Tiến sỹ
Toán học Nguyễn Ngọc Chu
15/04/2013
Trong
cuộc sống, một người thường có nhiều bạn. Và trong số nhiều bạn đó, sẽ có bạn
rất thân, thân nhất. Nhưng khi ta khẳng định ai cũng là bạn như nhau của ta –
trong số đó bao gồm cả kẻ thù của ta, thì điều đó đồng nghĩa với không ai là
bạn của ta cả, ngoài một thực tế là ta có kẻ thù.
Chúng
ta biết nước ta đang tiến hành một chính sách đối ngoại mà theo cách diễn tả
phổ cập là trung lập, là làm bạn với tất cả các nước, là không đi theo hay liên
minh với một nước nào cả.
Có
người cho đây là một chiến lược khôn ngoan. Nhưng với những ai hiểu biết, thì
đó là sai lầm sơ đẳng, sẽ rất nguy hại cho vận mệnh quốc gia, nhất là khi xẩy
ra xung đột vũ trang.
Trung
lập có phải là trò chơi của nước nhỏ?
Chúng
tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận dạng tiên đề như trong bài trước (Tái cơ cấu kinh tế: bổ đề cơ bản), để vạch ra sự
sai lầm của chiến lược trung lập của nước ta hiện nay. Trung thành với cách
tiếp cận thống nhất, chúng tôi sẽ đặt những câu hỏi mang tính cột sống mà từ đó
sẽ suy ra lời giải cho bài toán nêu ra ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lần nữa,
trong các câu trả lời, chúng tôi chỉ đề cập đến các nguyên nhân chính.
1.Việt
Nam có phải là một cường quốc lớn hay không?
Câu
trả lời rõ ràng là: Không.
Điều
này thì có lẽ tất cả mọi người đều thống nhất.
2.
Khi tự cho mình là trung lập, có phải Việt Nam đã tự đặt mình trong vị thế độc
lập với các nước còn lại?
Câu
trả lời rõ ràng là: Đúng.
Khi
chúng ta nói chúng ta trung lập, có nghĩa là chúng ta không theo ai cả. Khi
chúng ta nói chúng ta làm bạn với tất cả và chúng ta không liên minh riêng rẽ
với ai, tức là không có ai thân thiết đặc biệt hơn đối với ta. Cho nên khi
tuyên bố chúng ta trung lập, không liên minh với ai, chính là chúng ta đã tự
đặt mình vào vị thế độc lập, ngang hàng với các cường quốc lớn hay các liên
minh khác, tự chúng ta là một cực trên bàn cờ.
3.
Khi chúng ta trung lập không liên minh với ai cả, có một cường quốc lớn tấn
công nước ta, các nước khác có ai cùng tham chiến bảo vệ ta không?
Câu
trả lời dứt khoát là: Không
Rõ
ràng các cường quốc lớn sẽ phải rất cân nhắc, sẽ không dám đơn phương tấn công
một nước trung lập nếu đó là một nước lớn mạnh. Nhưng một cường quốc lớn có thể
sẽ dễ dàng tấn công một nước trung lập nhỏ yếu khác.
4.
Các cường quốc lớn có luôn tiến hành những chính sách để họ lớn mạnh hơn và
giành ảnh hưởng nhiều hơn đối với các nước nhỏ?
Câu
trả lời rõ ràng là: Có.
Từ
các phân tích trên, mệnh đề dưới đây sẽ là câu trả lời đúng đắn cho vấn đề đã
đặt ra:
Trên
bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền
trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay
dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách
của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một
cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không
phải là trò chơi của nước nhỏ.
Đến đây thi bạn đọc có thể thấy rõ đối
với một nước nhỏ, việc tiến hành một chiến lược đối ngoại trung lập, làm bạn
với tất cả, không liên minh với ai cả, là một sai lầm chiến lược.
Điều
này rất nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia khi có một nước lớn láng giềng luôn
ngang ngược o ép, tìm cách lấn chiếm lãnh thổ, bắt phải phụ thuộc.
Đằng sau sự lạ lùng của chính sách đối ngoại?
Hãy
nhìn các cường quốc như Nhật, Đức, Pháp, Anh mà còn phải tự liên minh lại, hay
liên minh với một cường quốc lớn như Mỹ, thì thấy chính sách trung lập của nước
ta thật lạ lùng đến dường nào!
Ta
sẽ đi tìm hiểu sự lạ lùng của chính sách đối ngoại của nước ta.
1.
Lãnh đạo nước ta có biết nhà cầm quyềnTrung Quốc không tốt với nước ta không?
Câu
trả lời cũng rất rõ ràng: Có.
Không
người Việt Nam nào là không biết tâm địa của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối
với nước ta.
2.
Tại sao lãnh đạo nước ta không liên minh với Hoa Kỳ?
Câu
trả lời là: Sợ Hoa Kỳ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn đến chế độ đa
đảng.
3.
Tại sao lãnh đạo nước ta lại không liên minh với Nga?
Bởi
Nga chưa đủ sức mạnh cần thiết để áp đảo Trung Quốc, và Nga có những lợi ích
chiến lược với Trung Quốc mà Nga chưa thể hy sinh vì ta.
4.
Tại sao biết nhà cầm quyền Trung Quốc không tốt mà lãnh đạo Việt Nam vẫn phải
thân với họ?
Câu
trả lời cơ bản sẽ như sau:
Một là, Có những người
trong lãnh đạo nước ta sợ Trung Quốc, vì có thể Trung Quốc gây ảnh hưởng làm
mất ghế lãnh đạo;
Hai là, Muốn dựa vào Trung
Quốc để duy trì chế độ một đảng dưới quan niệm lầm tưởng cùng tương đồng ý thức
hệ, cùng thể chế một đảng như nhau;
Ba là, Chưa thể liên minh
riêng với Nga;
Bốn
là, Không dám liên minh với Hoa Kỳ vì sợ mất chế độ một đảng.
5.
Trong 3 cường quốc lớn là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nước nào đang là là mối nguy
trực tiếp nhất đối với nước ta?
Câu
trả lời là: Trung Quốc.
Như
vậy bạn đọc có thể tự rút ra câu lời tại sao lại có sự chọn lựa chính sách đối
ngoại lạ lùng như vậy của lãnh đạo nước ta.
Hệ lụy của chính sách trung lập
Như
trên đã chỉ ra, chính sách trung lập của lãnh đạo nước ta hiện nay là do mâu
thuẫn chính trong nội tâm của họ. Họ muốn bảo vệ thể chế một đảng nên lúng túng
không thể lựa chọn liên minh. Nếu đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì câu
trả lời đã quá rõ ràng.
Cần
thiết phải chỉ ra rằng, tình cảnh “Con kiến mà leo cành đa” hiện nay sẽ dẫn đến
những hệ lụy tất yếu sau đây, ảnh hưởng đến an nguy và lợi ích dân tộc.
Khi
xung đột vũ trang xẩy ra với Trung Quốc, không cường quốc lớn nào hay liên minh
nào liều mình bảo vệ nước ta.
Càng
tránh xung đột vũ trang, chúng ta càng bị Trung Quốc chèn ép trắng trợn.
Chúng
ta phải cam chịu để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa và không
dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì không có liên minh đủ mạnh hậu thuẫn.
Chúng
ta sẽ bị Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm khai thác dầu khí trên phần thềm lục
địa của chúng ta.
Ngư
dân chúng ta sẽ bị Trung Quốc xua đuổi hành hạ.
Chúng
ta không thể có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và ngày càng trở thành thị trường
tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc.
Kết cục là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc
toàn diện về chính trị kinh tế và sẽ mất thêm lãnh thổ cho Trung Quốc.
Câu
hỏi tại sao?
Khái
niệm dân tộc có trước và sẽ trường tồn lâu hơn khái niệm giai cấp. Quyền lợi
dân tộc lớn hơn quyền lợi giai cấp.
Vậy
tại sao chúng ta phải hy sinh quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi gia cấp?
Yêu
nước là yêu dân tộc!
N.N.C.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
-----------------------------------
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu
11/04/2013
Ngày
6-4 Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã kết thúc tại Nha Trang với một không khí
bi quan của các chuyên gia kinh tế Việt Nam về kết quả của đề án tổng thể tái
cơ cấu nền kinh tế mà Thủ tướng đã phê duyệt và đã thực thi trong năm 2012. Nhiều
chuyên gia đã biểu thị sự nghi ngờ tính hiệu quả của đề án và đặt câu hỏi có
nên tiếp tục thực thi hay không, một số khác lại nêu đề nghị nên làm dự án
khác. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra nhưng không ai nói thẳng đến nguyên nhân
cốt lõi.
