Nam
Nguyên, phóng viên RFA
2014-03-28
2014-03-28
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/it-cnno-wors-mr-03282014093521.html
Vụ hối lộ 80 triệu yên Nhật (16 tỷ đồng) để được
trúng thầu tư vấn thiết kế dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội và vụ lót tay
trung ương 2,8 triệu USD cho dự án khu đô thị Sing-Việt ở TP.HCM không quá bất
ngờ với dư luận. Nhưng điều ngạc nhiên là sự phản ứng nhanh của chính quyền,
báo chí thì được thoải mái đưa tin về cả hai vụ bê bối này.
Tham
nhũng hậu họa khó lường
Về trường hợp Công ty Tư vấn JTC Nhật Bản khai nhận
đã lại quả các quan chức Việt Nam 80 triệu yên, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm
Trị sự Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội nhận định:
“Hậu quả lớn nhất là sự hủy hoại đạo đức của cả một
dân tộc. Đấy là tội lớn nhất nguy hiểm nhất của những người đang cầm quyền ở
đất nước này. Tội thứ hai mới đến chuyện tăng gánh nợ nần làm cho con cháu ngày
sau sẽ phải trả. Bởi vì tất cả các khoản vay ODA này (viện trợ phát triển của
nước ngoài) là những khoản vay chứ không phải cho không, mà người ta lại thích
tiêu như ‘tiền chùa’. Tội thứ ba là nó làm cho bất công xã hội càng ngày càng
tăng.”
Ngày 21/3 tờ Yomiuri Shimbun ở Tokyo đưa tin chi
tiết về vụ Chủ tịch JTC sau khi bị kiểm toán đã khai nhận những khoản tiền lớn
ngoài sổ sách là hối lộ các quan chức nước ngoài. Trong đó có khoản lót tay 80
triệu yên (16 tỷ đồng) để được các quan chức Việt Nam phù phép cho trúng thầu
để được tham gia dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội với vốn vay ODA Nhật Bản là
21 tỷ 271 triệu yên.
Trong vòng chưa đầy 1 tuần, Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải Đinh La Thăng đã quyết định đình chỉ chức vụ tổng cộng 14 giới chức cao
cấp. Trong ba người đã nghỉ hưu có cựu Thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng, ngoài ra
còn 11 giới chức cao cấp khác hiện giữ nhiều trọng trách trong ngành GTVT ngành
đường bộ, đường sắt, đặc biệt là Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình
giao thông.
Nhà
giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội, cảnh báo nguy cơ các thế hệ
mai sau phải gánh các món nợ vay ODA, tiếng là để phát triển kinh tế nhưng lại
bị ăn cắp trắng trợn xuất phát từ chi phí bôi trơn cho tới rút ruột công trình
để bỏ túi. Nhà giáo nhắc lại vụ án xa lộ đông tây TPHCM với tội đồ Huỳnh Ngọc
Sỹ cùng sự ù lỳ của nhà cầm quyền và bây giờ là dự án đường sắt trên cao ở Hà
Nội.
Nhà
giáo Đỗ Việt Khoa tiếp lời:
“ Lần nay vụ
đường sắt Việt Nam ông Bộ trưởng Đinh La Thăng có vẻ quyết liệt hơn, ngay sau
khi phía Nhật đưa tin bên Việt Nam lập tức đình chỉ công tác một số lãnh đạo.
Theo tôi như thế là chưa đủ, công dân chúng tôi mong muốn vụ này phải chuyển
ngay sang Bộ Công an để điều tra khởi tố vụ án ngay, chứ để cho Thanh tra Đường
sắt tự làm tự tìm rồi nay mai họ báo cáo khác đi thì làm thế nào. Việt Nam phải
kiên quyết chống tham nhũng nếu muốn phát triển bền vững, nếu muốn thế hệ mai
sau không phải nai lưng trả nợ cho thế hệ hiện nay thì phải kiên quyết với tệ
nạn này.”
Mới là
một phần nổi của tảng băng chìm
Tri Thức Trẻ và VietnamNet ngày 26/3 đưa lên mạng
bài “Vụ hối lộ 16 tỷ: Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa lộ
”. Bài báo trích lời GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch-Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài cho rằng, vụ ăn hối lộ 16 tỷ
đồng đang điều tra này mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Theo lời ông
Mại “vụ việc cũng chẳng làm mình xấu đi nhiều hơn đâu! Vì bây giờ nói về tham
nhũng thì nước mình đã có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu
hơn mấy.”
