Monday, 29 April 2013

BUÔN THẦN BÁN THÁNH NỞ RỘ Ở VIỆT NAM (Người Việt Online)




Friday, April 26, 2013 3:50:42 PM

HÀ NỘI (NV) - Thần thánh đã trở thành một món hàng để trục lợi.

Trả lời ban Việt ngữ của đài BBC, ông Ngô Ðức Thịnh, cựu viện trưởng Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian, khẳng định, vụ lợi hiện là xu hướng phổ biến, nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như đình, chùa đang có biểu hiện khai thác niềm tin để kiếm tiền. Theo ông Thọ, lý do dẫn tới sự phổ biến của thực trạng đó là vì “nguồn thu rất lớn, có những nơi có thể thu tới ba bốn chục tỷ mỗi năm”.

Tranh vẽ gia đình Trầm Bê - một doanh nhân mà nhiều người Việt gọi là “trọc phú” - được treo trang trọng ở lối vào chánh điện chùa Ba Sát, Trà Vinh. (Hình: Internet)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/165440-nv_260413_metin-400.jpg

Ðời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có dấu hiệu bị tha hóa và lũng đoạn vì một số quan chức và doanh nhân giàu có. Bằng chứng được xem là mới nhất và rõ ràng nhất về thực trạng này là chuyện Trầm Bê - người đang điều hành một số ngân hàng, cơ sở thương mại - bỏ tiền tu sửa nhiều ngôi chùa ở Trà Vinh, rồi đặt tượng, tranh, ảnh của ông ta, cũng như của thân nhân ông ta ở khắp nơi trong những ngôi chùa ấy, kể cả chánh điện.

Một số chuyên gia về văn hóa, tín ngưỡng, xác nhận, không chỉ doanh nhân mà nhiều quan chức trong chính quyền CSVN cũng cảm thấy bất an với thực tại, nên chọn tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần, hy vọng thần thánh giúp họ tài lộc an khang.

Nhiều người trong giới tu hành nhận ra nhu cầu đó là một nguồn lợi, nên vứt bỏ nguồn gốc của tôn giáo truyền thống, lựa chọn lối sống vừa tu, vừa hưởng thụ. Chính yếu tố bên nào cũng vụ lợi làm tín ngưỡng, tôn giáo bị biến dạng.

Ông Nguyễn Ðức Truyến, tiến sĩ xã hội học, nhận xét rằng, ngày xưa, tu hành vốn để cứu vớt sinh linh, người tu hành sống giản dị, đạm bạc, không ăn diện sang trọng, sống xa hoa như bây giờ. Ðình, chùa ngày xưa thường thấp, gần gũi với mọi người, không nguy nga như bây giờ. Bây giờ, người nghèo cảm thấy xa lạ với nhiều ngôi chùa, vì chùa sang trọng quá!

Vừa cảnh báo về hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người Việt đang bị rối loạn, ông Ngô Ðức Thịnh vừa phê phán cách điều hành xã hội. Theo ông, ngoài tác động từ sự vụ lợi của một số người giàu có, quan chức, tu hành, chính lối quản lý hiện nay cũng tiếp tay cho các hoạt động “buôn thần, bán thánh”.

Ông Thịnh dẫn trường hợp chùa Phúc Khánh ở Hà Nội và lễ hội đền Trần ở Nam Ðịnh để minh họa cho nhận định của ông. Chuyện một số quan chức để một số đền, chùa quảng cáo tên tuổi của họ, nhằm làm tăng uy danh khi cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn, rõ ràng là sai, song chẳng có ai ngăn chặn. Hoặc lễ hội đền Trần ở Nam Ðịnh gần như đã trở thành dịp dành riêng cho quan chức đến cầu tài, cầu lộc dù rằng, chính chuyện cầu xin đó cho thấy họ vừa không tin vào bản thân họ, vừa không tin vào chính chế độ mà các quan chức này đang phục vụ.

Ông Thịnh tin rằng, thu nhập của nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là rất lớn nhưng chẳng ai biết đích xác là bao nhiêu và tất nhiên chẳng phải nộp đồng thuế nào. Khi hoạt động của nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thuần túy là vì lợi, để vụ lợi, họ dùng nhiều cách và theo ông Thịnh, một trong những cách thường được dùng là “dựa vào chính quyền hay các nhà quản lý”. (G.Ð.)


------------------------------------


BBC
Cập nhật: 15:05 GMT - chủ nhật, 21 tháng 4, 2013


Nhà nghiên cứu tín ngưỡng và văn hóa dân gian trong nước nói về xu hướng 'vụ lợi' đang diễn ra ở các cơ sở, chức sắc tôn giáo và tín đồ ở Việt Nam.
Trao đổi với BBC Việt ngữ, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Dân gian cho rằng xu hướng này đang trở nên khá phổ biến và khẳng định nhiều cơ sở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như các nhà đình, nhà chùa đang có biểu hiện kinh doanh vụ lợi.
Ông nói: "Nguồn thu là rất lớn. Có những cơ sở có thể thu tới ba bốn chục tỷ một năm, không thể tưởng tượng nổi. Rõ ràng chính cơ sở đó vụ lợi
"Nguồn thu là rất lớn. Có những cơ sở có thể thu tới ba bốn chục tỷ một năm, không thể tưởng tượng nổi. Rõ ràng chính cơ sở đó vụ lợi."
Ở phần đầu cuộc trao đổi gồm hai phần, chuyên gia phân tích thay đổi trong hành vi tín ngưỡng, thực hành tôn giáo của một bộ phận tín đồ, phật tử trong nước.
Mời quý vị đón theo dõi phần cuối của cuộc trao đổi, trong đó GS Thịnh phân tích tâm lý, động cơ và nguyên nhân việc ngày càng phổ biến hiện tượng nhiều cán bộ, quan chức ở các cấp, các ngành của chính quyền đang tìm đến tôn giáo, tín ngưỡng mặc dù họ là đảng viên, lãnh đạo.



No comments:

Post a Comment

View My Stats