Ngô Nhân Dụng
Tuesday, April 23, 2013 7:08:50 PM
Trung Quốc đang qua mặt Hoa Kỳ, trở
thành thị trường lớn nhất thế giới bán các món hàng xa xỉ: đồng hồ Rolex, túi
xách tay Vuiton, các nhãn rượu Cognac, vân vân, đang chạy đua vào lục địa kiếm
lời. Thị trường xe hơi ở nước Tàu gia tăng 8% một năm, nhưng riêng loại xe hạng
sang như Mercedes, Audi, BMW, Rolls-Royce thì gia tăng với tốc độ 36% mỗi năm;
đến năm 2020 thì Trung Quốc sẽ là nơi bán nhiều xe “de luxe” nhất thế giới.
Tất nhiên đại đa số khách hàng là các nhà tư bản
đỏ.
Các nhà tư bản đỏ ở Việt Nam còn đang lạch bạch bước đằng sau trong cuộc chạy đua xa xỉ này. Trong việc khoe khoang tiền của và thế lực họ cũng có những “phong cách” riêng: Làm chùa! Xây nhà thờ tổ tiên. Làm đám cưới vĩ đại. Nhưng ai cũng thấy, đây là một “lực lượng xã hội” đang lên ở các nước cộng sản.
Nhiều người nhìn vào hiện tượng “tư bản đỏ” làm giầu nhanh chóng ở các nước “hậu cộng sản” như Nga, Ukraine, đã đem so sánh tầng lớp đại gia này với những “nhà quý tộc ăn cướp” (tạm dịch chữ robber barons) ở nước Mỹ vào thế kỷ 19; như J.P. Morgan, Rockefeller, Vanderbilt, vân vân. Cả hai nhóm đều tích lũy các tài sản khổng lồ, họ đều dùng tiền bạc để ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của nhà nước để tiếp tục làm giầu,vân vân.
Nhưng có một điểm khác biệt sâu xa. Các nhà tư bản Mỹ vào thế kỷ 19, cũng như các gia đình Krupp ở Ðức, Agnelli ở Ý, và ngay cả các “chaebol” ở Nam Hàn vào cuối thế kỷ 20, đều khởi nghiệp bằng việc kinh doanh cạnh tranh thật sự, với những hoạt động tạo ra thêm giá trị kinh tế, tiếng chuyên môn gọi là “value-added.” Còn phần lớn các nhà tư bản đỏ khởi nghiệp không phải bằng kinh doanh cạnh tranh. Trái lại, họ dùng khả năng móc ngoặc để làm giầu nhờ được chế độ ưu đãi để tránh không phải cạnh tranh với ai hết.
Một gia đình Ðoàn Văn Vươn đổ công sức ra khai phá 40 mẫu đất ven biển thành đầm nuôi tôm cá là việc kinh doanh. Họ đã giúp “gia tăng giá trị kinh tế” cho khu đất hoang này. Một gia đình Trầm Bê dùng móc ngoặc để lấy giấy phép cho công ty chế biến lâm sản Ðông Anh phá rừng, chặt cây; được hưởng những món lợi khổng lồ so với công sức bỏ ra. Họ có thể “không gia tăng giá trị” mà lại làm “giảm giá trị” của một tài nguyên chung. Bởi vì nếu trong thị trường khai thác lâm sản có tự do cạnh tranh, ai cũng phải làm việc cho có hiệu năng hơn, sản xuất hàng tốt hơn, thì giá trị của những khối gỗ đó có thể còn cao hơn gấp bội. Nói chung, giới tư bản đỏ làm giầu nhờ những hoạt động “phi kinh tế,” có khi còn phản kinh tế.
Khi nói đến ưu điểm của hệ thống kinh tế tư bản, chúng ta biết nó nhờ hai cột trụ chính. Một là quyền tư hữu; hai là việc cạnh tranh tự do, trong luật lệ công khai minh bạch. Nếu chỉ có quyền tự hữu mà thiếu tự do cạnh tranh thì sẽ gây ra hiện tượng mà kinh tế học gọi là “rent-seeking,” tạm dịch là “thu tô,” giống như những chủ đất thời xưa ngồi mát ăn bát vàng “thu tô” của các nông dân, tá điền.
