Biên dịch: Nguyễn
Hải Hoành
Posted
on 17/07/2018 by The Observer
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày
03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một
cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:
Phải
chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả
năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump
gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm
thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc
tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền.
Không
thể coi cuộc chiến tranh thương mại là thứ từ trên trời rơi xuống, cá tính của
Trump cũng chẳng phải là nguyên nhân duy nhất của cuộc chiến ấy. Tiến trình
toàn cầu hóa vốn dĩ do phương Tây chủ đạo trải qua quá trình phát triển đã đem
lại một số thay đổi có tính cấu trúc mà phương Tây lúc đầu chưa dự kiến tới,
trong đó có sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ v.v… Mỹ
cho rằng những thay đổi ấy đã làm suy yếu địa vị ưu thế tuyệt đối của họ và
mong muốn đơn phương sửa đổi với quy mô lớn quy tắc kinh tế toàn cầu. Sự đe dọa
chiến tranh thương mại cực đoan của Trump ăn nhập với nỗi bất mãn và lo ngại đó
của một số người Mỹ.
Từ đây
có thể thấy cho dù cuộc chiến tranh thương mại ấy sẽ tiến hành như thế nào, với
quy mô lớn ra sao, thì nước Mỹ vẫn khăng khăng muốn “cải tạo thế giới”. Trong
thời gian gần đây, tư duy đối ngoại cấp tiến của chính phủ Trump dần dần chiếm
thế thượng phong ở Mỹ, nhất là Trump lại kiểm soát hữu hiệu được Đảng Cộng hòa.
Có thể coi cuộc chiến tranh thương mại tiền tiêu xung quanh vấn đề đánh thuế
vào mặt hàng thép-nhôm là quá trình Nhà Trắng động viên xã hội Mỹ.
Mục
tiêu mới của Washington là: biến nước Mỹ thành nước xuất siêu thương mại, khôi
phục địa vị nước lớn của Mỹ trong ngành chế tạo trên toàn cầu; bảo đảm nước Mỹ
dẫn đầu toàn diện về khoa học công nghệ, loại bỏ bất cứ khả năng nào xuất hiện
kẻ thách thức nước Mỹ; giữ ưu thế trang bị quân sự cao hơn hẳn một thế hệ và sự
lớn mạnh tổng hợp không quốc gia nào có thể sánh được, v.v…
Kế hoạch
của Mỹ sẽ đả kích nghiêm trọng hệ thống thương mại quốc tế lấy quy tắc của Tổ
chức Thương mại quốc tế (WTO) làm trung tâm, sẽ làm rối loạn sự phân công ngành
nghề sản xuất toàn cầu đã tự nhiên hình thành trong mấy chục năm qua, sẽ tạo ra
sự điều chỉnh lợi ích hầu như sẽ động chạm đến toàn nhân loại. Điều nguy hiểm
là vì không có sự kiểm soát của một quyền uy siêu quốc gia nên công cuộc điều
chỉnh đó trên một mức độ nhất định sẽ dẫn tới sự tái khởi động điên cuồng của
các quy tắc luật rừng, đem lại những tính chất không xác định và rủi ro.
Xét
theo tình hình hiện nay, phản kích nước Mỹ là phản ứng thứ nhất của các cộng
đồng kinh tế chủ yếu trên thế giới đối với sự kiện Washington phát động chiến
tranh thương mại. Hiện nay khó có thể dự đoán vòng biến động lớn này sẽ dẫn thế
giới đi tới đâu. Thế nhưng nước Mỹ sẽ trả giá nặng nề cho dã tâm muốn toàn thế
giới đều biến thành “Phiên thuộc kinh tế” của Washington; hiển nhiên điều
đó không thể tránh khỏi.
Cuối tuần
trước EU để lộ tin nói họ sẽ cùng các cộng đồng kinh tế khác tiến hành trả đũa
đối với các sản phẩm có tổng trị giá 300 tỷ USD của Mỹ. Đây là ý đồ chống đối
có quy mô lớn nhất cho tới nay của các nước để trả đũa sự đe dọa về thuế quan của
Mỹ đối với họ, lớn hơn nhiều so với phương án trả đũa Trung Quốc đã tuyên bố.
Một khi
chiến tranh thương mại tiến hành đến giai đoạn sự trả đũa lẫn nhau từng đơn mục
sản phẩm lên tới vài chục tỷ USD thì có lẽ nó sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới mức
không thể đảo ngược và có quán tính đáng sợ diễn biến thành chiến tranh thương
mại toàn cầu. Các cuộc chiến tranh truyền thống đều gây ra bởi dã tâm cộng với
tâm lý cầu may, chúng khó có thể giữa chừng dừng lại để ngừng tổn thất, xem ra
có vẻ phi lý trí nhưng nó có quy tắc nội tại của nó. Một khi chiến tranh thương
mại toàn cầu đã nổ ra thì rất có thể cũng sẽ như thế.
Giả thử
chiến tranh thương mại bùng nổ thì đó sẽ là một trận hỗn chiến, các bên đều
không có kinh nghiệm và cũng đều không có bạn đồng minh. Nhưng ở đây sẽ có một
phép tắc tự nhiên: kẻ nào có dã tâm lớn, tham chiến trên diện rộng thì sẽ càng
có lắm địch thủ, rất có khả năng trở thành mục tiêu công kích của nhiều bên. Nước
Mỹ đang đặt mình vào vị trí đó.
Trung
Quốc cần phải tính toán tới khả năng xấu nhất, chuẩn bị đón tiếp cuộc đại biến
động thế giới đang tiến đến. Vì Trung Quốc là thị trường mới nổi thành công nhất
nên tất nhiên sức ép mà chúng ta phải chịu sẽ lớn hơn các quốc gia nói chung, rất
khó dùng biện pháp chiến lược đối phó để tránh khỏi sức ép đó. Chúng ta phải
bình tâm tiếp thụ hiện thực cơ bản này.
Nhưng cần
thấy là trong việc đối phó với những biến động phá quy tắc thì sức mạnh sẽ là
pháp bảo lớn nhất. Thực lực kinh tế thương mại của Trung Quốc đã đứng ở hàng đầu
trên thế giới, vì thế năng lực chống đỡ của chúng ta cũng sẽ mạnh hơn rất nhiều
quốc gia. Trung Quốc không có lý do sụp đổ sớm trong khi nước khác vẫn còn đứng
được.
Trung
Quốc cần nói nguyên tắc chứ không chủ động nâng cấp xung đột, cũng kiên quyết
không nhượng bộ vô nguyên tắc. Chúng ta phải kết bạn rộng rãi, cho dù chưa làm
được việc liên kết hành động thì cũng phải tránh tạo ra kẻ địch cho mình. Như vậy
chúng ta mới có thể tăng được tính chủ động trong cuộc hỗn chiến.
Đương
nhiên trong trận đại chiến thương mại thế giới này Trung Quốc không làm được
vai trò “chỉ lo cho mình [nguyên văn: độc thiện kỳ thân]”, nhưng chúng
ta cũng khẳng định sẽ không phải là kẻ duy nhất bị đánh, lại càng không phải là
mục tiêu công kích của nhiều bên. Chúng ta không chi phối nổi tình hình toàn cầu
song chúng ta có thể làm được việc thực thi kiểm soát một số rủi ro lớn, làm cho
chúng ta có thể đi qua cuộc khủng hoảng này một cách bình ổn hơn, gắng hết sức
giảm phí tổn trên con đường phục hưng dân tộc Trung Hoa.
No comments:
Post a Comment