Nhận
định về vấn đề liên quan, TS Nguyễn Quang A phát biểu:
“Những lời Giáo sư Nguyễn Mại nguyên Thứ trưởng Bộ
Kế hoạch Đầu tư, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói
như thế là rất đúng…ông là người trong cuộc ông biết rất là kỹ. Tôi nghĩ rằng
căn bệnh về tham nhũng như thế này chỉ có thể giảm bớt vì tham nhũng ở đâu cũng
có. Song muốn chống được tham nhũng thì xã hội phải thực sự dân chủ, phải có
nhiều đảng cạnh tranh với nhau và phải có tôn trọng quyền tự do ngôn luận và
tất cả quyền con người để cho người dân được thực sự mở miệng. Chỉ với bối cảnh
như thế môi trường như thế thì tham nhũng mới bớt đi mà thôi.”
Vụ lót tay trung ương 2,8 triệu USD cho dự án khu đô
thị Sing-Việt ở TP.HCM. Nguồn VTC.vn
Theo báo mạng Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế TS
lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội
cho rằng vụ việc chứng tỏ sự yếu kém, thiếu sót của hệ thống pháp luật Việt
Nam. Bởi vì phiá Việt Nam đã không phát hiện ra được mà phải đợi đến khi nước
bạn phanh phui ra thì mới biết. Ông Doanh cho rằng cần xem xét vấn đề công khai
minh bạch, xem xét lại việc giám sát làm sao cho có hiệu quả. Đồng thời với đó
là phát động báo chí, người dân và các tổ chức xã hội để làm nhiệm vụ giám sát.
Báo Dân Trí bản tin trên mạng ngày 25/3 trích lời bà
Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định: “Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gấp
đôi gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống pháp
luật rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng.
Cùng
về vấn đề liên quan TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội nhận định:
“Pháp luật Việt Nam thực sự có những qui định rất là
nghiêm khắc và ngặt nghèo đối với tội nhận hối lộ và tội tham nhũng. Tuy nhiên
trong một chế độ độc tài độc đảng và chỉ người có quyền có chức mới có thể tham
nhũng. Hay nói cách khác chỉ có những quan chức của Nhà nước này mới có thể
tham nhũng, họ lại là ngươi cầm cân nẩy mực về pháp lý cho nên cứ nhìn trên
giấy coi thì pháp luật rất là nghiêm nhưng việc thực thi pháp luật mới là quan
trọng và chuyện chính là không có việc thực thi pháp luật nghiêm minh. Những người vi phạm pháp luật
Việt Nam nghiêm trọng nhất bây giờ chính là các quan chức Nhà nước, các cơ quan
Nhà nước và chính là đảng Cộng sản…”
Báo chí lề phải lần này góp phần khui ra một vụ bôi
trơn khác lên tới 2,8 triệu USD. Ngày 24/3/2014, báo Pháp Luật TP HCM “soi” lại
bản án ngày 30/10/2013 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xử vụ kiện hành
chính mà bị đơn là Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Đây là vụ kiện các nhà đầu tư dự án
khu đô thị Sing-Việt đòi Thành phố liên đới bồi thường 300.000 USD. Lúc đó Thẩm
phán Phạm Công Hùng chủ tọa phiên tòa đã kiến nghị với UBND TP.HCM làm rõ nội
dung một tài liệu đệ nạp tại tòa, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài có ghi
khoản chi cho các cơ quan ở Hà Nội số tiền 2.800.000 USD. Câu chuyện tưởng như
đã chìm xuồng, nhưng do báo Pháp Luật khui ra và ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng
Ban Nội chính Trung ương đã lập tức lên tiếng cho biết: Ban Nội chính sẽ vào
cuộc mà không chờ UBND TP.HCM chuyển hồ sơ.
LS
Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư TP.HCM được báo Pháp Luật
Thành phố trích lời rằng, vụ Sing-Việt đủ cơ sở để tiến hành điều tra. Khoản
2,8 triệu USD bôi trơn trong quá trình thực hiện dự án không phải là lời khai
của người bị dồn tới chân tường, khai để được giảm nhẹ tội, mà lời khai vì
quyền lơi các bên và ở trạng thái bình thường, không bị sức ép. Hơn nữa không
chỉ là lời khai mà là các văn bản tài liệu kèm theo.
Bệnh bôi trơn, hối lộ, hoa hồng lại quả
được cho là loại bệnh mang tính hệ thống trong đời sống xã hội hiện nay ở Việt
Nam. Từ tham nhũng vặt ở Phường, hối lộ cảnh sát giao
thông, phong bì cho bác sĩ, thầy cô giáo muôn vẻ bôi trơn cho tới con số hàng
triệu đô la hối lộ, lại quả ở các dự án lớn. Các học giả nói “xã hội nào con
người nấy” chắc là trong ý nghĩa này.
No comments:
Post a Comment