Chúng
tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận tiên đề đã đề cập trong hai bài viết “Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản”
và “Ai đã đẩy thị trường bất động sản đến tình cảnh cần giải cứu”
để tìm lời giải cho bài toán tái cơ cấu nền kinh tế nước nhà.
Bản
thân tôi không được đọc chi tiết đề án tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng cũng như
nhiều bạn đọc có cùng quan điểm, đọc hay không thì cũng biết trước được kết
cục. Rằng với những giải pháp mà chính phủ đã tiến hành trong năm qua, nhìn vào
cung cách hoạt động, nhìn vào bộ máy và con người, nghĩa là nhìn vào input –
đầu vào thì đã biết ngay output – đầu ra! Cái hộp đen nào khó, chứ cái hộp đen
này thì không khó để khẳng định trước kết quả.
Nói
một cách cụ thể hơn, đã có những vi phạm tiên đề cơ bản trong kế hoạch tái cơ
cấu kinh tế của chính phủ, của các bộ ngành, mà hệ quả trực tiếp của nó là nền
kinh tế nước nhà sẽ không những không được cải thiện căn bản, mà sẽ càng ngày
càng tụt hậu so với các nước tiên tiến. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra ba vi phạm
tiên đề cơ bản. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi và cũng giống như trước đây,
chỉ đưa ra một vài nguyên nhân chính biện minh cho câu trả lời, phần còn lại sẽ
nhường cho bạn đọc đánh giá.
1. Ai là người phải
đưa giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế?
Để
giải đáp câu hỏi này chúng tôi lại đưa ra một số câu hỏi khác mà từ câu trả lời
của nó có thể thấy được câu trả lời cho câu hỏi 1. Chúng ta sẽ lấy hai ví dụ cụ
thể.
Ví
dụ thứ nhất liên quan đến thiết kế kiến trúc cho một tòa nhà. Khi thiết kế
kiến trúc cho một tòa nhà, ai là người đề xuất ý tưởng chính và chịu trách nhiệm
chính về kiến trúc cho tòa nhà đó?
Rõ
ràng câu trả lời sẽ là kiến trúc sư trưởng chủ nhiệm kiến trúc công trình. Ai
cũng rõ rằng người kiến trúc sư trưởng sẽ là người đưa ra ý tưởng kiến trúc
quyết định, vì anh ta đứng tên với tư cách là chủ nhiệm công trình kiến trúc.
Những người khác trong êkip chỉ thực thi hay có đóng góp nhưng vẫn không vượt
ra khỏi tư tưởng chủ đạo của kiến trúc sư trưởng.
Ví
dụ thứ hai liên quan đến vai trò của tướng cầm quân. Ai sẽ là người
quyết định cách đánh của một chiến dịch?
Rõ
ràng đó là tư lệnh chiến dịch. Vị tư lệnh chiến dịch sẽ là người quyết định
những hướng tiến công chính cũng như toàn bộ kế hoạch tiến công. Vị tư lệnh
chiến dịch có thể nghe, có thể tham khảo các ý kiến tham mưu, nhưng anh ta phải
là người biết nhìn xa hơn những người khác, anh ta phải là người đưa ra những ý
tưởng quyết định cho chiến dịch chứ không ngoài ai khác.
Hai ví dụ trên đã
đưa đến cho chúng ta câu trả lời lô gic cho câu hỏi thứ nhất:
Thủ tướng phải là người đề xuất những
giải pháp quyết định cho tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia.
Xin nhắc lại là Thủ tướng chứ không
phải Chính phủ.
Trên thực tế ở nước ta, từ cấp Bộ cho đến Chính phủ, người đứng
đầu thường không phải là người đưa ra tư tưởng quyết định, mà ngược trở lại là
quyết định dựa trên các đề xuất của cấp dưới. Đó chính là khiếm khuyết đau xót
lớn nhất của chúng ta, và đó cũng là nguyên nhân sâu xa tại sao chúng ta lại
tụt hậu.
