Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
VienDongDaily.Com - 29/03/2014
Trong tuần vừa qua, ở VN quả là lắm thứ chuyện “giật
mình” khiến dư luận từ thành đến tỉnh sôi nổi bàn tán với nhiều cung bậc cảm
xúc khác nhau. Từ chuyện đáng cười đến chuyện đáng khóc, từ những sự việc kinh
hoàng đến phẫn nộ, từ chuyện không ai có thể tưởng tượng ra nổi đến chuyện ăn
hối lộ mà người dân vẫn nói như cụ Cố Hồng trong Số Đỏ: “biết rồi khổ lắm nói
mãi”…
Chuyện đáng cười như chuyện “lôm côm” của tài tử lừng danh la làng vì sắp phải ra đứng đường. Đến chuyện đáng xấu hổ như chuyện nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc 25 tuổi của Vietnam Airlines vừa bị bắt ở Nhật vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125,000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngoái. Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát Nhật còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã tham gia vào việc vận chuyển hàng ăn cắp. Trong số này, đã có 5 người bị thẩm vấn, bao gồm một phi công và 4 tiếp viên. Ngày 24/3/2014 vừa qua, Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản tiếp tục liên hệ để xác minh thông tin. Nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc bị tạm giữ để phục vụ điều tra.
Đến chuyện lớn như hình ảnh cô giáo và các em học sinh bản Sam Lang phải chui vào bao nilon vượt qua con suối Nậm Pồ rộng tới 80 mét, nước ngày đêm chảy xiết, để qua bên kia suối đi học. Bạn có giật mình và có bao giờ tưởng tượng ra nổi không? Thậm chí báo chí quốc tế đã hoảng hồn tường thuật lại vụ này. Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là "kỳ lạ". Một độc giả trên báo Daily Mail đã viết: "Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường."
Rồi đến sự phẫn nộ của toàn thể nhân dân VN vì từ đầu năm 2014 đến nay, 10 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc đập phá tài sản, cướp bóc khi đang đánh bắt bình thường tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Đến cây cầu treo Chu Va (huyện Tam Đường, Lai Câu) bỗng dưng bị đổ sụp làm 8 người chết, 37 người bị thương. Sau đó người dân phát hiện ra trụ bê tông của cầu treo mới bị lật tại thôn Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) được làm bằng gạch, chứ không được đúc bằng bê tông nguyên khối theo như thiết kế của cầu treo. Bằng ấy chuyện “ly kỳ rùng rợn”, bạn có thấy giật mình không?
Và mới nhất lại có chuyện báo Pháp Luật tại Sài Gòn thông tin một công ty nói đã bôi trơn $2.8 triệu USD cho các cơ quan tại Hà Nội.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Sing-Việt có diện tích hơn 331 ha có chủ trương quy hoạch từ năm 1997. Nhưng UBND Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một Công ty khác. Việc này phát sinh từ việc thay đổi người đại diện công ty. Khi tháng 12/2011, UBND Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia.
Trong khi giải quyết vụ kiện hành chính giữa chủ đầu tư và UBND Sài Gòn, Tòa Phúc thẩm Tòa án Tối cao tại Sài Gòn phát hiện tài liệu và lời khai “$2.8 triệu USD đã được gửi cho các cơ quan ở Hà Nội”.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh: Việc “bôi trơn” là một thông tin “động trời” cần phải làm rõ để bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch”. Về thông tin chi phí gửi cho các cơ quan ở Hà Nội $2.8 triệu USD thực hư thế nào cần phải làm rõ. Có thể họ đã bỏ tiền ra để lo nhưng giờ thay đổi người đại diện nên họ thiệt hại rồi tố ngược. Việc này phải chờ cơ quan chức năng xác minh làm rõ thì mới kết luận cụ thể.
Khi có thông tin chính xác, tôi sẽ tường thuật rõ hơn trong một bài khác.
Tiết lộ động trời về một vụ “bôi trơn” kiếm dự án
Kỳ này tôi tường thuật với bạn đọc một tiết lộ động trời hơn đang khiến dư luận phát sốt và các cơ quan chức năng VN “tá hỏa” về một vụ hối lộ “khủng” lên đến $870,000 USD. Chuyện trớ trêu là một ông Nhật tố ông VN trên báo Nhật, chứ ông VN chẳng biết gì. Thật ra, cũng giống như nhiều vụ hối lộ khác thôi, chỉ có người dân hoặc chính những ông quan chức “đá nhau” tố lại các sếp cũ, hoặc do mấy tờ báo tố cáo, còn cơ quan điều tra chỉ vào cuộc sau khi đã có thông tin chứ nhà nước chẳng mấy khi tự tìm ra vụ nào.
Và chắc chắn những vụ hối lộ như thế này còn rất nhiều, nhiều gấp nhiều lần vài vụ đã tìm ra, nhưng nó nằm im trong bong tối, chẳng bao giờ khám phá ra bởi những vụ làm ăn ấy “xuôi chèo mát mái”, không ai kiện ai, đôi bên cùng “zui zẻ” nên chẳng ai biết “ma ăn cỗ” ở chỗ nào. Cho nên đừng hỏi tại sao dân VN bây giờ nhiều người giàu đến cỡ không thể nào tính hết được tài sản của họ và báo chí quốc tế tiên đoán trong năm nay số “đại gia” ở VN sẽ tăng nhanh.
Còn 90% số người giàu giấu mặt
Thật sự nhiều người chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới. Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người.
Điểm lại những tên tuổi trên các sàn chứng khoán chỉ có khoảng 20 người đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu có giá trị từ 600 tỷ đồng tương đương với khoảng 30 triệu USD lọt vào hạng siêu giàu.
Như vậy, so với gần 200 người siêu giàu được nói đến gần đây, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đên 90%. Tổng giá trị tài sản cũng cao gấp nhiều lần so với con số tỷ USD của những ông chủ đã lên sàn hiện tại. Ngoài những người giàu vì tài năng kinh doanh, con số giàu ngầm, giàu vì ăn hối lộ, vì được nhiều khoản lót tay còn nằm trong vòng “bí mật”. Đúng là một nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng như vậy. Tất nhiên sẽ có tỉ lệ thuận với gia tăng số người nghèo càng nghèo, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đạo đức càng băng hoại.
Trao đổi đấu thầu qua tiền “lại quả”
Trở lại chuyện ông Nhật tố cáo ông VN ăn hối lộ. Nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về chủ tịch một hãng tư vấn Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA. Theo đó, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn với cơ quan điều tra Tokyo. Tờ Yomiuri, ngày 21/3, cho biết ông này đã ký vào biên bản lời khai.
Ông Tamio Kakinuma cho hay số tiền "lại quả" phụ thuộc vào giá gói thầu nhận được. Ví dụ, ông khai để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen, công ty đã "lại quả" cho quan chức 80 triệu yen (tương đương 780.000 USD hoặc hơn 16 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại). Đây là số tiền hối lộ lớn so với những lần "lại quả" khác của JTC. Tương tự, một dự án ODA ở Indonesia, JTC hối lộ quan chức 30 triệu yen, còn ở Uzbekistan 20 triệu yen.
Có 5 cái tên quan chức nhận hối lộ được ông Kakinuma khai ra, trong đó có một quan chức cấp cao của Đường sắt Việt Nam.
Dựa trên lời khai của ông Chủ tịch, cơ quan điều tra Nhật sẽ mở cuộc điều tra hành vi vi phạm Bộ luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, trong đó nghiêm cấm việc hối lộ các quan chức, viên chức của cơ quan chính phủ nước ngoài. Cũng theo nguồn tin trên, ông Kakinuma đến cơ quan điều tra khai báo tự nguyện. Trong lời khai, ông đưa ra nhiều chi tiết như hối lộ các quan chức vào thời điểm nào, số tiền bao nhiêu.
Thật ra nói ông Kakinuma tự nguyện khai cũng chưa đúng hẳn. Việc này diễn ra sau khi cơ quan thuế Tokyo phát hiện nhiều khoản chi bất thường của công ty JTC, trị giá khoảng 130 triệu yen, liên quan đến 5 dự án ODA Nhật Bản. Số tiền được chi vào 40 lần khác nhau, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2008 đến tháng 2/2014. Như thế, đó là do sự làm việc tận tâm của sở thuế Tokyo, ông này đành phải “tự khai”.
