho biết, đây là lần đầu tiên ông Tuân
đến trụ sở tiếp dân để kêu oan. Trước đó, ông đã kêu oan ở cấp tòa phúc thẩm,
sau đó kêu oan ở tòa tối cao nhưng không được giải quyết.
Theo
hồ sơ, năm 2012, một số hộ dân thôn Đạo Ngạn có đơn xin đất làm lăng họ. Sau
khi tiếp nhận đơn, ông Tuân mở hội nghị quân chính họp và thống nhất chuyển đơn
đến UBND xã Hợp Đồng để đề nghị xem xét. Tuy nhiên, đang trong thời gian được
phê duyệt và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, ông Tuân đã thực hiện việc
giao đất cho 20/23 hộ dân có đơn xin đất làm lăng họ với tổng diện tích
1.681,6m2/2.299m2 và đã cùng hai Phó thôn Đạo Ngạn là ông Nguyễn Đình Hoàn, ông
Lương Kông Tính thu tổng số tiền của 23 hộ dân hơn 68 triệu đồng. UBND xã Hợp
Đồng khẳng định ông Tuân đã giao đất trái thẩm quyền; yêu cầu ông hoàn số
tiền đã thu của các hộ và có danh sách ký nhận của các hộ nộp về UBND xã; diện
tích đất đã giao do UBND xã quản lý; nếu diện tích nào có mộ thì giữ nguyên
phần mộ, diện tích nào xây tường bao yêu cầu thôn thông báo cho các hộ phải tự
tháo dỡ… UBND xã Hợp Đồng yêu cầu ông Bùi Hữu Tuân, ông Lương Kông Tính và ông
Nguyễn Đình Hoàn làm kiểm điểm gửi về UBND xã để xem xét hình thức kỷ luật theo
quy định của pháp luật…
Đồng
thời, ngày 2.10.2016, Công an huyện Chương Mỹ đã ra Quyết định khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can đối với ông Bùi Hữu Tuân về tội: “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, đồng thời kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ
Trưởng thôn.
Tiếp
đó, Cơ quan CSĐT – Công an huyện Chương Mỹ đề nghị truy tố thêm ông Hoàn và ông
Tính về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
TAND
huyện Chương Mỹ xử ông Tuân 5 năm tù; ông Hoàn 30 tháng tù và Tính phạt 12 tháng
tù.
Vụ
việc rất nhỏ nhưng các cơ quan tố tụng xử lý rất quyết liệt, báo chí cũng đưa
tin dày đặc.
Tuy
nhiên, khi ông Tuân đi kêu oan thì không thấy báo chí vào cuộc.
Ngày
2.7, ông Tuân sau khi trình bày với cán bộ tiếp dân thì tự thiêu.
Hữu
Danh
No comments:
Post a Comment