Có
một số người sẽ phản biện rằng thủ trưởng không thể biết hết được, rằng phải
dựa vào các cố vấn, chuyên gia, phải dựa vào tập thể… Nhưng đó thực ra là một
cách bào chữa, và cách bào chữa đó ngược lại, càng chứng tỏ người đứng đầu
không có năng lực vượt trội xứng với vị trí mà anh ta đảm nhận.
Trong
những lúc khó khăn nhất, trong những tình huống phức tạp nhất, người đứng đầu –
chứ không phải ai khác – chính là người đề xuất những giải pháp quyết định. Bởi
họ tài giỏi hơn người nên họ mới được giao trọng trách cầm quân. Chỉ những lúc
khó khăn nhất mới cần đến tài năng vượt trội của họ. Chỉ những lúc phức tạp
nhất mới cho họ cơ hội thể hiện sự sáng suốt không ai thay thế được. Họ phải là
người đầu tiên đưa ra nước cờ quyết định.
Hãy
nhìn vào các nước tiên tiến thì thấy rõ, trong các tình huống khủng khoảng phức
tạp, đích danh Tổng thống (hay Thủ tướng) của họ đã đề xuất giải pháp chiến
lược cho cấp giới triển khai kế hoạch thực thi chi tiết.
2. Cách tiếp cận
hiện nay của những người có thẩm quyền cho bài toán tái cơ cấu kinh tế có đúng
không?
Câu trả lời dứt khoát là: Không.
Trong
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền kinh tế nước ta có một nguyên nhân
rất quan trọng, đó là lỗi mô hình – lỗi hệ thống. Nhưng những biện pháp đưa ra
hiện nay không cho thấy sau khi thực thi sẽ sửa được lỗi mô hình, hay chí ít
cũng cho thấy sẽ từng bước đổi thay dẫn đến sự thay đổi mô hình.
Những
biện pháp đưa ra để tái cơ cấu nền kinh tế phải toát lên tư tưởng xuyên suốt là
xây dựng một mô hình kinh tế thị trường, đoạn tuyệt với quá khứ, dứt khoát
không định hướng vào điều chưa tồn tại.
Cách
tiếp cận đưa ra hiện nay đã không thể hiện được thực tế khách quan vừa nêu, nên
chắc chắn không chữa được lỗi của mô hình, và không thể cải thiện căn bản được
tình trạng suy thoái.
3. Ai là người
thực thi kế hoạch tái cơ cấu và họ có đủ năng lực để thực thi không?
Người thực thi kế hoạch tái cơ cấu hiển
nhiên là các thành viên chính phủ – các Bộ trưởng liên quan.
Còn câu trả lời họ có đủ năng lực thực
thi không: Cũng dứt khoát là không!
Tất
nhiên một số Bộ trưởng sẽ không dễ chịu khi đọc điều này (nếu họ đọc). Nhưng sự
thật vẫn là sự thật. Như đã đề cập ở trên, đa phần các Bộ trưởng không tự đưa
ra được giải pháp, mà phải dựa trên đề xuất của cấp dưới, do vậy khi thực thi
họ cũng phụ thuộc vào cấp dưới. Chỉ cần nhìn vào năng lực của các Bộ trưởng khi
trả lời chất vấn trước Quốc hội và trên truyền hình thì không ai còn nghi ngờ
sự đúng đắn của câu trả lời trên. Năng lực của các thành viên Chính phủ là hệ
quả trực tiếp của cách bổ nhiệm cán bộ của chúng ta hiện nay.
“Bổ đề
cơ bản”
Từ
những vi phạm tiên đề nêu trên, bạn đọc có thể thấy được dẫu có tổ chức nhiều
hội thảo hơn nữa, cũng không giải được bài toán tái cơ cấu. Muốn tái cơ cấu nền
kinh tế nước nhà một cách hiệu quả cần phải giải được “Bổ đề cơ bản”.
“Bổ đề cơ bản”mà chúng tôi đề cập ở đây chính là “Cải cách chính phủ”. Chừng nào chưa “Cải cách
chính phủ” thì ba tiên đề nêu trên còn bị vi phạm.
Nhưng
giải quyết “Bổ đề cơ bản” hiện nay là một nhiệm vụ bất khả thi.
N. N. C.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment