VÀI
NÉT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE –BÀI VIẾT ĐẦU NĂM 2025 | NGÀY
2/1/2025
Phúc
Lai GB cùng
vớ Phúc
Lai.
1. Dạo quanh dòng dư luận về cuộc chiến
1.1. Chẳng phải từ các
nguồn nào khác, mà từ các nguồn được gọi là “chính thống” của cái xứ phía đông
nước Lào này, càng ngày càng trở nên nhảm nhí. Mới nhất có cái hãng tin gì uy
tín lắm, lại mời hai ông chuyên gia mà tôi không muốn nhắc tên làm cái talk… Một
trong hai chuyên gia là giảng viên học viện ngoại giao, cựu đại sứ ở Hungary
nói khá lăng nhăng, gần như đưa những thông tin giả, trái ngược hoàn toàn với sự
thật. Mục đích của ông này là… dìm hàng những nước Liên Xô cũ sau khi tách ra
khỏi cái Liên bang 70 năm bê trễ này.
Chẳng
hạn, ông ta nói: 3 nước Baltic có quan điểm cực kỳ xấu với Ng@. Đây là các nước
nghèo nhưng được Liên Xô đầu tư công nghệ cao như công nghệ điện tử. Nhưng sau
khi tan rã quan hệ của họ với Ng@ cực kỳ xấu… ông ta lảm nhảm tiếp về việc các
nước này quay lưng lại với quá khứ, lịch sử chống phát-xít của Liên Xô. Đây là
cách tiếp cận thường thấy từ thời Liên Xô, vì khỏa lấp cái đoạn cực kỳ đen tối
của lịch sử cái quốc gia đã chết này: do thỏa thuận Stalin – Hitler (Molotov –
Ribbentrop Pact) mà 3 nước này bị Liên Xô sáp nhập chỉ 1 năm trước chiến tranh,
tức là vào năm 1940. Nói cách khác, gọi là sáp nhập nhưng thực chất là xâm lược.
Liên Xô vốn dĩ là một thực thể đặc biệt được lập ra với mục tiêu hợp lý hóa
hình thức các thuộc địa cũ của Sa Hoàng theo ý tưởng của Lê-nin, trước sau thì
Liên Xô cũng sẽ nhòm ngó để chiếm lại những vùng đất đã mất từ sau 1918, như Phần
Lan, Ba Lan và đặc biệt là 3 nước Baltic.
Tôi
không hiểu tại sao cái lão học giả này, lại có thể đưa ra quan điểm vào thời điểm
thế kỷ XXI đã đi được 1/4 thế kỷ mà vẫn, ngoài mặt thì có thể nhẹ nhàng dịu
dàng, nhưng vẫn giữ quan điểm thực sự là hận thù, phản động khi vẫn lằng nhằng
với cái ý tưởng hoặc là phải duy trì Liên Xô, hoặc là những nước này phải bám lấy
nước Ng@.
#Trích
“Việt Nam là đất nước độc lập, tự cường, luôn có khát vọng và tầm nhìn phát triển,
có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở.” #hết_trích
Nguồn:
http://quocphongthudo.vn/.../duong-loi-doi-ngoai-doc-lap...
Đảng
cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn xác định
đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao… điều
đó cũng đồng nghĩa với việc tôn trọng độc lập tự chủ của các quốc gia khác.
Tính phản động của lập luận từ vị học giả này bộc lộ rõ ràng hơn khi ông ta tiếp
tục lằng nhằng dẫn dắt: “Chính trường Armenia không ổn định do có sự can thiệp
của Mỹ. Thị trường chính của Moldova là Ng@ không phải châu Âu, nếu Ng@ đóng cửa
Moldova sống như thế nào?...” và ví dụ tiếp: “Thời quan hệ của Ukraine với Ng@
tốt, Ukraine là nước kinh tế có hạng châu Âu, là nước tập trung được công nghệ
cao của Liên Xô, sản xuất nhiều vũ khí. Nay thì nhà máy đóng cửa, hàng hóa
không có người mua. Vũ khí không có người mua…”
Và
ông ta lòi đuôi “chống đế quốc”: “Cứ bầu cử mà chính quyền thân Ng@ được bầu
lên thì Mỹ không công nhận, đó là tiêu chuẩn kép. Đừng bao giờ nghĩ Mỹ và
phương Tây có dân chủ, và dân chủ là tốt đẹp.”
