BBC
Cập nhật: 12:44 GMT - thứ hai, 29 tháng 4, 2013
Vợ cũ blogger Điếu Cày, người bị chuyển trại liên miên, nói ông
bị đưa ra Nghệ An mà không rõ trại nào và gia đình vẫn khiếu kiện.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày,
nói đang thu thập bằng chứng để đệ đơn yêu cầu giám đốc thẩm đối
với bản án "tuyên truyền chống nhà nước" đã tuyên cho ông hôm
28/12/2012.
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Hải nói vì công
lý, bà quyết theo đuổi vụ kiện, tuy biết rằng đây là cuộc đấu không
cân sức.
"Mẹ con tôi sẽ phải đương đầu với cả một thể chế, cả một
bộ máy cường quyền. Nhưng chúng tôi sẽ tranh đấu đến cùng dù biết
là sẽ có những chuyện không hay xảy ra," bà nói. "Họ đã từng đe
dọa mẹ con tôi rất nhiều."
Bản án phúc
thẩm do Tòa Tối cao tại TP Hồ Chí Minh đã y án sơ thẩm, xử ông
Nguyễn Văn Hải 12 năm tù. Các bị cáo khác cũng bị tuyên án cùng lúc
là bà Tạ Phong Tần, với mức 10 năm tù, và Phan Thanh Hải, tức blogger
anhbasaigon, 3 năm tù.
"Gian nan đi tìm"
Bà Tân nói bên cạnh việc khiếu nại bản án, gia
đình cũng sẽ đệ đơn khiếu nại về cách thức hành xử của giới chức
đối với gia đình bà trong việc đi thăm nuôi người thân.
Chuyện phải lặn lội tự tìm kiếm người thân với
gia đình bà là "điều luôn luôn xảy ra" trong suốt thời gian
hơn năm năm qua, kể từ khi ông Hải bị giam giữ tới nay, với hàng chục
lần chuyển trại.
Trong lần lên thăm nuôi mới nhất hôm 28/4, bà Tân
được thông báo là ông Hải đã bị chuyển đi trại giam khác.
Tuy nhiên, cũng giống như những lần trước, giới
chức từ chối cho biết nơi hiện đang giam giữ ông.
Bà Tân cho biết Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu và Đại
úy Phạm Văn Huyên thuộc trại giam K3, Xuyên Mộc, Vũng Tàu, nói họ
"không có nghĩa vụ thông báo" cho bà biết thông tin đó,
"theo lệnh của Cục 8 Bộ Công an, tức bộ phận đã đến trích xuất,
dẫn giải ông Hải đi".
Nhân viên trại giam nói thêm rằng "việc đi tìm
[xem ở trại giam nào] là việc của người nhà".
Theo các tin tức dò hỏi được, gia đình ông Hải nay
đoán rằng ông đã được đưa ra Trại 6, nằm ở huyện Thanh Chương, Nghệ
An.
Bà Tân nói tuần trước, thậm chí việc gia đình bà
đón xe tới trại giam ở Bà Rịa-Vũng Tàu cũng bị gây khó khăn:
"[Nhà xe] nói là hết ghế, không cho ngồi ghế phụ, không cho ngồi
xuống sàn, họ yêu cầu chúng tôi phải về."
Theo bà Tân, dịch vụ độc quyền chạy xe chở thân
nhân các tù nhân tới trại giam là "liên kết làm ăn" của vợ
một quan chức công an công tác trong các cơ quan giam giữ.
No comments:
Post a Comment