Ðể hiệu rõ hiện tượng thu tô này, có thể tìm thí dụ ngay trong một nước theo kinh tế tư bản lâu đời như nước Mỹ. Hiện tượng “thu tô” cũng diễn ra khi nhà nước can thiệp vào thị trường, vì thế đã ngăn cản hoặc giảm bớt sự cạnh tranh. Thí dụ như trong thập niên 1970, kỹ nghệ xe hơi ở Mỹ đang xuống dốc vì bị cạnh tranh bởi xe Nhật, họ bán xe bền, ít hao xăng, với giá rẻ. Ông Lee Iacocca, chủ tịch công ty Chrysler, đã bỏ thời giờ đi diễn thuyết khắp nơi về mối lo công nghiệp xe hơi Mỹ sắp bị xe hơi Nhật tiêu diệt. Ông cũng gặp các đại biểu Quốc Hội để vận động phục hồi ngành sản xuất xe, và để “cứu các công nhân” làm xe. Kết quả là, ngoài việc xin chính phủ bảo đảm để hãng Chrysler có thể đi vay nợ với lãi suất thấp, còn yêu cầu chính phủ ban hành lệnh “hạn chế tạm thời” việc nhập cảng xe Nhật. Chính sách đó được dân chúng và các nhà chính trị ủng hộ, vì tinh thần “bảo vệ quyền lợi quốc gia.”
Năm 1972, Quốc Hội Mỹ làm luật hạn chế xe Nhật “tạm thời.” Hậu quả là ngay sau đó giá mỗi chiếc xe hơi ở Mỹ đã tăng thêm từ 500 đến 1,000 đô la. Năm sau, công ty Chrysler đã báo cáo có lời một tỷ đô la, mà năm trước thì lỗ một tỷ! Ông Lee Iacocca được công ty thưởng “bonus” một triệu Mỹ kim, rất xứng đáng. Nhưng số chênh lệch hai tỷ đô la đó có thể gọi là “thu tô,” rents. Các công ty GM, Ford cũng được có lời.
Ở nước Mỹ, hiện tượng thu tô như vậy hiếm khi xẩy ra; vì chế độ dân chủ và tinh thần tôn trọng tự do cạnh tranh đã ăn sâu trong đầu óc người dân. Các công ty xe hơi Mỹ đã thành công trong thập niên 1970, sau khi đã thuyết phục được dư luận, nói rằng họ cần “có thời gian thở” để tái cấu trúc cho đủ sức cạnh tranh với xe Nhật; nếu không tất cả sẽ chết ngộp! Nhờ dân chúng Mỹ tin vào lý luận đó, các đại biểu Quốc Hội có lý do để “làm theo ý dân.”
Nhưng khi phá bỏ cả nguyên tắc tự do cạnh tranh thì người ta đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xe “thu tô.” Người tiêu thụ phải trả tiền nhiều hơn khi mua xe. Các công ty xe hơi tiếp tục sống mạnh, nhưng họ vẫn chưa lo “cải tổ cơ cấu.” Một hậu quả tai hại là họ chỉ chú trọng đến việc vận động chính trị ngắn hạn mà không nghĩ tới kế hoạch kinh doanh lâu dài. Hệ quả tai hại khác là họ sẵn sàng ký những hợp đồng lao động “quá đắt” để làm vừa lòng các nghiệp đoàn. Sang thế kỷ 21, các công ty xe hơi Mỹ lại đứng trên bờ vực phá sản lần nữa, một phần vì không đủ tiền để trả bảo hiểm sức khỏe và hưu bổng cho những công nhân đã vào làm từ hơn hai chục năm trước, giờ đến tuổi về hưu. Một lần nữa, chính phủ Mỹ lại phải “ra tay cứu nguy” kỹ nghệ xe hơi! Trên đường dài, hiện tượng ‘thu tô” làm hại cho tất cả mọi người; người tiêu thụ thì phải trả giá đắt, nhà sản xuất thì yên tâm, nhắm mắt, không lo cải tổ cơ cấu. Chúng ta phải nhìn vào hiện tượng “thu tô” ngay trong một nước kinh tế tự do như ở Mỹ để thấy hiện tượng này có hại cho cả nền kinh tế, ở bất cứ nước nào.
Tại các nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới kinh tế, hiện tượng thu tô diễn ra một cách công khai và thường xuyên, có khi vì chính những người đang chỉ huy bộ máy nhà nước muốn duy trì, hoặc vì các nhà tư bản đỏ đã lũng đoạn bộ máy nhà nước để tiếp tục hưởng lợi.
Tại sao ở các nước “hậu cộng sản” thường xẩy ra hiện tượng thu tô?
Vì khi “đổi mới kinh tế,” các nước này bắt đầu chỉ lo việc công nhận quyền sở hữu tư, cho phép tư nhân kinh doanh; thi hành các chương trình “tư nhân hóa” các xí nghiệp quốc doanh (ở Việt Nam gọi là cổ phần hóa). Công việc này có thể thực hiện rất nhanh, nhất là ở nơi nào chế độ cộng sản đã chính thức sụp đổ. Nhưng còn công việc thứ hai, rất cần thiết, là xây dựng nền tảng luật pháp cho một thị trường tự do cạnh tranh thì họ làm chậm chạp. Ở các nước còn chế độ cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam (mà mai mốt sẽ đến lượt Cuba, Bắc Hàn) thì đảng cộng sản cố tình trì hoãn không đổi mới toàn diện và nhanh chóng. Họ không muốn hoàn thiện hệ thống thị trường, để tạo cơ hội cho chính các đảng viên cao cấp hưởng lợi nhờ thu tô. Nhưng ngay tại các nước chế độ cộng sản đổ rồi, tại Ðông Âu và Liên xô cũ, ở nhiều nơi hiện tượng thu tô vẫn phát triển mạnh.
Nói chung, tại các nước “đổi mới nhanh chóng” như Cộng Hòa Tiệp, Ba Lan, ba nước miền Baltics, thì nạn thu tô ít xẩy ra. Ở các nước “đổi mới chậm và đều” như Hungary, Croatia, Slovenia cũng vậy. Các chính quyền hậu cộng sản ở các nước này lo mau chóng thiết lập hệ thống luật pháp làm nền tảng cho kinh tế thị trường, đồng thời cải tổ hệ thống tư pháp, dân chủ hóa để tạo thói quen pháp luật công minh. Chính nhờ thiết lập nhanh các định chế thượng tôn luật pháp, kinh tế các nước trên đã tiến nhanh hơn và vững chắc hơn.
Ngược lại, một số nước Ðông Âu và phần lớn các nước trong liên bang Xô Viết cũ đã cải tổ kinh tế rất chậm chạp, hoặc tiến một bước lại lùi một bước. Khung cảnh “nửa kinh tế thị trường, nửa kinh tế chỉ huy” tạo cơ hội cho hiện tượng “thu tô” bùng nổ. Nhiều thứ “giấy phép,” những “quyết định” về cân bằng giá cả, về “kế hoạch phát triển,” vân vân, đã tạo cơ hội cho nhiều người làm giầu mà không cần thực sự sản xuất, không cần đóng góp với các hoạt động “gia tăng giá trị kinh tế.” Thay vào đó, muốn làm giầu tốt nhất là biết móc ngoặc, đi cửa sau, hối lộ, vân vân. Một bài sau trong mục này sẽ trình bày hiện tượng “thu tô” ở các nước đó; để rút kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ðiều nguy hiểm nhất là trong khi luật lệ kinh tế thay đổi một cách chậm chạp, những nhà tư bản đỏ sẽ trở thành một lực lượng xã hội rất mạnh. Họ cản trở công việc cải tổ, không cho tiến những bước nhanh hơn. Bởi vì chính họ phất lên được là nhờ việc “thu tô” thay vì bằng việc kinh doanh cạnh tranh; nếu hệ thống kinh tế trở nên minh bạch, công khai và cạnh tranh ráo tiết hơn thì quyền lợi họ đang được hưởng lợi nhờ việc thu tô sẽ bị giảm bớt. Khi trì hoãn việc đối mới, họ cũng cản trở cả việc phát triển kinh tế chung của quốc gia.