Không một quan chức nào nhận “lót tay”
Nói với báo chí sáng 23/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đã nghe thông tin Công ty Tư vấn đường sắt Nhật Bản thừa nhận trả tiền "lại quả" cho một số công chức Việt Nam, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Từ ngày 21/3, ông đã cho thực hiện việc xác minh, yêu cầu các đơn vị viết toàn bộ báo cáo về những việc có liên quan. Ông nói:
"Sáng 23/3, chúng tôi tổ chức họp để nghe báo cáo và tổ chức thành lập đoàn xuống kiểm tra độc lập", ông Thành nói đây là vấn đề nhạy cảm mà phía Nhật cũng chưa có thông tin chính thức hay đề nghị phối hợp điều tra, tuy nhiên phía Việt Nam sẽ rà soát những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng, làm rõ và xử lý nghiêm.
Cũng trong cuộc họp chiều 23-3, vị giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt đương nhiệm và một số cán bộ liên quan đã phát biểu, cam kết thời gian qua không nhận một khoản tiền nào từ phía phía nhà thầu Nhật Bản. Tương tự, ông Trần Văn Lục, nguyên giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt cũng khẳng định không nhận hối lộ.
Ngưng việc những cán bộ có trách nhiệm để giải trình
Sau khi nghe báo cáo của các thành viên Ban quản lý dự án đường sắt và người đứng đầu ngành đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá, trước hết, thông tin về việc hối lộ mà báo chí Nhật đưa là rất nghiêm trọng, cần phải làm rõ để có báo cáo kịp thời Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.
Ông Thăng cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để phối hợp chia sẻ, làm rõ thông tin trên. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng , Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ.
Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: "Yêu cầu tất cả cán bộ liên quan tạm dừng công việc để viết giải trình, và cam kết về chuyện có hay không nhận hối lộ, kể cả người đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu cũng phải giải trình. Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo Nhật đã thông tin, sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai".
Ông Thăng cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để phối hợp chia sẻ, làm rõ thông tin trên.
10 quan chức cấp cao phải giải trình
Theo nguồn tin mới nhất, lãnh đạo Bộ Giao Thông vừa yêu cầu 7 cán bộ đương chức và 3 người đã nghỉ hưu từng liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1 phải báo cáo, làm rõ trách nhiệm trong thời gian thực hiện dự án đường sắt đô thị. 10 người được nêu trong công văn của Bộ Giao thông bao gồm: Ông Nguyễn Hữu Bằng - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
Ông Nguyễn Đức Thắng - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam (nguyên Phó cục trưởng cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông); Ông Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông);
Bà Nguyễn Minh Tuyến - Phó cục trưởng Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Ông Lê Quyết Tiến - Trưởng phòng pháp chế-đấu thầu, Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Ông Phan Hữu Biên - chuyên viên phòng pháp chế - đấu thầu, Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Ông Vũ Nam Nguyên - chuyên viên chính Vụ kế hoạch - đầu tư; Ông Triệu Khắc Dũng - Cục trưởng cục quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng thẩm định 1, Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông).
Ông Lê Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông và ông Hà Khắc Hảo - nguyên Vụ phó vụ kế hoạch - đầu tư đều đã nghỉ hưu để giải trình về những công việc đã làm trong thời khi thực hiện dự án đường sắt đô thị số 1.
Thanh tra Bộ Giao thông đã lập đoàn thanh tra gồm 10 người, trong đó có 3 cán bộ thuộc Bộ Công an để thanh tra, kiểm tra toàn bộ dự án do nhà thầu JTC thực hiện, thanh tra luôn cả những dự án của Cục đường sắt Việt Nam.
Viên chức Việt Nam sang Nhật
Cũng trong buổi tối 24-3, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết vào tối 25-3, Bộ sẽ cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đích thân sang Nhật để làm việc với tất cả cơ quan của Nhật Bản bao gồm Cục Thuế khu vực Tokyo; Đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo và nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun nhằm xác minh thông tin về sự việc nghi án nhận hối lộ của quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT khẳng định việc thanh tra phải làm rõ tại sao phải bôi trơn để trúng thầu cho dù việc đấu thầu được tổ chức công khai và tại sao dự án đường sắt đô thị số 1 từ khoảng 900 tỉ đồng giai đoạn 1 của dự án, liên danh tư vấn do JTC đứng đầu trúng thầu, sau 2 năm tăng thêm khoảng 326 tỉ đồng. Không chỉ vậy, các chuyên gia giao thông còn phản ánh tại một số dự án khác ở phía Nam có JTC tham gia cũng xảy ra tình trạng đội giá lớn.
