30/03/2014
Nga bị loại trừ ra khỏi danh sách G8 hôm thứ Hai
24-3 tại buổi họp bất thường G7 ở Dan Haag, La Haye. Liền sau đó, hôm thứ Bạ
25-3, tại buổi họp Thương Đỉnh về An ninh Hạt Nhân tại La Haye Tổng thống Hoa
Kỳ, Barack Obama và Liên minh Châu Âu-EU-đều đồng ý: Trong trường hợp
Nga biết tự dừng lại, sau khi đã chiếm Crimea, Mỹ và EU sẽ không tiến hành thêm
nữa những biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga. (U.S. President and his
allies agree to hold off on more damaging economic sanctions unless Moscow goes
beyond the seizure of Crimea).Phải chăng đây là một quyết định của Tổng
thống Obama và EU cho Nga cơ hội để tiến đến bàn đàm phán giải quyết những
khủng hoảng còn tồn động tại Ukraine và việc Nga xâm chiếm Crimea được coi như
chuyện đã rồi?
Khi nghe được nguồn tin này, Tổng thống Nga,
Vladimir Putin liền có đáp ứng tích cực. Từ Moscow, Tổng thống Nga, Vladimir
Putin tuyên bố Nga sẵn sàng tiếp tục những tiếp xúc với mọi bên có liên hệ, ở
cấp cao chính phủ ngay cả cấp lãnh đạo Nhà nước. Do đó, Ngoại trưởng Nga,
Sergei Lavrov đồng ý gặp gỡ vị tương nhiệm của chính phủ lâm thời Ukraine,
Ngoại trưởng Andriy Deshchytsia, nội trong ngày 24-3, cũng tại Dan Haag, La
Haye, mặc dầu trong quá khứ Sergei Lavrov kiên trì từ chối không chấp nhận đối
thoại trực tiếp với ngoại trưởng của chính phủ lâm thời Ukraine. Chính Sergei
Lavrov thường tỏ ra thách đố với việc Nga có thể bị trục xuất ra khỏi khối G8
và ông cho rằng chuyện đó không có gì là quan trọng với Moscow. Tại buổi họp
tại Dan Haag, hôm 24-3, ngoại trưởng Ukraine Andriy Deschytsia tố cáo Nga đã
gây áp lực quân sự trên mạn sườn phía đông của nước ông. Trong khi Sergei
Lavrov phản biện cho rằng Nga không cố ý gây áp lực quân sự với Ukraine. Cuối
cùng hai ngoại trưởng, Lavrov và Deshchytsia đều đồng ý với quyết tâm sẽ không
leo thang chiến sư tại Ukraine.
Cùng ngày, Putin tỏ thái độ hòa hơn nữa khi ông đồng
ý để cho phái bộ Thanh Tra An Ninh Châu Âu-OSCE-vào thanh tra an ninh ở
Ukraine. Putin cũng nhấn mạnh không cho phép phái bộ OSCE đến thanh tra Crimea,
có lẽ Putin viện dẫn rằng Crimea đã là một phần lãnh thổ Nga.
Về phía chính phủ lâm thời Ukraine cũng tuyên bố hôm
24-3: Kiev sẽ rút toàn bộ lực lượng quân đội Ukraine ra khỏi Crimea kể cả các
căn cứ Hải, Lục, Không quân.
Từ Vatican City, châu Âu, ngày thứ Sáu 28-3 trong
lúc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin, Tổng Barack Obama tố cáo Moscow
đang tâp trung quân đội sát biên giới của Ukraine. Tổng thống Obama kêu gọi Nga
hãy sớm rút quân đội ra khỏi biên giới Ukraine. Obama cho rằng việc một lực
lượng lớn của quân đội Nga tâp hợp sát biên giới Ukraine là một động thái bất
thường dù cho dưới danh nghĩa tập trận.
Theo nguồn tin AFP, vào ngày 29-3, (ngày và giờ
châu Âu) Tổng thống Nga Vladimir Putin lại có cuộc điện đàm với Tổng thống
Hoa Kỳ, Barack Obama để bàn về đề xuất của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm một giải
pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong lúc điện đàm, Tổng
thống Obama cũng nhắc lại đề xuất của Ông và EU vào ngày 25-3 tại thương đỉnh
An ninh Hạt Nhân tại La haye: “Trong trường hợp Nga biết dừng lại, sau khi
đã chiếm giữ Crimea, Mỹ sẽ không tiến hành thêm nữa những trừng phạt kinh tế
với Nga-US and his Allies-EU-agree to hold off and more damaging economic
sanctions unless Moscow goes beyond the seizure of Crimea”.
Nhân buổi điện đàm kéo dài một tiếng đồng hồ này,
tổng thống Obama thúc dục Tổng thống Putin tránh tăng quân số sát biên giới
Ukraine dưới bất cứ hình thức nào và Obama hứa Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng
hộ giải pháp ngoại giao nhầm tháo gỡ căng thẳng hiện nay tại Ukraine. Một lần
nữa Tổng thóng Obama khẳng định đề xuất hòa đàm của Mỹ hôm 25-3 tại La Haye có
thể trở thành hiện thực chỉ khi nào Nga không có thêm hành động xâm phạm chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Cuối cùng Vladimir Putin và Barack Obama đã đồng ý
các Ngoại trưởng Mỹ và Nga sẽ gặp nhau để bàn những bước tiếp theo, những dự án
hòa đàm trong tương lai …Có điều rất tế nhị ở đây: Để tránh những bất trắc có
thể xảy ra ngoài ý muốn của cả hai, Tổng thống Hoa Kỳ Obama đề nghị với Tổng
thống Nga, Putin, những trao đổi trong cuộc điện đàm này, phải được lập thành
biên bản, giấy trắng mực đen.
Trong lúc điện đàm với TTK-LHQ, ông Ban Kee moon,
hôm 29-3, từ Moscow,Tổng thống Nga, Vladimir Putin cũng cam kết Nga không hề có
ý định đưa quân vào Ukraine.
Như vậy có những chỉ dẫn rõ ràng tất cả mọi phía
liên hệ đến khủng hoảng Ukraine đều cố ý xuống thang, hòa hoãn vì mỗi bên đều
có giới hạn do những khó khăn riêng, hoặc kinh tế, hoặc chính trị, hay cả hai,
mặc dầu lợi ich đầu tư kinh tế của Mỹ, Nga và các cường quốc châu Âu chằng chịt
đan xen nhau trên khắp mặt địa cầu. Nhất là Liên minh Châu Âu rất khó thực hiện
giấc mộng lớn trừng phạt kinh tế Nga. Ngay cả Vương quốc Anh, một nước có bộ
mặt kinh tế trông có vẻ sáng sủa, có nhiều nguồn lợi ích đầu tư cùng khắp thế
giới, nhưng nền kinh tế Anh cũng tiềm ẩn biết cơ mang nào khó khăn: Thị trường
tài chánh London hiện nay là nơi các nhà giàu Nga đang đầu tư vào địa ốc, và
mua nhiều cỗ phần khác tại Thị trường Chứng khoán London lên đến 400 tỷ Mỹ kim.
Các nhà đầu tư Nga đã trả cho các Ngân hàng Cố vấn tại London, hằng năm, lên
đến 300 triệu Mỹ kim. Trung bình các chuyên viên tư vấn ngân hàng tại London
được các nhà đầu tư Nga trả lương từ 1500 Mỹ kim đến 2500 Mỹ kim cho mỗi giờ
làm việc. Thử hỏi làm sao họ có thể từ bỏ phúc lợi to lớn như vậy chỉ vì những
khủng hoảng tại Ukraine! Hôm 24-3 vừa thoáng nghe Nga bị loại trừ khỏi danh
sách G8, thị trường tài chánh của Đức lên cơn rún động, chỉ số thị trường chứng
Khóan Đức chao đảo bấp bênh. Bắt buộc Chancellor Angela Merkel phải lên tiếng:
Vấn đề loại trừ Nga ra khỏi danh sach G8 cần phải tham khảo ý kiến một lần nữa
với các nhà lãnh đạo của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu-EU. Các quốc
gia châu Âu phần lớn đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí cung cấp từ Nga. Hơn 40%
khí đốt của Đức nhập cảng từ Nga. Lithuania, một thành viên cỡ nhỏ của NATO hôm
25-3 cũng vừa kêu gọi Thượng viện Hoa kỳ tăng gia xuất khẩu khí đốt sang châu
Âu và lãnh đạo của Lithuania thú nhận tại hội nghị An ninh Hạt nhân La Haye là
Lithuania ‘lệ thuộc chính trị’vì nguồn khí đốt của Lithuania hoàn toàn
nhập cảng từ Nga, nói đúng hơn là hoàn toàn do Nga cung cấp. Mặt khác, cho rằng
Mỹ có thể tăng gia xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, trên con đường di chuyển dầu
khí vạn dậm xa xôi với cơ mang phí tổn, liệu giá khí đốt cung cấp từ Mỹ có được
hời như khí đốt cung cấp từ Nga?
Hôm 25-3, lãnh đạo Úc tai thượng đỉnh An Ninh hạt
nhân tai La Haye yêu cầu loại bỏ Nga ra khỏi danh sách thành viên G20 tại buổi
họp thương đỉnh của tổ chức này vào tháng 11 sắp tới tại Brisbane. Đề xuất này
của Úc bị nhóm BRICS phản đối dữ dội. Trung Quốc, Nam Phi, Brasil. Ấn độ đều
cho rằng quyền lợi của các thành viên G20 tùy thuộc vào tổ chức G20. Không một
thành viên nào tự tiện đơn phương áp đặt chế tài một thành viên khác. BRICS ra
thông cáo chung bên lề thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại La Haye hôm 25-3: “The
custodianship of the G20 belongs to all member-states equality and no one
member-state can unilaterally determine its nature and character”. Thế mới
biết các quốc gia đang phát triển vẫn tiếp tục đứng sau Nga, hỗ trợ Nga.
Biết được nhược điểm kinh tế và chính trị quân sự
của Châu Âu, Tổng thống Barack Obama trong một buổi tiếp xúc với báo giới địa
phương La Haye hôm 24-3, đã khẳng định lại sự hỗ trợ của Hoa Kỳ với liên minh
quân sự NATO. Tổng thống Obama không ngớt lời ca tụng NATO: “NATO là liên minh
quân sự mạnh nhất trong lịch sử nhân loại…Giờ đây NATO là cơ sở bảo đảm an ninh
chung cho châu Âu…” Tuy nhiên liền sau đó Tổng thống Obama cũng nhắc nhở:
“chúng tôi muốn thấy nhiều đồng minh châu Âu thực hiện những cam kết của mình
về chi phí quân sự”. Phải chăng ông Obama kêu gọi Âu châu phải biết tự lực kinh
tế trong lúc đối phó với Nga qua sư kiên khủng hoảng ở Ukraine.
Thật vậy, chính Hoa Kỳ cũng có những giới hạn vì khó
khăn kinh tế, tình trạng chung cả thế giới, hoặc vì do chính sách cắt giảm chi
phí của chính phủ để giảm bớt thâm thủng ngân sách quốc gia, nhất là do sự cắt
bớt ngân khỏan dành cho Quốc phòng. Với một quá khứ mang nhiều thương tích mà
của hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan, nước Mỹ hôm nay đã chán nãn chiến tranh.
Hơn thế nữa, trong tình hình hiện tại Obama đang cần sư hợp tác của Putin để
giải quyết hồ sơ Vũ khí Hóa học của Syria-Vũ khí Hạt nhân của Iran, của Bắc
Triều Tiên và cuộc triệt thoái toàn bộ lưc lương quân đội Hoa Kỳ ra khỏi mặt
trân Afghanistan trước cuối năm 2014 mà một phần lãnh thổ của Nga ở mạn Tây Bắc
Trung Á, được Putin cho phép Mỹ sử dụng như là mộtbypassđể di chuyển
quân đội Mỹ ra vào mặt trận Afghanistan.
Hôm 24-3 lại có thêm một biểu lộ thái độ hòa hoãn
của Nga, ngoài sự kiện Ngoại trưởng Nga đồng ý ngồi lại hòa đàm với Ngoai
trưởng Ukraine, người phát ngôn bộ Kinh tế Nga lên tiếng cảnh báo sư suy sụp
của nền linh tế Nga trước những khủng hoảng tai Ukraine, tiền vốn đầu tư thất
thoát ra nước ngoài lên đến 70 tỷ USD nội trong 3 tháng đầu năm 2014 cao hơn
tổng số cả năm của năm 2013. Sự kiện này nói lên được phần nào sự thật của nền
kinh tế Nga hiện tại cũng có những vây khốn của nó. Căn bản nền kinh tế Nga
hiện tại là nền kinh tế xuất khẩu, không phải xuất khẩu những mặt hàng tiêu
dùng có sức cạnh tranh cao hiện đại mà là xuất khẩu dầu khí, một nhu yếu phẩm
toàn cầu. Trong hiện tai Nga đang bị sức ép cạnh tranh thị trường dầu khí, mặc
dầu giá dầu thô vẫn còn cao $110 mỗi thùng. Nhờ thế, Nga thu về mỗi năm $220 tỷ
USD trong đó có $160 tỷ USD nhờ bán dầu khí cho các quốc gia cộng đồng Âu châu.
Tuy nhiên ngoài dầu khí, sự thâm hụt cán cân mậu dich của Nga tạo ra do những
mặt hàng xuất khẩu khác của Nga sẽ lên 10% GDP của Nga. Theo dự đoán của WB,
GDP của Nga năm 2014 là $3930 tỷ. Ngoài ra giá cả mặt hàng dầu khí biến đổi
không chừng. Mỹ chỉ cần tuyên bố tăng cường sản xuất và xuất khẩu dầu khí ra
cùng khắp thế giới, tất nhiên giá thị trường quốc tế dầu khí sẽ xuống ngay lập
tức lôi theo sư xuống cấp của nền kinh tế xuất khẩu dầu khí của mọi quốc gia
chứ không phải riêng gì Nga. Đó là chưa nói đến mức độ lạm phát ở Nga hiện tại
là 7% trong khi mức độ lạm phát của những quiốc gia đang phát triển cùng hoàn
cảnh với Nga đều dưới 4%.
Khi Nga chiếm giữ Crimea, chính phủ Hoa Kỳ đưa ra
những biện pháp trừng phạt bằng hạn chế Visa, và đóng băng tài khoản ở các ngân
hàng tại Mỹ và châu Âu của một số viên chức nhà nước Nga. Đáp lại, Nga cũng ra
lệnh trừng phạt tương xứng nhầm vào một số nhà lâp pháp Hoa Kỳ. Những biện pháp
trừng phạt ngoại giao này được tiếng vang gọi là ‘trừng phạt’ trong thực tế,
hầu như không mấy hiệu năng (Toothless).
Như vậy sư thật cuối cùng là gì? Phía sau những
khủng hoảng của Ukraine là gì? Phải chăng những khủng hoảng ở Ukraine chỉ là
những ‘chuyển tác’của những khủng hoảng của chính Âu châu. Châu Âu hôm
nay, già cỗi tiềm ẩn quá nhiều suy yếu nhất là về kinh tế như chúng ta thấy ở
trên. Chính những suy yếu kinh tế và ‘hội chứng lão hóa’của châu Âu đã
khiến châu Âu không đủ khả năng làm chùng bước Putin, biểu tượng của một nước
Nga hiện đại, năng động và đầy tham vọng. Chính những yếu kém của Châu Âu hiện
nay đã vực dậy giấc mộng của Putin: Phục hưng ảnh hưởng của Liên Xô cũ tại các
nước Cộng Hòa Đông Âu trước năm 1991, năm Liên Bang Xô Viết sụp đổ, và một lần
nữa Putin muốn khẳng định với cộng đồng châu Âu sự hiện hữu ảnh hưởng mạnh mẽ
của Nga trên toàn thể châu Âu. Đứng trước sự kiện Nga sát nhập Crimea, Liên
minh châu Âu-EU- gồm cả thảy 28 quốc gia Âu châu, chỉ biết xếp hàng đứng sau
lưng Hoa Kỳ, kêu gọi sự trợ giúp của Tổng thống Mỹ, Barack Obama, chống đỡ và
ngăn chận những bước tiến thêm nữa của Putin.
Thế giới vừa thở ra nhẹ nhổm như vừa thoát khỏi cơn
ác mộng‘Đại chiến Thế giới lần thứ III‘- khi nghe lời hiệu triệu của
tống thống Barack Obama truyền đi từ The Hague, thủ độ Hà Lan, từ Thượng đỉnh
An ninh Hạt nhân Toàn cầu hôm 25-3:”Nếu Nga biết dừng lại sau khi chiếm giữ
Crimea, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ không tiến hành thêm nữa những biện pháp
trừng phạt kinh tế chống Nga..” Đây là thông điệp vô cùng quan trọng của Hoa
Kỳ có khả năng khai thông mọi bế tắc còn tù động trong hồ sơ Ukraine. Thế giới
cũng vô cùng hoan hỷ trước đáp ứng tích cực của Tổng thống Nga, Vladimir Putin.
Bằng giấy trắng mực đen Tổng thống Nga, Vladimir Putin cam kết với Tổng thống
Hoa Kỳ, Barack Obama, với Tổng Thư Ký LHQ, Ban Kee moon, hôm 29-3 từ Moscow
rằng:“Nga không hề có ý đánh chiếm Ukraine…”./.
ĐÀO NHƯ
Oak Park, Illinois-USA
March-29-2014
GHI
CHÚ VỀ NGUỒN :
Tất cả dữ kiện trong bài viết đều dựa trên những
website sau đây:
1-PUTIN
ĐIỆN ĐÀM VỚI OBAMA VÊ KHỦNG HOẢNG UKRAINE
2-
OBAMA URGES RUSSIA TO PULL BACK TROOPS FROM UKRAINE BORDER:CBS
3-
WEST, RUSSIA SIGNAL LINE DRAWN IN UKRAINE
4-
ASIA WILL NOT ISOLATE RUSSIA
5-
RUSSIA NOT CLINGING G8 IF WEST DOES NOT WANT IT- RUSSIAN FM
6-
WHY EUROPE WON’T ANNEX UKRAINE
.
.
.
No comments:
Post a Comment