Xuân
này khác hẳn mấy xuân qua
03/01/2025
https://baotiengdan.com/2025/01/03/xuan-nay-khac-han-may-xuan-qua/
Bài
này mình định viết từ mồng 1 đầu năm cơ, nhưng nghĩ lại có khi lại làm nhiều
người mất vui, nên để hôm nay vậy. Năm nay mình có một cảm giác hoàn toàn khác
với những năm trước, kỷ niệm hồi bé, những năm mới đổi mới lại tràn về, dù lúc
đó mình còn nhỏ, ký ức chưa nhiều. Nhưng có lẽ não già trước tuổi nên mới nhớ
những chuyện đó.
Năm
nay sẽ là năm thực sự bản lề. Câu này thì là văn mẫu, năm nào cán bộ cũng hay
“chém” vậy một cách vô tri, nhưng năm nay là thật đó. Quân tử phòng thân, tiểu
nhân phòng bị gậy. Sống vô tri mặc kệ dòng đời xô đẩy thì đỡ mệt óc, nhất là
thiện lành, thích thú vui thủ d*m tinh thần thì lại càng dễ hoan hỉ. Người ta
tuyên truyền thì chỉ cần đánh vào đám đông như vậy.
Năm
nay, thực tế là chỉ vài tháng nữa thôi, là cuộc đại cách mạng sẽ diễn ra, theo
như báo chí cách mạng thì ảnh hưởng tới khoảng 100.000 cán bộ công chức và có lẽ
cả lực lượng vũ trang trong diện tinh gọn, tương đương 0,1% dân số. Những người
này ảnh hưởng tới gia đình họ, tức là khoảng gấp 4-5 lần, cỡ 50.000 người.
Ngày
xưa cải cách ruộng đất (CCRĐ) thì cơ bản là cướp tài sản (nhã nhặn gọi là tịch
thu) nhưng giờ ngược lại, là có đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), mình nhẩm
tính trung bình mỗi người trên một tỷ đồng. Theo báo chí cách mạng thì cần khoảng
130.000 tỷ đồng cho cuộc đại cách mạng này. Thực ra, nếu là cải cách điền địa
như ông Diệm làm thì nhà nước cũng đền bù cho địa chủ như vậy thôi.
Đừng
tưởng đền bù thì ai cũng hoan hỉ. Vì đền bù tức là dùng tiền ngân sách, tức là
tiền của toàn dân, nếu thiếu thì đi vay hoặc in ra mà đền. Đấy là rủi ro tiềm
tàng cho lạm phát, vì số đông dân chúng lại tự dưng có nhiều tiền rơi vào đầu
giống nông dân được đền bù giải phóng mặt bằng.
Mình
nghĩ để tránh lạm phát, chắc phải chia nhỏ khoản tiền này ra, đền trong vòng
5-10 năm. Hồi xưa thế hệ bố mẹ mình “về một cục” cũng giải tán rất nhiều cán bộ
công nhân viên nhà nước và những năm đó có lẽ là đói khát nhất trong đời mình
cho đến giờ, khoảng năm 1988-1991 gì đó. Hình như lạm phát tầm ba con số. Hồi
đó sốc hơn vì còn kèm đổi tiền.
Cuộc
đại cách mạng tinh gọn này, mình ủng hộ mạnh mẽ, không phải là để bưng bô ai mà
đó là quan điểm của mình từ rất lâu rồi. Từ mấy năm trước mình đã viết một loạt
status về ‘Nền độc tài cánh hữu’, về tấm gương Singapore và con đường cho Việt
Nam, phê phán bộ máy cồng kềnh ăn bám quá nhiều, có cuộc phím chiến với TS Huỳnh
Thế Du về chuyện này. Rồi cả đề xuất việc phải loại bỏ các hội đoàn ăn bám ngân
sách… Tất nhiên chém gió phét lác thôi, nhưng điều quan trọng cũng là nơi xôm tụ
cho nhiều người bình luận các ý kiến khác nhau nữa.
Trong
mắt anh em bò đỏ, thì những status đó quá là phản động, đi ngược lại chủ trương
đường lối hiện hành. Với bọn ng* 3 môn 9 điểm thì cũng là “thiếu thiện chí, nói
xấu chế độ…”. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, có lẽ 70-80% những ý kiến đó của
mình và những anh em khác ủng hộ, đều sắp được triển khai trong cuộc cách mạng
tinh gọn sắp tới. Vậy tư tưởng “Phản động, chống phá” sau mấy năm diễn biến
thành cách mạng à?!
Hầu
hết các bài viết nói trên đều vẫn còn, mình sẽ dẫn lại ở phần bình luận, không
mọi người mới theo dõi lại bảo bây giờ mới nói phét vút đuôi.
Chỉ
còn nội dung mình đề xuất về việc cải cách quốc hội và giảm bớt sự bao trùm của
đảng thì chưa được Tổng bí thư Tô Lâm nhắc đến, chưa chứ không có nghĩa là
không nhé. Mình dự là việc cải cách thể chế, nếu có, sẽ phải sau đại hội đảng
hoặc chính là nghị trình của đại hội đảng sắp tới, thậm chí có thể là sửa hiến
pháp để mở đường chính tắc cho cải cách. Đó là việc giảm bớt tỷ lệ đảng viên
trong quốc hội, đảng nắm cỡ 70% là đã quá an toàn cho chế độ rồi. Mục đích là
thêm được những tiếng nói phản biện độc lập một cách chính tắc vào nghị trường.
Những người này không cần phải có tổ chức đối lập thì cũng đã hiệu quả hơn nghị
gật nhiều rồi.
Ở
các cơ quan chính quyền cũng vậy. Mình mới đọc bộ ba nghị định 177, 178, 179 mới
ban hành vào năm cùng tháng tận 31 tháng 12 vừa rồi thì đáng chú ý nhất là cái
NĐ 179, về chính sách thu hút người tài vào hệ thống. Đấy là mấu chốt quan trọng
nhất cho sự thành công của cuộc cách mạng tinh gọn này. Bởi vì, với ý chí quyết
tâm thì việc tinh gọn không khó, giảm ngay được 30-50% công chức, tùy bộ máy,
có nơi có thể loại luôn 100%, chỉ bàn làm, không bàn lùi, bố ông cán bộ nào dám
chống.
Nhưng
tinh gọn rồi thì sao? Những người còn lại liệu có đủ năng lực đảm nhận công việc
sau tinh gọn, sẽ khó khăn và nhiều hơn gấp 3-5 lần? Cứ bảo là dùng công nghệ để
làm được nhanh, nhưng vấn đề là ai đủ trình dùng công nghệ? Rủi ro sẽ nằm tất ở
chỗ ấy. Nếu cán bộ không làm nổi thì bộ máy sẽ đình trệ, nếu đuổi hết người
không làm được thì lấy đâu ra người làm? Đài truyền hình quốc gia còn có những
thằng đọc trang A4 chưa thông mà?
Việc
thu hút người tài vào hệ thống khó gấp bội so với tinh gọn kẻ ngu, vì thu hút
có như bắt lính được đâu, chả nhẽ đến mỗi nhà có nuôi tiến sĩ mà tróc nã, bắt
làm quan?! Chỉ có thể đem chế độ đãi ngộ ra câu, nhưng lấy đâu ngân sách để trả
lương cao, lại tăng tiền phạt giao thông bù vào?! Công chức giỏi thì nước mới
giàu, nước giàu thì lương công chức mới cao, lương cao mới có công chức giỏi, đấy
là vòng luẩn quẩn của các nước nghèo.
Như
vậy là sẽ phải có cuộc cách mạng thanh lọc cán bộ ngay sau cuộc cách mạng tinh
gọn, giả sử 10 ông đã đuổi 3 thì sẽ phải thay tiếp 4 ông khác mà người ta gọi
là “người tài” nêu trong NĐ 179. Cậu cầu thủ Xuân Son là một ví dụ kinh điển về
người tài. Nếu yêu cầu một cầu thủ ngoại nhập quốc tịch nhưng cần là đảng viên
thì có tuyển được không? Tất nhiên cậu kia bị loại luôn. Chắc chắn có người bảo:
Cầu thủ cần quái gì đảng viên.
Vậy
trưởng phòng, thậm chí phó giám đốc ở Sở Xây dựng, cán bộ phụ trách về thể thao
và du lịch, về nghệ thuật… thì cần quái gì là đảng viên? Mấy ông may quân trang
sao phải là bộ đội, mấy ông cảnh vệ sao phải là công an? Nên nhớ là ngày xưa
các đội bóng đều của nhà nước, thậm chí của quân đội, công an cả đó, huấn luyện
viên thì đảng viên chắc luôn và chắc là huấn luyện đội tuyển theo nghị quyết.
Những
năm 1970-1980 nếu ai đó bảo tách đội bóng CAND hay Thể Công ra khỏi nhà nước là
thành phản động rồi đó! Giờ thì đội tuyển quốc gia hoan hỉ với một chú ông sao
Brazil mới đổi quốc tịch! Nhân dân cũng chả thắc mắc tâm tư, sao huấn luyện
viên tuyển quốc gia lại là Tây, Hàn, sao lại để bọn thực dân, đế quốc nắm đầu cầu
thủ ta vậy? Tư tưởng nô lệ à? Vậy chủ tịch Liên đoàn bóng đá là Tây hay Việt kiều
có được không? Giám đốc Sở Du lịch (sắp có) không phải đảng viên mà là Việt kiều
có được không?
Đó
chính là chỗ giải cứu cho nguồn cung cán bộ chắc chắn là khủng hoảng thiếu sắp
tới. Tiền trong dân còn nhiều, nhưng người tài trong dân còn nhiều hơn, nhưng
không phải đảng viên! Nếu không mở cửa này mà lấy người vào hệ thống thì e rằng
cuộc cách mạng tinh gọn sẽ thành XHCN (xuống… à, mà thôi, không bọn bò 3 môn 9
điểm nó lại húc)! Cuộc cách mạng này nó gắn liền với sinh mệnh chính trị của ai
đó với vô số lực cản từ chính đồng chí của mình chứ không phải từ thế nực thù địch
đâu.
Đầu
năm có mấy ý tâm tư như vậy, bài dài quá, mấy chú 3 môn 9 điểm chưa rõ chỗ nào
thì vào phần bình luận hỏi cho cặn kẽ rồi hãy chụp màn hình nhé.
Độc tài cánh tả và độc tài cánh hữu
https://www.facebook.com/share/p/1AziGjZxMg/
Việt Nam có thể như Singapore
https://www.facebook.com/share/p/1AzreT9bQ9/
Nhà nước nuôi các cánh tay nối dài để làm gì?
https://www.facebook.com/share/p/19km4UEJtt/
No comments:
Post a Comment