Nam
Nguyên, phóng viên RFA
2014-03-31
2014-03-31
Chuyện
nuôi gián đất, rùa tai đỏ rộ lên trong những ngày gần đây mặc dù đại họa ốc
bươu vàng kéo dài đã 30 năm. Cơ quan quản lý bị động hay
chính sách bất cập đã gây ra những tình huống trớ trêu.
Đối với nhà báo có lẽ câu chuyện nông dân lập công
ty phát triển nuôi gián đất ở Bắc Ninh để xuất khẩu là một đề tài lạ. Bởi con
gián đất là thứ mọi người ghê tởm nay lại nuôi để bán giá hời sang Trung Quốc
làm thuốc. Khi giới truyền thông cho biết nghề nuôi gián đất đang tăng tốc phát
triển mạnh, thì các giới chức ở Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn mới “giật
mình”. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo “xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng
thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân có liên
quan…”
Ông Thứ trưởng khẳng định: gián đất là loài côn
trùng trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như, tiêu chảy dịch tả. Nó là
thứ côn trùng phải diệt đi, cho nên trong danh mục hóa chất diệt côn trùng của
Bộ Y Tế có đến 4 trong số 10 chế phẩm dùng để diệt gián.
Nghe lời đường mật của thương nhân Trung Quốc, nuôi
gián xuất khẩu một vốn bốn lời, một nông dân quyết định đầu tư 500 triệu đồng
lập cơ sở và bắt đầu sản xuất lứa gián đất đầu tiên, chuẩn bị xuất bán cho
Trung Quốc thì bị ngành nông nghiệp tuýt còi. Điều trớ trêu là trước khi lập
công ty nuôi gián đất, nông dân này đã xin phép và được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh
Bắc Ninh cấp giấy phép hẳn hoi, không chỉ một mà tới hai giấy phép cho hai Cty
Trách nhiệm Hữu hạn khác nhau.
Giờ đây bị bắt buộc phải tiêu hủy số gián đất, trứng
gián và dụng cụ nuôi, các Cty nuôi gián dọa kiện Sở Kế hoạch đầu tư đòi bồi
thường thiệt hại.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu phó Chủ tịch Hội Luật
gia TP.HCM, con gián đất là mặt hàng không được kinh doanh, nó ảnh hưởng đến
người dân và môi trường của Việt Nam. Sở Kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy phép
tức là sản xuất nuôi gián được hợp pháp. Tuy vậy con gián đất không nằm trong
danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp Phát
triển Nông thôn. Cho nên tỉnh Bắc Ninh cấp phép là không đúng. Người dân có thể
khởi kiện hành chánh về việc bị thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh gián đất.
Sở Kế hoạch Đầu tư hay nói cách khác chính quyền phải bồi thường thiệt hại cho
người dân.
LS Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh rằng, vụ việc cho thấy
có sự thiếu phối hợp rất lớn giữa các ngành chức năng. Ông nói:
“Theo qui định của Nhà nước, người dân có quyền kinh
doanh những gì mà pháp luật không cấm. Khi ban hành những danh mục cấm kinh
doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì phải công khai minh bạch và có sự thông suốt
của các ngành này, chứ người dân và doanh nghiệp họ không thể biết được. Theo
Hiến pháp 2013, những cơ quan Nhà nước ban hành những văn bản qui phạm pháp luật
mà nó gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường. Tôi cho rằng sắp
tới các ngành phải ngồi lại với nhau, mặt hàng nào cấm kinh doanh và hạn chế
kinh doanh phải được công khai ra cho tất cả mọi người dân đuợc biết. Như vậy
tình trạng này sẽ không xảy ra nữa.”
Nhà nước
nhập ốc bươu vàng
Ốc buơu vàng bám thân cây lúa.
Câu chuyện con gián đất, con rùa tai đỏ là những vật
nuôi gây hại cho môi trường do người dân hoặc doanh nghiệp du nhập vào Việt
Nam. Nhưng trường hợp con ốc bươu vàng gây hại 30 năm qua thì lại do chủ
trương của nhà nước. Năm 1984 theo chỉ đạo từ cấp cao, con ốc bươu vàng có nguồn
gốc từ Nam Mỹ được nhập khẩu về Việt Nam để nhân giống phát triển với mục đích
làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và làm thực phẩm cho người.
Lúc đó, những người ra quyết định không hiểu được là
con ốc bươu vàng sinh sôi nẩy nở với tốc độ chóng mặt, một con ốc cái đẻ ra
300-500 trứng, vòng đời 30 năm. Ốc bươu vàng tàn phá đồng ruộng Việt Nam đặc
biệt là đồng bằng sông Cửu Long, chúng là là loài ăn thực vật và rất thích mạ
non, xà lách, bèo tấm, rau muống.
Trong thập niên 1990, khi đại họa ốc bươu vàng khởi
sự bùng phát trên vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Quốc hội
từng đòi quy trách nhiệm ai là người cho phép du nhập ốc bươu vàng vào Việt
Nam. Sau đó ốc bươu vàng mới được đưa vào danh mục những sinh vật ngoại lai xâm
hại cực kỳ nguy hiểm với ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy hiện nay ốc bươu
vàng vẫn tồn tại và nông dân phải chi phí tiền bạc và sức lao động cho việc
thường xuyên tiêu diệt chúng.
Một
nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
“Đại họa mấy
năm nay rồi, nhà nước cũng phải kêu. Ban đầu ở vùng Kiên Giang thôi, nhưng ghe
anh đi mua bán nó đeo theo ghe, anh chạy tới đâu nó sanh tới đó. Trời ơi lúa
mới xạ anh mà không thuốc thì nó ăn trụi lủi luôn, con ốc bươu vàng nông dân
tốn biết bao nhiều tiền… chi phí một công thuốc ốc bươu vàng mất cả chục ngàn
đồng.”
Bài học đại họa ốc bươu vàng vẫn còn nguyên, con ốc
bươu vàng vẫn tồn tại vì không tận diệt được nó. Thậm chí nhiều hộ nông dân ở
miền bắc còn nuôi ốc bươu vàng để lấy thịt bán cho thương lái Trung Quốc.
Câu chuyện nhập khẩu trứng gián đất Trung Quốc về để
nuôi ở Bắc Ninh, hay du nhập loại rùa tai đỏ trong danh mục cấm ở Vĩnh Long cho
thấy những lỗ hổng lớn trong công tác quản lý ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment