Phạm Thành
16/07/2018
Sự vật
nào cần phải gọi đúng tên sự vật ấy. Già mà chết thì gọi là chết già. Trẻ mà chết
thì gọi là chết trẻ. Bị tai nạn mà chết thì gọi là bị tai nạn mà chết. Chẳng thể
cứ bị tai nạn (như tai nạn giao thông chẳng hạn) mà chết thì lại cho rằng, người
đó đã dám dũng cảm lao đầu vào xe ô tô để chết.
1. Cuốn
sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” bị cấm phát hành, các tướng tranh luận thô bạo,
mạt sát lẫn nhau, chỉ vì một chữ “trước”, có hay không có trong câu: “không được
nổ súng” hay “không được nổ súng trước”. Nếu là một trận đánh thật thì, chữ
“trước” trong câu “không được nổ súng trước” chỉ mang tính chiến thuật. Nghĩa
là, tôi không nổ súng bắn vào anh trước, nhưng anh nổ súng bắn vào tôi trước,
tôi sẽ nổ súng bắn lại anh. Còn nếu chỉ là “không được nố súng” thì ý nghĩa của
nó khác hẳn. Nghĩa là, anh cứ bắn tôi, tôi sẽ chịu chết chứ quyết không nổ súng
bắn lại anh.
Có hay
không có chữ “trước” ở cụm từ này, hãy xem clips do quân đội Tàu Cộng trực tiếp
ghi lại thì sẽ rõ.
Tôi
cũng đã xem clip này nhiều lần. Thấy quân Tàu Cộng nã đạn vào quân ta như mưa.
Quân ta như thân cây chuối, lần lượt gục xuống, chết, tuyệt nhiên không nhìn thấy,
không nghe thấy một tiếng súng nào vang lên từ phía quân ta hướng về phía quân
Tàu Cộng. Thậm chí có chiến sĩ bị lính Tàu dùng lưỡi lê đâm, chỉ một lòng, một
dạ ôm cán cờ, để rồi chết. Các chuyên gia kỹ thuật vi tính khẳng định rằng,
clip này, nguyên bản, thật 100%, chưa có cắt nối, lồng ghép gì vào đó. Như thế
cũng đã quá đủ để kết luận, quân ta “không được nổ súng”, chứ không phải là
quân ta “không được nổ súng trước”.
2. Sáu
mươi tư (64) chiến sĩ chết ở đảo Gạc Ma được các nhà làm sách hậu thế, tôn vinh
thành: “Vòng tròn bất tử”.
Những
chiến sĩ hy sinh này có xứng đáng được tôn vinh đến mức “bất tử” ấy không?
Không. Họ không xứng được tôn vinh đến mức ấy. Vì sao vậy? Vì họ quá trung
thành với tâm thế nô lệ và ý thức tay sai của họ. Họ không biết rằng, mạng sống
của họ cũng được quyền bình đẵng như mạng sống của bất kỳ một người nào khác,
dù người nào khác đó, ở vị trí nào, cấp cao nào. Họ cũng không biết rằng, quyền
bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng là quyền bất khả xâm phạm.
Bất kỳ
một người nào đó, thế lực nào đó, ở vị trí nào đó, cấp cao nào đó, ngăn cản quyền
bảo vệ lãnh thổ thiêng của họ, họ có quyền không chấp hành và kiên quyết chống
lại. 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma, nghe lệnh của cấp trên “không được nổ
súng”, nên không có bất kỳ một hành động nào chống lại, chấp nhận để chết, chấp
nhận để lãnh thổ thiêng liêng rơi vào tay giặc Tàu Cộng.
Chết
như vậy, chẳng khác gì cái chết của những kẻ ngu trung, mang não trạng nô lệ,
đã có từ ngàn xưa. Chết như vậy, có cái gì là bất tử ở đây? Chẳng lẽ lại đem “bất
tử ngu”, “bất tử nô lệ”, “bất tử trung thành tay sai”, “bất tử nhục” để tôn
vinh, để làm tấm gương xấu cho quyền sống, quyền đấu tranh, quyền bảo vệ lãnh
thổ thiêng liêng Tổ Quốc của người Việt Nam cho muôn đời con cháu mai sau?
Vinh
danh “ Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, trên một nền tảng hiện thực như vậy, bản chất
là đánh tráo khái niệm, mang “liệu pháp thắng lợi tinh thần” kiểu của AQ. Rất
không đúng. Rất không nên.
*
*
Phạm Thành
17/07/2018
3.
Không nổ súng, không có bất kỳ một hành động nào chống lại, chấp nhận chết,
chấp nhận để lãnh thổ thiêng liêng rơi vào tay giặc Tàu Cộng quá dễ dàng, không
thể là tấm gương sáng, để tôn vinh cho quyền sống, quyền đấu tranh, quyền bảo vệ
lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm cho muôn đời con cháu mai sau học theo
được. Cho nên tôn vinh “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là, vừa không đúng, vừa
không nên.
Vấn đề
chính yếu ở đây cần phải soi tỏ, đó là: ai, kẻ nào, thế lực nào đã ra lệnh cho
các chiến sĩ không được nổ súng, không được chống lại và đặc biệt quân đội lại
không có bất kỳ một hành động nào nhằm bảo vệ các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ
trên đảo trong điều kiện bình thường cũng như khi đang bị tấn công, sau khi bị
tấn công. Và sau hết, sự im lặng như ma quỷ không có mồm miệng của đảng, nhà nước
trước cái chết của 64 chiến sĩ, và một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc bị
mất vào tay Tàu Cộng, nói lên điều gì, ẩn chứa điều gì?
Ai, kẻ
nào, thế lực nào. Kẻ đó, thế lực đó, không ai khác, chính là Nguyễn Văn Linh,
khi ấy là tổng bí, Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, 13 ủy viên bộ
chính trị, 124 ủy viên trung ương đảng cùng hơn 2 triệu đảng viên cộng sản.
Đau đớn
với cái chết của 64 chiến sĩ Gạc Ma, tôn vinh họ thành những cái chết bất tử mà
không dám chỉ mặt, không dám căm thù kẻ lấy máu xương dân tộc Việt Nam, đem đất
nước Việt Nam làm quà tặng, dâng lên cho Tàu Cộng, chỉ cốt có chỗ dựa để tồn tại
ở Hội nghị Thành Đô năm 1990, thì những kẻ đó cũng chỉ là những thằng hề, làm
trò hề, trí và tâm cũng là trí và tâm nô lệ, không khá hơn những cái chết vì
ngu trung của các chiến sĩ bảo vệ Gạc Ma là bao nhiêu.
Bởi vậy,
cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, dù có chữ “trước” hay không có chữ “trước”,
cũng chỉ là một quyển sách không có giá trị về mặt nhận thức. Đơn giản là vì
sách đó, không dám chỉ ra, không dám lên án, kẻ thù giết chết các chiến sĩ ở đảo
Gạc Ma là ai, thế lực nào, ngoài quân Tàu Cộng ra.
No comments:
Post a Comment