Các nhà tư bản đỏ ở Việt Nam còn đang lạch bạch bước đằng sau trong cuộc chạy đua xa xỉ này. Trong việc khoe khoang tiền của và thế lực họ cũng có những “phong cách” riêng: Làm chùa! Xây nhà thờ tổ tiên. Làm đám cưới vĩ đại. Nhưng ai cũng thấy, đây là một “lực lượng xã hội” đang lên ở các nước cộng sản.
Nhiều người nhìn vào hiện tượng “tư bản đỏ” làm giầu nhanh chóng ở các nước “hậu cộng sản” như Nga, Ukraine, đã đem so sánh tầng lớp đại gia này với những “nhà quý tộc ăn cướp” (tạm dịch chữ robber barons) ở nước Mỹ vào thế kỷ 19; như J.P. Morgan, Rockefeller, Vanderbilt, vân vân. Cả hai nhóm đều tích lũy các tài sản khổng lồ, họ đều dùng tiền bạc để ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của nhà nước để tiếp tục làm giầu,vân vân.
Nhưng có một điểm khác biệt sâu xa. Các nhà tư bản Mỹ vào thế kỷ 19, cũng như các gia đình Krupp ở Ðức, Agnelli ở Ý, và ngay cả các “chaebol” ở Nam Hàn vào cuối thế kỷ 20, đều khởi nghiệp bằng việc kinh doanh cạnh tranh thật sự, với những hoạt động tạo ra thêm giá trị kinh tế, tiếng chuyên môn gọi là “value-added.” Còn phần lớn các nhà tư bản đỏ khởi nghiệp không phải bằng kinh doanh cạnh tranh. Trái lại, họ dùng khả năng móc ngoặc để làm giầu nhờ được chế độ ưu đãi để tránh không phải cạnh tranh với ai hết.
Một gia đình Ðoàn Văn Vươn đổ công sức ra khai phá 40 mẫu đất ven biển thành đầm nuôi tôm cá là việc kinh doanh. Họ đã giúp “gia tăng giá trị kinh tế” cho khu đất hoang này. Một gia đình Trầm Bê dùng móc ngoặc để lấy giấy phép cho công ty chế biến lâm sản Ðông Anh phá rừng, chặt cây; được hưởng những món lợi khổng lồ so với công sức bỏ ra. Họ có thể “không gia tăng giá trị” mà lại làm “giảm giá trị” của một tài nguyên chung. Bởi vì nếu trong thị trường khai thác lâm sản có tự do cạnh tranh, ai cũng phải làm việc cho có hiệu năng hơn, sản xuất hàng tốt hơn, thì giá trị của những khối gỗ đó có thể còn cao hơn gấp bội. Nói chung, giới tư bản đỏ làm giầu nhờ những hoạt động “phi kinh tế,” có khi còn phản kinh tế.
Khi nói đến ưu điểm của hệ thống kinh tế tư bản, chúng ta biết nó nhờ hai cột trụ chính. Một là quyền tư hữu; hai là việc cạnh tranh tự do, trong luật lệ công khai minh bạch. Nếu chỉ có quyền tự hữu mà thiếu tự do cạnh tranh thì sẽ gây ra hiện tượng mà kinh tế học gọi là “rent-seeking,” tạm dịch là “thu tô,” giống như những chủ đất thời xưa ngồi mát ăn bát vàng “thu tô” của các nông dân, tá điền.
Ðể hiệu rõ hiện tượng thu tô này, có thể tìm thí dụ ngay trong một nước theo kinh tế tư bản lâu đời như nước Mỹ. Hiện tượng “thu tô” cũng diễn ra khi nhà nước can thiệp vào thị trường, vì thế đã ngăn cản hoặc giảm bớt sự cạnh tranh. Thí dụ như trong thập niên 1970, kỹ nghệ xe hơi ở Mỹ đang xuống dốc vì bị cạnh tranh bởi xe Nhật, họ bán xe bền, ít hao xăng, với giá rẻ. Ông Lee Iacocca, chủ tịch công ty Chrysler, đã bỏ thời giờ đi diễn thuyết khắp nơi về mối lo công nghiệp xe hơi Mỹ sắp bị xe hơi Nhật tiêu diệt. Ông cũng gặp các đại biểu Quốc Hội để vận động phục hồi ngành sản xuất xe, và để “cứu các công nhân” làm xe. Kết quả là, ngoài việc xin chính phủ bảo đảm để hãng Chrysler có thể đi vay nợ với lãi suất thấp, còn yêu cầu chính phủ ban hành lệnh “hạn chế tạm thời” việc nhập cảng xe Nhật. Chính sách đó được dân chúng và các nhà chính trị ủng hộ, vì tinh thần “bảo vệ quyền lợi quốc gia.”
Năm 1972, Quốc Hội Mỹ làm luật hạn chế xe Nhật “tạm thời.” Hậu quả là ngay sau đó giá mỗi chiếc xe hơi ở Mỹ đã tăng thêm từ 500 đến 1,000 đô la. Năm sau, công ty Chrysler đã báo cáo có lời một tỷ đô la, mà năm trước thì lỗ một tỷ! Ông Lee Iacocca được công ty thưởng “bonus” một triệu Mỹ kim, rất xứng đáng. Nhưng số chênh lệch hai tỷ đô la đó có thể gọi là “thu tô,” rents. Các công ty GM, Ford cũng được có lời.
Ở nước Mỹ, hiện tượng thu tô như vậy hiếm khi xẩy ra; vì chế độ dân chủ và tinh thần tôn trọng tự do cạnh tranh đã ăn sâu trong đầu óc người dân. Các công ty xe hơi Mỹ đã thành công trong thập niên 1970, sau khi đã thuyết phục được dư luận, nói rằng họ cần “có thời gian thở” để tái cấu trúc cho đủ sức cạnh tranh với xe Nhật; nếu không tất cả sẽ chết ngộp! Nhờ dân chúng Mỹ tin vào lý luận đó, các đại biểu Quốc Hội có lý do để “làm theo ý dân.”
Nhưng khi phá bỏ cả nguyên tắc tự do cạnh tranh thì người ta đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xe “thu tô.” Người tiêu thụ phải trả tiền nhiều hơn khi mua xe. Các công ty xe hơi tiếp tục sống mạnh, nhưng họ vẫn chưa lo “cải tổ cơ cấu.” Một hậu quả tai hại là họ chỉ chú trọng đến việc vận động chính trị ngắn hạn mà không nghĩ tới kế hoạch kinh doanh lâu dài. Hệ quả tai hại khác là họ sẵn sàng ký những hợp đồng lao động “quá đắt” để làm vừa lòng các nghiệp đoàn. Sang thế kỷ 21, các công ty xe hơi Mỹ lại đứng trên bờ vực phá sản lần nữa, một phần vì không đủ tiền để trả bảo hiểm sức khỏe và hưu bổng cho những công nhân đã vào làm từ hơn hai chục năm trước, giờ đến tuổi về hưu. Một lần nữa, chính phủ Mỹ lại phải “ra tay cứu nguy” kỹ nghệ xe hơi! Trên đường dài, hiện tượng ‘thu tô” làm hại cho tất cả mọi người; người tiêu thụ thì phải trả giá đắt, nhà sản xuất thì yên tâm, nhắm mắt, không lo cải tổ cơ cấu. Chúng ta phải nhìn vào hiện tượng “thu tô” ngay trong một nước kinh tế tự do như ở Mỹ để thấy hiện tượng này có hại cho cả nền kinh tế, ở bất cứ nước nào.
Tại các nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới kinh tế, hiện tượng thu tô diễn ra một cách công khai và thường xuyên, có khi vì chính những người đang chỉ huy bộ máy nhà nước muốn duy trì, hoặc vì các nhà tư bản đỏ đã lũng đoạn bộ máy nhà nước để tiếp tục hưởng lợi.
Tại sao ở các nước “hậu cộng sản” thường xẩy ra hiện tượng thu tô?
Vì khi “đổi mới kinh tế,” các nước này bắt đầu chỉ lo việc công nhận quyền sở hữu tư, cho phép tư nhân kinh doanh; thi hành các chương trình “tư nhân hóa” các xí nghiệp quốc doanh (ở Việt Nam gọi là cổ phần hóa). Công việc này có thể thực hiện rất nhanh, nhất là ở nơi nào chế độ cộng sản đã chính thức sụp đổ. Nhưng còn công việc thứ hai, rất cần thiết, là xây dựng nền tảng luật pháp cho một thị trường tự do cạnh tranh thì họ làm chậm chạp. Ở các nước còn chế độ cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam (mà mai mốt sẽ đến lượt Cuba, Bắc Hàn) thì đảng cộng sản cố tình trì hoãn không đổi mới toàn diện và nhanh chóng. Họ không muốn hoàn thiện hệ thống thị trường, để tạo cơ hội cho chính các đảng viên cao cấp hưởng lợi nhờ thu tô. Nhưng ngay tại các nước chế độ cộng sản đổ rồi, tại Ðông Âu và Liên xô cũ, ở nhiều nơi hiện tượng thu tô vẫn phát triển mạnh.
Nói chung, tại các nước “đổi mới nhanh chóng” như Cộng Hòa Tiệp, Ba Lan, ba nước miền Baltics, thì nạn thu tô ít xẩy ra. Ở các nước “đổi mới chậm và đều” như Hungary, Croatia, Slovenia cũng vậy. Các chính quyền hậu cộng sản ở các nước này lo mau chóng thiết lập hệ thống luật pháp làm nền tảng cho kinh tế thị trường, đồng thời cải tổ hệ thống tư pháp, dân chủ hóa để tạo thói quen pháp luật công minh. Chính nhờ thiết lập nhanh các định chế thượng tôn luật pháp, kinh tế các nước trên đã tiến nhanh hơn và vững chắc hơn.
Ngược lại, một số nước Ðông Âu và phần lớn các nước trong liên bang Xô Viết cũ đã cải tổ kinh tế rất chậm chạp, hoặc tiến một bước lại lùi một bước. Khung cảnh “nửa kinh tế thị trường, nửa kinh tế chỉ huy” tạo cơ hội cho hiện tượng “thu tô” bùng nổ. Nhiều thứ “giấy phép,” những “quyết định” về cân bằng giá cả, về “kế hoạch phát triển,” vân vân, đã tạo cơ hội cho nhiều người làm giầu mà không cần thực sự sản xuất, không cần đóng góp với các hoạt động “gia tăng giá trị kinh tế.” Thay vào đó, muốn làm giầu tốt nhất là biết móc ngoặc, đi cửa sau, hối lộ, vân vân. Một bài sau trong mục này sẽ trình bày hiện tượng “thu tô” ở các nước đó; để rút kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ðiều nguy hiểm nhất là trong khi luật lệ kinh tế thay đổi một cách chậm chạp, những nhà tư bản đỏ sẽ trở thành một lực lượng xã hội rất mạnh. Họ cản trở công việc cải tổ, không cho tiến những bước nhanh hơn. Bởi vì chính họ phất lên được là nhờ việc “thu tô” thay vì bằng việc kinh doanh cạnh tranh; nếu hệ thống kinh tế trở nên minh bạch, công khai và cạnh tranh ráo tiết hơn thì quyền lợi họ đang được hưởng lợi nhờ việc thu tô sẽ bị giảm bớt. Khi trì hoãn việc đối mới, họ cũng cản trở cả việc phát triển kinh tế chung của quốc gia.
CÁC TIN KHÁC :
No comments:
Post a Comment