Gói thầu đường sắt do công ty Nhật tư vấn đội giá gần 40%
Liên danh nhà thầu JTC - đơn vị dính nghi án hối lộ quan chức Việt Nam đã trúng thầu dự án với mức giá gần 900 tỷ đồng, sau hai năm được điều chỉnh lên hơn 1.226 tỷ đồng.
Sau thời gian thực hiện từ 1/10/2009 đến 30/11/2011, Ban quản lý dự án cho biết một số hạng mục đã phát sinh hoặc thay đổi (tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga, thay đổi vị trí cầu vượt sông Hồng theo khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của JICA). Vì vậy, tổng giá trị hợp đồng tư vấn được điều chỉnh lên hơn 3,6 tỷ yen và 236 tỷ đồng. Thời gian thực hiện kéo dài thêm 11 tháng, đến ngày 31/10/2012. Quy theo tỷ giá ngày 30/11/2011 (mỗi yen tương đương 268,18 đồng), giá trị hợp đồng sau điều chỉnh lên đến hơn 1.226 tỷ đồng!
Bộ GTVT cũng chỉ đạo dừng giải ngân và rà soát thủ tục giải ngân số tiền còn lại, dừng đàm phán giai đoạn 2A (Giáp Bát - Ngọc Hồi) của dự án đường sắt đô thị số 1.
Bài ca “đội giá”
Thật ra trong rất nhiều công trình, ban đầu được định giá rành rẽ trên giấy tờ đàng hoàng rồi, nhưng khi làm nửa chừng nửa đoạn lại “phát sinh” những yêu sách mới, nhà thầu xin tăng giá và đã có rất nhiều trường hợp từ nhỏ đến lớn được chấp thuận. Nó đã như một “bài ca đội giá” ngọt ngào. Tất nhiên ai cũng biết đôi bên cùng có lợi. Hãy tạm kể vài cú đội giá gần nhất.
Trong kết luận kiểm toán mới đây về dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1, Kiểm toán Nhà nước cho biết tổng vốn đầu tư của công trình này đã tăng từ 3.734 tỉ đồng dự toán ban đầu lên 8.974 tỉ đồng, tức đội giá khoảng 2,5 lần.
Kết luận kiểm toán về đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đưa ra trong bối cảnh mà hễ cứ nhắc tới các công trình giao thông là nói tới điều chỉnh, vượt tổng mức, đội giá… Cũng đội giá “khủng” như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình còn có con đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang xây dựng. Tổng vốn đầu tư dự toán của công trình này khi khởi công và ký hợp đồng BOT chỉ khoảng 24,500 tỉ đồng song sau một thời gian, nhà đầu tư đã loan báo con số gây sốc là phải gần 50,000 tỉ đồng mới làm xong.
Đội giá ngàn tỉ còn có thể thấy ở nhiều siêu dự án khác ở VN, như: Lọc dầu Dung Quất từ 1.5 tỉ USD vọt lên hơn 3 tỉ USD; “Khiêm tốn” như thủy điện Sơn La cũng đội giá thêm 14,000 tỉ đồng.
“Bài ca đội giá” này như đã thành tiền lệ, đục khoét ngân sách nhà nước (tức là tiền của nhân dân) một lỗ hổng khổng lồ.
Cũng giống như vụ Huỳnh Ngọc Sĩ
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP Sài Gòn, đánh giá vụ tố cáo này có nhiều điểm khá giống vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc Ban Quản lý Dự án đại lộ Đông-Tây (Sài Gòn) năm 2008 nhận hối lộ của Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI - Nhật Bản). Năm 2011 Tòa án Sài Gòn đã tuyên phạt Huỳnh Văn Sĩ 20 năm tù về tội nhận hối lộ và 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng cộng là 26 năm tù.
Sau vụ án PMU 18 (năm 2006) đến vụ án Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI - Nhật Bản) hối lộ giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây TP Sài Gòn (năm 2010) và bây giờ là vụ JTC, tạo ra dư luận phẫn nộ về việc quản lý các dự án ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức) của VN. Đừng để người dân VN phải đau lòng và thật sự đó là một mối nhục quốc thể.
Những quan chức nào đã nhận hối lộ trong vụ án mới toanh này, trong một ngày gần đây sẽ “lộ diện” rõ ràng và pháp luật VN xử ra sao, tôi sẽ thông tin đến bạn đọc.
Chuyện đáng cười như chuyện “lôm côm” của tài tử lừng danh la làng vì sắp phải ra đứng đường. Đến chuyện đáng xấu hổ như chuyện nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc 25 tuổi của Vietnam Airlines vừa bị bắt ở Nhật vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125,000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngoái. Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát Nhật còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã tham gia vào việc vận chuyển hàng ăn cắp. Trong số này, đã có 5 người bị thẩm vấn, bao gồm một phi công và 4 tiếp viên. Ngày 24/3/2014 vừa qua, Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản tiếp tục liên hệ để xác minh thông tin. Nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc bị tạm giữ để phục vụ điều tra.
Đến chuyện lớn như hình ảnh cô giáo và các em học sinh bản Sam Lang phải chui vào bao nilon vượt qua con suối Nậm Pồ rộng tới 80 mét, nước ngày đêm chảy xiết, để qua bên kia suối đi học. Bạn có giật mình và có bao giờ tưởng tượng ra nổi không? Thậm chí báo chí quốc tế đã hoảng hồn tường thuật lại vụ này. Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là "kỳ lạ". Một độc giả trên báo Daily Mail đã viết: "Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường."
Rồi đến sự phẫn nộ của toàn thể nhân dân VN vì từ đầu năm 2014 đến nay, 10 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc đập phá tài sản, cướp bóc khi đang đánh bắt bình thường tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Đến cây cầu treo Chu Va (huyện Tam Đường, Lai Câu) bỗng dưng bị đổ sụp làm 8 người chết, 37 người bị thương. Sau đó người dân phát hiện ra trụ bê tông của cầu treo mới bị lật tại thôn Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) được làm bằng gạch, chứ không được đúc bằng bê tông nguyên khối theo như thiết kế của cầu treo. Bằng ấy chuyện “ly kỳ rùng rợn”, bạn có thấy giật mình không?
Và mới nhất lại có chuyện báo Pháp Luật tại Sài Gòn thông tin một công ty nói đã bôi trơn $2.8 triệu USD cho các cơ quan tại Hà Nội.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Sing-Việt có diện tích hơn 331 ha có chủ trương quy hoạch từ năm 1997. Nhưng UBND Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một Công ty khác. Việc này phát sinh từ việc thay đổi người đại diện công ty. Khi tháng 12/2011, UBND Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia.
Trong khi giải quyết vụ kiện hành chính giữa chủ đầu tư và UBND Sài Gòn, Tòa Phúc thẩm Tòa án Tối cao tại Sài Gòn phát hiện tài liệu và lời khai “$2.8 triệu USD đã được gửi cho các cơ quan ở Hà Nội”.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh: Việc “bôi trơn” là một thông tin “động trời” cần phải làm rõ để bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch”. Về thông tin chi phí gửi cho các cơ quan ở Hà Nội $2.8 triệu USD thực hư thế nào cần phải làm rõ. Có thể họ đã bỏ tiền ra để lo nhưng giờ thay đổi người đại diện nên họ thiệt hại rồi tố ngược. Việc này phải chờ cơ quan chức năng xác minh làm rõ thì mới kết luận cụ thể.
Khi có thông tin chính xác, tôi sẽ tường thuật rõ hơn trong một bài khác.
Tiết lộ động trời về một vụ “bôi trơn” kiếm dự án
Kỳ này tôi tường thuật với bạn đọc một tiết lộ động trời hơn đang khiến dư luận phát sốt và các cơ quan chức năng VN “tá hỏa” về một vụ hối lộ “khủng” lên đến $870,000 USD. Chuyện trớ trêu là một ông Nhật tố ông VN trên báo Nhật, chứ ông VN chẳng biết gì. Thật ra, cũng giống như nhiều vụ hối lộ khác thôi, chỉ có người dân hoặc chính những ông quan chức “đá nhau” tố lại các sếp cũ, hoặc do mấy tờ báo tố cáo, còn cơ quan điều tra chỉ vào cuộc sau khi đã có thông tin chứ nhà nước chẳng mấy khi tự tìm ra vụ nào.
Và chắc chắn những vụ hối lộ như thế này còn rất nhiều, nhiều gấp nhiều lần vài vụ đã tìm ra, nhưng nó nằm im trong bong tối, chẳng bao giờ khám phá ra bởi những vụ làm ăn ấy “xuôi chèo mát mái”, không ai kiện ai, đôi bên cùng “zui zẻ” nên chẳng ai biết “ma ăn cỗ” ở chỗ nào. Cho nên đừng hỏi tại sao dân VN bây giờ nhiều người giàu đến cỡ không thể nào tính hết được tài sản của họ và báo chí quốc tế tiên đoán trong năm nay số “đại gia” ở VN sẽ tăng nhanh.
Còn 90% số người giàu giấu mặt
Thật sự nhiều người chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới. Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người.
Điểm lại những tên tuổi trên các sàn chứng khoán chỉ có khoảng 20 người đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu có giá trị từ 600 tỷ đồng tương đương với khoảng 30 triệu USD lọt vào hạng siêu giàu.
Như vậy, so với gần 200 người siêu giàu được nói đến gần đây, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đên 90%. Tổng giá trị tài sản cũng cao gấp nhiều lần so với con số tỷ USD của những ông chủ đã lên sàn hiện tại. Ngoài những người giàu vì tài năng kinh doanh, con số giàu ngầm, giàu vì ăn hối lộ, vì được nhiều khoản lót tay còn nằm trong vòng “bí mật”. Đúng là một nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng như vậy. Tất nhiên sẽ có tỉ lệ thuận với gia tăng số người nghèo càng nghèo, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đạo đức càng băng hoại.
Trao đổi đấu thầu qua tiền “lại quả”
Trở lại chuyện ông Nhật tố cáo ông VN ăn hối lộ. Nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về chủ tịch một hãng tư vấn Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA. Theo đó, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn với cơ quan điều tra Tokyo. Tờ Yomiuri, ngày 21/3, cho biết ông này đã ký vào biên bản lời khai.
Ông Tamio Kakinuma cho hay số tiền "lại quả" phụ thuộc vào giá gói thầu nhận được. Ví dụ, ông khai để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen, công ty đã "lại quả" cho quan chức 80 triệu yen (tương đương 780.000 USD hoặc hơn 16 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại). Đây là số tiền hối lộ lớn so với những lần "lại quả" khác của JTC. Tương tự, một dự án ODA ở Indonesia, JTC hối lộ quan chức 30 triệu yen, còn ở Uzbekistan 20 triệu yen.
Có 5 cái tên quan chức nhận hối lộ được ông Kakinuma khai ra, trong đó có một quan chức cấp cao của Đường sắt Việt Nam.
Dựa trên lời khai của ông Chủ tịch, cơ quan điều tra Nhật sẽ mở cuộc điều tra hành vi vi phạm Bộ luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, trong đó nghiêm cấm việc hối lộ các quan chức, viên chức của cơ quan chính phủ nước ngoài. Cũng theo nguồn tin trên, ông Kakinuma đến cơ quan điều tra khai báo tự nguyện. Trong lời khai, ông đưa ra nhiều chi tiết như hối lộ các quan chức vào thời điểm nào, số tiền bao nhiêu.
Thật ra nói ông Kakinuma tự nguyện khai cũng chưa đúng hẳn. Việc này diễn ra sau khi cơ quan thuế Tokyo phát hiện nhiều khoản chi bất thường của công ty JTC, trị giá khoảng 130 triệu yen, liên quan đến 5 dự án ODA Nhật Bản. Số tiền được chi vào 40 lần khác nhau, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2008 đến tháng 2/2014. Như thế, đó là do sự làm việc tận tâm của sở thuế Tokyo, ông này đành phải “tự khai”.
Không một quan chức nào nhận “lót tay”
Nói với báo chí sáng 23/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đã nghe thông tin Công ty Tư vấn đường sắt Nhật Bản thừa nhận trả tiền "lại quả" cho một số công chức Việt Nam, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Từ ngày 21/3, ông đã cho thực hiện việc xác minh, yêu cầu các đơn vị viết toàn bộ báo cáo về những việc có liên quan. Ông nói:
"Sáng 23/3, chúng tôi tổ chức họp để nghe báo cáo và tổ chức thành lập đoàn xuống kiểm tra độc lập", ông Thành nói đây là vấn đề nhạy cảm mà phía Nhật cũng chưa có thông tin chính thức hay đề nghị phối hợp điều tra, tuy nhiên phía Việt Nam sẽ rà soát những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng, làm rõ và xử lý nghiêm.
Cũng trong cuộc họp chiều 23-3, vị giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt đương nhiệm và một số cán bộ liên quan đã phát biểu, cam kết thời gian qua không nhận một khoản tiền nào từ phía phía nhà thầu Nhật Bản. Tương tự, ông Trần Văn Lục, nguyên giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt cũng khẳng định không nhận hối lộ.
Ngưng việc những cán bộ có trách nhiệm để giải trình
Sau khi nghe báo cáo của các thành viên Ban quản lý dự án đường sắt và người đứng đầu ngành đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá, trước hết, thông tin về việc hối lộ mà báo chí Nhật đưa là rất nghiêm trọng, cần phải làm rõ để có báo cáo kịp thời Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.
Ông Thăng cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để phối hợp chia sẻ, làm rõ thông tin trên. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng , Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ.
Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: "Yêu cầu tất cả cán bộ liên quan tạm dừng công việc để viết giải trình, và cam kết về chuyện có hay không nhận hối lộ, kể cả người đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu cũng phải giải trình. Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo Nhật đã thông tin, sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai".
Ông Thăng cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để phối hợp chia sẻ, làm rõ thông tin trên.
10 quan chức cấp cao phải giải trình
Theo nguồn tin mới nhất, lãnh đạo Bộ Giao Thông vừa yêu cầu 7 cán bộ đương chức và 3 người đã nghỉ hưu từng liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1 phải báo cáo, làm rõ trách nhiệm trong thời gian thực hiện dự án đường sắt đô thị. 10 người được nêu trong công văn của Bộ Giao thông bao gồm: Ông Nguyễn Hữu Bằng - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
Ông Nguyễn Đức Thắng - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam (nguyên Phó cục trưởng cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông); Ông Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông);
Bà Nguyễn Minh Tuyến - Phó cục trưởng Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Ông Lê Quyết Tiến - Trưởng phòng pháp chế-đấu thầu, Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Ông Phan Hữu Biên - chuyên viên phòng pháp chế - đấu thầu, Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Ông Vũ Nam Nguyên - chuyên viên chính Vụ kế hoạch - đầu tư; Ông Triệu Khắc Dũng - Cục trưởng cục quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng thẩm định 1, Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông).
Ông Lê Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông và ông Hà Khắc Hảo - nguyên Vụ phó vụ kế hoạch - đầu tư đều đã nghỉ hưu để giải trình về những công việc đã làm trong thời khi thực hiện dự án đường sắt đô thị số 1.
Thanh tra Bộ Giao thông đã lập đoàn thanh tra gồm 10 người, trong đó có 3 cán bộ thuộc Bộ Công an để thanh tra, kiểm tra toàn bộ dự án do nhà thầu JTC thực hiện, thanh tra luôn cả những dự án của Cục đường sắt Việt Nam.
Viên chức Việt Nam sang Nhật
Cũng trong buổi tối 24-3, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết vào tối 25-3, Bộ sẽ cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đích thân sang Nhật để làm việc với tất cả cơ quan của Nhật Bản bao gồm Cục Thuế khu vực Tokyo; Đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo và nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun nhằm xác minh thông tin về sự việc nghi án nhận hối lộ của quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT khẳng định việc thanh tra phải làm rõ tại sao phải bôi trơn để trúng thầu cho dù việc đấu thầu được tổ chức công khai và tại sao dự án đường sắt đô thị số 1 từ khoảng 900 tỉ đồng giai đoạn 1 của dự án, liên danh tư vấn do JTC đứng đầu trúng thầu, sau 2 năm tăng thêm khoảng 326 tỉ đồng. Không chỉ vậy, các chuyên gia giao thông còn phản ánh tại một số dự án khác ở phía Nam có JTC tham gia cũng xảy ra tình trạng đội giá lớn.
Gói thầu đường sắt do công ty Nhật tư vấn đội giá gần 40%
Liên danh nhà thầu JTC - đơn vị dính nghi án hối lộ quan chức Việt Nam đã trúng thầu dự án với mức giá gần 900 tỷ đồng, sau hai năm được điều chỉnh lên hơn 1.226 tỷ đồng.
Sau thời gian thực hiện từ 1/10/2009 đến 30/11/2011, Ban quản lý dự án cho biết một số hạng mục đã phát sinh hoặc thay đổi (tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga, thay đổi vị trí cầu vượt sông Hồng theo khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của JICA). Vì vậy, tổng giá trị hợp đồng tư vấn được điều chỉnh lên hơn 3,6 tỷ yen và 236 tỷ đồng. Thời gian thực hiện kéo dài thêm 11 tháng, đến ngày 31/10/2012. Quy theo tỷ giá ngày 30/11/2011 (mỗi yen tương đương 268,18 đồng), giá trị hợp đồng sau điều chỉnh lên đến hơn 1.226 tỷ đồng!
Bộ GTVT cũng chỉ đạo dừng giải ngân và rà soát thủ tục giải ngân số tiền còn lại, dừng đàm phán giai đoạn 2A (Giáp Bát - Ngọc Hồi) của dự án đường sắt đô thị số 1.
Bài ca “đội giá”
Thật ra trong rất nhiều công trình, ban đầu được định giá rành rẽ trên giấy tờ đàng hoàng rồi, nhưng khi làm nửa chừng nửa đoạn lại “phát sinh” những yêu sách mới, nhà thầu xin tăng giá và đã có rất nhiều trường hợp từ nhỏ đến lớn được chấp thuận. Nó đã như một “bài ca đội giá” ngọt ngào. Tất nhiên ai cũng biết đôi bên cùng có lợi. Hãy tạm kể vài cú đội giá gần nhất.
Trong kết luận kiểm toán mới đây về dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1, Kiểm toán Nhà nước cho biết tổng vốn đầu tư của công trình này đã tăng từ 3.734 tỉ đồng dự toán ban đầu lên 8.974 tỉ đồng, tức đội giá khoảng 2,5 lần.
Kết luận kiểm toán về đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đưa ra trong bối cảnh mà hễ cứ nhắc tới các công trình giao thông là nói tới điều chỉnh, vượt tổng mức, đội giá… Cũng đội giá “khủng” như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình còn có con đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang xây dựng. Tổng vốn đầu tư dự toán của công trình này khi khởi công và ký hợp đồng BOT chỉ khoảng 24,500 tỉ đồng song sau một thời gian, nhà đầu tư đã loan báo con số gây sốc là phải gần 50,000 tỉ đồng mới làm xong.
Đội giá ngàn tỉ còn có thể thấy ở nhiều siêu dự án khác ở VN, như: Lọc dầu Dung Quất từ 1.5 tỉ USD vọt lên hơn 3 tỉ USD; “Khiêm tốn” như thủy điện Sơn La cũng đội giá thêm 14,000 tỉ đồng.
“Bài ca đội giá” này như đã thành tiền lệ, đục khoét ngân sách nhà nước (tức là tiền của nhân dân) một lỗ hổng khổng lồ.
Cũng giống như vụ Huỳnh Ngọc Sĩ
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP Sài Gòn, đánh giá vụ tố cáo này có nhiều điểm khá giống vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc Ban Quản lý Dự án đại lộ Đông-Tây (Sài Gòn) năm 2008 nhận hối lộ của Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI - Nhật Bản). Năm 2011 Tòa án Sài Gòn đã tuyên phạt Huỳnh Văn Sĩ 20 năm tù về tội nhận hối lộ và 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng cộng là 26 năm tù.
Sau vụ án PMU 18 (năm 2006) đến vụ án Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI - Nhật Bản) hối lộ giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây TP Sài Gòn (năm 2010) và bây giờ là vụ JTC, tạo ra dư luận phẫn nộ về việc quản lý các dự án ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức) của VN. Đừng để người dân VN phải đau lòng và thật sự đó là một mối nhục quốc thể.
Những quan chức nào đã nhận hối lộ trong vụ án mới toanh này, trong một ngày gần đây sẽ “lộ diện” rõ ràng và pháp luật VN xử ra sao, tôi sẽ thông tin đến bạn đọc.
No comments:
Post a Comment