Ô
hô hô, hay chưa… Về sản xuất của Ukraine, thì ông ta không có nói rõ được:
Ukraine nằm trong chuỗi cung ứng sản xuất vũ khí của Ng@, nói vậy mới là đúng.
Điểm chết người của chuỗi sản xuất này là Ng@ không thể sản xuất được những
thành phần quan trọng của vũ khí với nghĩa là “cho ra hồn”, câu chuyện của máy
cái tàu Gepard gì đó Việt Nam mua của Ng@ do không có động cơ Ukraine vẫn còn
nguyên. Ở đây cần nhìn nhận 2 mặt của vấn đề. Mặt thứ nhất, do Liên Xô tập
trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp ở những vùng đặc thù, như
Latvia có công nghiệp điện tử hoặc ở Ukraine ngoài công nghiệp khai khoáng, còn
có luyện thép, luyện kim và chế tạo máy… không chỉ từ yếu tố tự nhiên mà còn có
yếu tố con người. Sau khi Liên Xô tan rã, 3 nước Baltic đạt được những bước tiến
bộ nhờ lao động chất lượng cao, xuất phát từ phát triển rất mạnh hệ thống giáo
dục. Trên nền tảng đó, họ ngày càng thu được những thành tựu đáng kể hơn và phải
nói rằng, những thành tựu này ở mức độ khác hẳn so với thời Liên Xô cả về chất
lẫn về lượng.
#Trích
Ngành công nghiệp điện tử của Latvia là ngành xuất khẩu hàng đầu, với sản lượng
ngày càng tăng và vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sản lượng của
ngành công nghiệp điện tử đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 và vào năm 2022 đã vượt
quá 1,04 tỷ EUR. Năm 2022, Latvia đã xuất khẩu 881 triệu EUR hàng điện tử. Các
quốc gia xuất khẩu hàng đầu là Hoa Kỳ, Pháp, Đan Mạch và Thụy Điển, và Latvia
xuất khẩu sang 142 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2022, có 164 doanh nghiệp
trong ngành sản xuất máy tính, điện tử và quang học của Latvia. Hiệp hội Công
nghiệp Điện tử và Kỹ thuật Điện Latvia (LETERA) được thành lập vào năm 1995 và
hợp nhất các công ty, tổ chức nghiên cứu và giáo dục trong ngành. Ngành công
nghiệp điện tử có đặc điểm là chu kỳ sản phẩm ngắn, áp lực chi phí cao và chuỗi
cung ứng được kết nối toàn cầu. Thị trường robot của ngành này dự kiến sẽ tăng
trưởng 9,30% từ năm 2024 đến năm 2029 và thị trường điện tử tiêu dùng dự kiến sẽ
tăng trưởng 0,22% trong cùng kỳ. #hết_trích
Nguồn:
https://www.liaa.gov.lv/.../electrical-engineering-and...
https://www.statista.com/.../electric-electronic.../latvia
https://www.still.lv/.../indust.../electronics-industry.html
Dạng
lý luận phản động này được những kẻ vẫn thèm thuồng sự phục hồi của Liên Xô viện
dẫn, chúng (các lý luận) cho rằng nhờ có Liên Xô mà các nước cộng hòa cũ này mới
có được sự phát triển như vậy. Thực tế, chỉ cần đơn cử một lĩnh vực điện tử của
Latvia cũng đã đủ thấy: những sản phẩm kiểu cũ thời Liên Xô nay đã không đáp ứng
được thời đại, đương nhiên là công nghệ thời Liên Xô cũng cần phải bị loại bỏ
và thay thế bằng những công nghệ mới, kỹ thuật số thay thế cho công nghệ tương
tự…
Với
Ukraine cũng vậy thôi. Từ năm 1991 đến 2012, 21 năm nằm trong chuỗi cung ứng của
Ng@, cung cấp cho Ng@ những sản phẩm giống như thời Liên Xô cũ, sau đó Ng@ kết
hợp với những công nghệ khác của thời đại (linh kiện hiện đại của phương Tây) để
cho ra những sản phẩm… hơi hơi hiện đại và khi bán cho khách hàng ở các nước thế
giới thứ ba, người ta vẫn tự an ủi: “Sản phẩm Ng@ tốt mà!” Cuộc nội chiến từ
2014 bùng nổ làm cho chuỗi cung ứng đứt đoạn, lập tức hàng Ng@ phải chuyển sang
các nguồn cung khác, và đương nhiên chất lượng cũng sẽ khác. Tôi không nói là xấu
đi, nhưng tốt hơn và rẻ hơn là không bao giờ có. Rẻ, thì sẽ tệ hơn. Tốt hơn,
thì sẽ đắt hơn. Sau cuộc chiến này, Ukraine sẽ phải xa rời hẳn các khách hàng
truyền thống là các tổ hợp quân sự của Ng@, và đương nhiên là họ sẽ phải phát
triển các sản phẩm mới với công nghệ mới, chí ít là kết hợp phần nào với những
cơ sở cũ… để đáp ứng với thời đại. Việc họ phát triển UAV hiện nay, rồi tên lửa
hành trình… cho thấy họ có thừa năng lực để làm việc đó.
Không
phải là “vũ khí không bán được” mà là Ukraine không bán cho Ng@ nữa, và chiến
tranh khiến họ không có đủ vũ khí để xuất khẩu. Và có một điều mà học giả này lờ
đi không nói, từ khi cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine bùng nổ năm 2022,
doanh số xuất khẩu vũ khí của Ng@ sụt giảm đến gần số… zero, thôi giải thích có
lợi cho họ một chút: giảm 95% còn 5% so với trước đây. Bộ mặt thật thằng chuyên
bán hàng rởm, tố giá lên và đi đêm với các cá nhân chịu trách nhiệm mua sắm vũ
khí của các nước nhập khẩu, đã lộ ra. Bây giờ thì bọn cá nhân đó, thằng thì cố
chỉ đạo báo chí tô hồng, thằng thì mạnh dạn quay lưng vì… không quay không được.
Một
khía cạnh nữa không thể không nói: bản thân Ng@ trong 30 qua, từ khi Liên Xô sụp
đổ cũng không tránh khỏi việc hòa nhập với… công nghệ phương Tây. Ngay từ khi
các lệnh cấm vận và trừng phạt bắt đầu có tác dụng, những ngành công nghiệp mũi
nhọn còn lại của Ng@, nói thẳng ra là công nghiệp khai thác tài nguyên, đã bắt
đầu có vấn đề. Năm ngoái nước này đối mặt với tình trạng vỡ đường ống nước nóng
sưởi ấm, là do hệ thống điện có vấn đề, và vấn đề đó là do… thiếu thiết bị nhập
khẩu từ phương Tây. Đến đây rất nhiều người Việt Nam mới vỡ lẽ ra rằng, lâu nay
các nhà máy nhiệt điện Ng@ dùng khí đốt là sử dụng công nghệ turbin dạng động
cơ phản lực từ phương Tây, chủ yếu từ 2 nhà cung cấp của Hoa Kỳ và Đức, ngoài
ra hệ thống điều hành tự động hệ thống điện cũng của Tây nốt.
Và
năm nay thì đến chuyện vòng bi và bộ phanh hỏng dẫn đến tàu hỏa Ng@ lăn kềnh
hàng loạt, lại vỡ ra chuyện hóa ra cái đất nước này chẳng sản xuất được hầu hết
những thứ đó.
Những
điều này, các chuyên gia salon được mời lên truyền thông chính thống, chẳng bao
giờ nói, mà có khi cũng chẳng biết đâu mà nói. Nhưng cái logic họ nói ra, thì
đúng. Hai ông chuyên gia được mời dự cái talk nói thẳng ra điều mà họ muốn đe dọa
các nước Liên Xô cũ: nếu xa rời nước Ng@, thì tai họa sẽ tới, một Ukraine thứ
hai sẽ có! Phản động, cực kỳ phản động. Vì Ng@ cần máy móc thiết bị Ukraine sản
xuất được, cần thiết bị điện tử của các nước Baltic… khi các nước này dám xa rời
quỹ đạo, thì sẽ tấn công, xâm lược, thiết lập chính quyền bù nhìn.
Chưa
có cái logic nào vừa mất dạy vừa tàn bạo đến vậy. Ấy vậy mà các học giả xứ phía
đông nước Lào vẫn nhai nhải bảo vệ và cổ súy cho nó. Điểm sáng duy nhất của
chương trình là bọn dẫn chương trình chúng nói thẳng toẹt ra: Ng@ đứng sau và ủng
hộ các vùng li khai ở các nước cộng hòa Liên Xô cũ. Bộ mặt thật giả nhân giả
nghĩa của nước Ng@ Putox bị chúng lột ra một cách thẳng thừng.
1.2. Trong buổi thảo luận
vừa qua, tôi có nói sâu một chút về thắc mắc của bác Nguyen Thanh Trung từ mấy
hôm trước, liên quan đến một số vụ bạo loạn ở Ng@ từ tuần trước.
Đầu
tiên, tôi không đưa những chuyện này vào bài viết vì chưa xác minh được chúng
có thật hay không. Vì vậy tôi phải trao đổi riêng với một số anh em bạn bè, và
bình thêm: nếu có thật, thì đây là vấn đề nghiêm trọng. Thứ hai, câu hỏi của
bác Nguyen Thanh Trung cụ thể như sau: tại sao lại có bạo loạn có vẻ nghiêm trọng
đến như vậy, vì có cả ném cocktail Molotov và ở Mục-tư-khoa, mà FSB không làm
gì?
Nhưng
đến ngày 27/12/2024 thì tin này đã được xác minh. “Nghi Án TV” ngày hôm đó lên
video tin tức (trên Youtube): “Theo công bố của Bộ nội vụ Ng@, các cơ quan an
ninh Ukraine đã kích động 55 vụ đốt phá nhắm vào các ngân hàng, bưu điện và xe
cảnh sát. Bộ nội vụ Ng@ đã bắt giữ 44 nghi phạm.” (ảnh minh họa)
Chúng
ta sẽ không thể xác minh được có vai trò của cơ quan an ninh hay tình báo gì đó
của Ukraine trong chuyện “kích động” này không, nhưng nếu có thì rõ ràng là cơ
quan an ninh Ng@ làm việc quá tệ. Tại sao lực lượng an ninh của một nước cường
quốc quân sự thứ hai thế giới, lại bị cơ quan tình báo nước ngoài can thiệp xúi
giục để gây náo loạn như thế? Tất nhiên là trong hoàn cảnh chiến tranh thì công
bố này của Bộ nội vụ Ng@ là bịa đặt, và đổ vấy cho Ukraine, chúng ta thừa biết
điều đó.
Đơn
giản là cái bọn Bộ nội vụ (MVD) này, sẽ chẳng bao giờ bắt được thủ phạm của những
vụ đó cả, hay chỉ bắt được những kẻ thực hiện trực tiếp cấp thấp, còn những kẻ
giấu mặt đứng đằng sau thì đừng có mà mơ. Hôm đó, tôi giải thích cho bác Trung
cũng như cử tọa tham gia thảo luận rằng, ở Ng@ sẽ không có kiểu hỗn loạn do dân
chúng nổi dậy đâu, đặc thù của dân nước này sẽ không làm chuyện như vậy. Trong
lịch sử các cuộc Cách mạng như Cách mạng tháng Hai (1917) và tháng Mười cùng
năm, đều là những cuộc bạo động có tổ chức để lật đổ chính quyền chứ không hẳn
như trong phim “tài liệu dựng” của Sergei Eisenstein (“Tháng Mười” – 1928). Những
cuộc bạo động vừa qua xảy ra ở Ng@, là những đòn gió đe dọa cho các cuộc bạo động
lớn hơn, mạnh hơn và CÓ THẬT để lật đổ chính quyền hiện nay và người cầm đầu của
nó. Tất cả vẫn nằm trong đúng “truyền thống Ng@”, không đi đâu cả.
Khi
tôi trả lời bác Trung đoạn “Sao FSB không làm gì” – tôi nói: thậm chí có thể
FSB can dự vào chuyện này. Bác ấy hỏi tiếp: ơ thế FSB chống đối Putox à? Không
hẳn vậy. Thường thì một FSB có 1 chủ tịch với một đống phó chủ tịch, mỗi thằng
có thể có quan hệ với một nhóm lợi ích khác nhau… và như thế cũng có những nhân
viên FSB chỉ biết làm công ăn lương và chẳng liên quan gì đến nhóm nào hết.
Ở
Ng@, tất cả những sự biến kiểu như bạo loạn như vậy không bao giờ diễn ra tự
phát, mà bao giờ cũng có nhóm tai to mặt lớn nào đó đứng đằng sau. Hiện trạng
này đến nay đã trải qua nhiều biến tướng, như trước đây có thời bọn phát-xít mới
(bọn trọc) chúng hoành hành từng nhóm đông hàng trăm tên vậy. Hồi đầu, đó là một
trào lưu của bọn thanh niên càn quấy Ng@. Sau này, chúng là công cụ đánh đấm của
bọn xã hội đen, và bao giờ cũng có dây dợ kết nối với lũ tai to mặt lớn trong
chính quyền. Và bây giờ thì là bọn Oligarch đứng sau, chắc chắn có bảo kê của
cơ quan an ninh, tình báo (ý tôi là tình báo đối ngoại), an ninh quân đội, tình
báo quân sự… thậm chí bọn Vệ binh quốc gia, bộ Nội vụ MVD (là bộ công an như của
ta)… đều có thể can dự vào cái mớ bòng bong của quyền lực hắc ám này.
Điều
duy nhất chúng ta thấy, bạo động diễn ra sau “sụp đổ Syria của Assad”, khẳng định
rằng tôi dự báo bắt đầu có lý: Assad đổ, là Putox lung lay. Nó là đòn đánh vào
uy tín của Putox, không cần trực tiếp nhưng nó là cớ luận tội, là cớ cho bạo động
và lật đổ. Thêm một yếu tố nữa làm tôi tin rằng các dự báo của mình bắt đầu
đúng: loạt những cuộc bạo động đó dừng trong thời gian tương đối sớm, hay diễn
ra trong một thời gian tương đối ngắn, khoảng 1 tuần gì đó. Điều đó cho thấy đó
là những bạo động có điều khiển, đúng như tôi vừa giải thích trên đây, chứ nếu
nó là quá trình của nhân dân lao động thì sẽ sớm mất kiểm soát.
Chúng
ta sẽ tạm dừng tại đây và cũng sẽ quay lại vào một lúc khác.
2. Liên quan đến tin của vị KOL (không hiểu sao sau
bao nhiêu lần “ngu mà còn tỏ ra là dốt” của vị này tôi vẫn tiếp tục phải giải
thích hộ cho anh ta) tung tin rằng “Lữ đoàn 155 của Ukraine được Pháp đào tạo
bài bản nhất và trang bị vũ khí đầy đủ nhất, cùng với việc đích thân Tổng thống
Pháp Macron và Tổng thống Zelensky giám sát đã tan vỡ ngay khi chưa xung trận,
với 1.750 lính đào ngũ… Ukraine đang mở cuộc điều tra hình sự về vụ việc. Tuy
nhiên, nó giáng đòn nặng nề lên vai trò và uy tín của ông Zelesky và Tổng Tư lệnh
Syrskyi…”
Còn
đây là bài báo của Forbes cách đây 7 giờ, tức là khoảng đầu giờ sáng nay giờ Hà
Nội:
https://www.forbes.com/.../ukraines-newest-leopard-2.../
Trong
đó, bài báo viết (nguyên văn): “The brigade was supposed to have more than
5,800 troops, making it much larger than most of the Ukrainian ground forces’
roughly 100 other combat brigades. But around 1,700 of those 5,800 troops went
absent without leave from the brigade at some point during its nine-month
work-up in western Ukraine, Poland and France. As recently as November, nearly
500 soldiers were reportedly still AWOL.”
Tạm
dịch: “Lữ đoàn được cho là có hơn 5.800 quân, lớn hơn nhiều so với hầu hết các
lữ đoàn chiến đấu khác của lực lượng mặt đất Ukraine – khoảng 100 lữ đoàn.
Nhưng có khoảng 1.700 trong số 5.800 quân đó đã rời khỏi lữ đoàn mà không xin
phép vào một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động kéo dài chín tháng ở miền
tây Ukraine, Ba Lan và Pháp. Tháng 11 mới đây, gần 500 binh lính được báo cáo vẫn
đang (trong tình trạng) vắng mặt không có phép.”
Chú
thích:
AWOL là viết tắt của cụm từ “absent without official leave but without intent
to desert” – vắng mặt mà không có phép chính thức nhưng không có ý định đào
ngũ.
Về
vấn đề này tôi đã có bài giải thích một lần rồi, vào ngày 31/10/2024 về thông
tin có 100.000 người đào ngũ trong quân đội Ukraine tại đây:
Trong
bài này tôi đã xác minh các con số, chẳng hạn “Căn cứ vào trả lời của Văn phòng
tổng công tố Ukraine, “Sự thật Ukraine” đã tính toán ra những con số trên đây
(35.307 và 18.196) là sát với sự thật.” 35.307 là “tạm thời vắng mặt tại nơi
làm nhiệm vụ quá ba ngày mà không có sự cho phép của người chỉ huy hoặc không
có lý do chính đáng”, 18.196 là “rời khỏi đơn vị với ý định không quay trở lại
phục vụ.” Cần lưu ý quý vị rằng, theo Forbes thì những quân nhân diện AWOL của
lữ đoàn 155 là 1700 người LÀ DIỄN RA TRONG SUỐT 9 THÁNG, còn những người thuộc
diện đó vào tháng 11 vẫn là 500 người, chứ không phải là 1700 kéo nhau chuồn
(play truant) khỏi đơn vị trong cùng một lúc và dẫn đến sự TAN RÃ như ông mãnh
này viết.
Các
đánh giá của bài báo trên Forbes rất sắc cạnh và không kiêng nể, quý vị có thể
tự đọc và đưa ra nhận xét cho riêng mình, nhưng cũng chính từ khía cạnh đó,
chúng ta có thể nói rằng những thông tin của nó đưa ra là đáng tin cậy. Chẳng hạn,
với 500 trường hợp trên đây người ta viết là AWOL, nếu dùng Google dịch sang tiếng
Việt thì cái máy quái gở này nó sẽ tự động dịch là ĐÀO NGŨ, nhưng thực chất
nghĩa của nó khác: nó là những người vắng mặt, không bao hàm ý nghĩa hiện tại
người đó còn vắng mặt hay không. Với khái niệm này, có thể một người nào đó bị
xử lý AWOL nhưng chỉ vì lý do TRẢ PHÉP MUỘN (quý vị nào đã phục vụ trong lực lượng
vũ trang sẽ rõ vấn đề này). Không có căn cứ cho rằng cả 500 trường hợp bị xử lý
đó đều vắng mặt cả.
Về
trường hợp cá biệt của Lữ đoàn 155, nó là lữ đoàn mới được thành lập trong năm
2024, trang wikipedia của nó ở đây:
https://en.wikipedia.org/.../155th_Mechanized_Brigade...
cũng
cần nhìn lại bài báo trên đây đưa ra quan điểm rằng Ukraine nên trang bị cho
các đơn vị cũ, bổ sung thêm nhân lực… chứ không nên thành lập các lữ đoàn mới
(14 lữ đoàn). Đây là quan điểm riêng của tác giả bài báo, nhưng nó cũng có lý của
nó. Thường đơn vị mới thì tâm lý binh lính cũng không được vững chãi như những
đơn vị có cựu binh và tân binh.
Bình
luận về việc này khi có người bạn gửi cho tôi, tôi chỉ biết thốt lên 1 câu: sao
mà cái thằng này nó ngu thế nhỉ. Ông này có tài làm cho người khác ngạc nhiên về
khả năng đi từ cái ngu nhỏ đến cai ngu lớn hơn và không biết bao giờ thì có điểm
dừng.
3. Nhận xét và dự báo
Trong
vài ngày qua, mặc dù báo chí xứ phía đông nước Lào tung tin hướng Kurakhiv,
quân Ng@ tiến như vũ bão và quân Ukraine sụp đổ đến nơi. Ngược lại, các nguồn từ
những người quan sát Ng@ tôi quen thì lại cho rằng Pokrovsk hay Kurakhiv, Ng@ tấn
công đuối dần. Tất nhiên khó mà tin được nguồn vỉa hè, nhưng những người này
thường có tin từ chiến trường, từ những quân nhân Ng@ nên tôi tin họ hơn.
Tuy
nhiên, điều này không đúng, hay nó “sai sai thế nào ấy” vì những nỗ lực tấn
công mạnh của Ng@ phải kéo dài đến sau khi ông Trump có hành động gì đó đối với
cuộc chiến, tức là lấy mốc 20/1/2025 và cộng vào đó một số ngày… chưa xác định.
Do vậy chúng ta cứ yên tâm rằng chúng sẽ không để tình trạng “suy yếu” (nếu có)
này kéo dài đâu, chỉ vài ngày thôi rồi lại tiếp tục… nỗ lực, và như thế thì là
“tốt” chứ không hẳn là xấu.
Một
tin khác: Quân Ng@ đã mất hơn 38.000 quân ở Kursk Oblast – ông tổng tư lệnh
Syrskyi cho biết. Ngoài ra, Quân đội Ng@ còn bị phá hủy hơn 1.000 thiết bị kể từ
khi Ukraine tiến hành Chiến dịch Kursk xâm nhập vào đất Ng@. Syrskyi đưa ra
tuyên bố này trong chuyến thăm khu vực diễn ra chiến dịch Kursk vào ngày hôm
qua 1/1/2025. Đồng thời ông trao tặng phần thưởng chiến đấu cho những người
lính Ukraine đồn trú trong khu vực. Cũng theo ông Syrskyi, lực lượng Ukraine đã
bắt giữ hơn 700 quân nhân Ng@ kể từ khi chiến dịch bắt đầu.
Đánh
giá về tình hình ở Kursk, một cựu quân nhân Ng@ tôi quen tiếp tục cho những ý
kiến hoàn toàn không sáng sủa cho quân đội của ông ta. Chẳng hạn khi được hỏi đến
vụ phải nhở cậy đến quân đội của Bắc Kim Chi, ông ta nhắc ngay đến thảm họa hôm
nọ, vụ quân đội Bắc Triều Tiên phục kích lực lượng đặc nhiệm Ng@. Người ta giải
thích do rào cản ngôn ngữ giữa lực lượng Ng@ và Bắc Kim Chi đã dẫn đến việc bọn
này đã nổ súng vào một đoàn xe của lực lượng đặc nhiệm Chechnya Akhmat vì nhầm
họ với quân đội Ukraine cũng ở khu vực Kursk… Nhưng ông kia thì nói: chắc gì đã
là như thế, hoặc không hẳn là như thế. Một lý do là trình độ của lính Bắc Kim
Chi, kể cả sĩ quan là rất thấp (ông này bình luận với nghĩa là ngu ngốc). Một
lý do khác là, không loại trừ việc chính hai bọn này đã ghét nhau từ trước,
không phải vô cớ mà bọn Akhmat lại bị tấn công.
Nói
chung với những người Ng@ tỉnh táo này thì họ không cho rằng Putox có thể xử lý
được tình hình ở Kursk, và nếu kéo dài đến 1/3 (là thời hạn được cho là quân đội
Ng@ sẽ phải đánh bật được quân Ukraine về bên kia biên giới) thì không rõ Putox
sẽ lại gia hạn đến lúc nào, và khi đó thì nội bộ bọn chóp bu Ng@ còn cho hắn ta
gia hạn nữa hay không.
Đúng
như tôi dự báo, mặc dù các anh chị đồng đội của chúng ta ở Ukraine đoán là
trong dịp năm mới sẽ có hành động của người Ukraine, nhưng chuyện đã không diễn
ra. Nhưng những dự báo cho rằng họ sẽ có hành động, có cơ sở. Trong bài của cụ
Kiểm có đoạn như thế này: “Truyền thông Ng@ hé lộ thông tin, có vẻ như Ukraina
đang tập trung lực lượng lớn đánh vào tỉnh Bryansk. Thậm chí có chuyên gia Ng@
nói bạn bè của anh ta làm biên phòng ở Bryansk đã cho gia đình sơ tán. Còn người
dẫn chương trình Solovyov thì nói “tôi thấy lo lo làm sao ấy,” còn chuyên gia
quân sự Khodaryonok trả lời, khả năng dự trữ của Ukraina vẫn còn, chỉ là không
rõ bao nhiêu. Không quân của họ chưa xuất hiện nhiều, cơ giới cũng vậy, cho nên
một chiến dịch phản công là rất có khả năng. Một chuyên gia quân sự Ng@ đang ở
nước ngoài, ông Fedorov nói rằng theo ông biết thì ở tỉnh Dnepropetrovsk có hội
tụ số quân (của Ukraine) lớn.”
#nhận_xét
về tình thế chính trị của Putox hiện tại, đã là “trứng để đầu đẳng,” lộn cổ bất
cứ lúc nào. Chẳng qua là bọn chóp bu Ng@ chưa thực sự tìm ra giải pháp cho vấn
đề một cách êm thấm nếu đi theo hướng thay thế Putox, nhưng quá trình này gần
như chắc chắn sẽ phải diễn ra. Thậm chí có thể có một phương án giải quyết là
“cho Putox cố thêm để kiếm chút kết quả, rồi cho lão ta hạ cánh an toàn”. Như vậy
chúng ta có thể hình dung hiện nay, khả năng rất cao là Putox cũng phải thuyết
phục các phe cánh Oligarch rằng, chỉ cần cố một chút nữa đến sau 20/1, thì
Trump sẽ giúp hắn rút ra khỏi chiến tranh và sau đó thì… tính tiếp.
Nói
tiếp chuyện bỏ dở ở mục đầu tiên: tại sao lại có chuyện phe cánh như vậy? Bao
giờ thì một tên độc tài cũng phải đặt ngai vàng của mình lên trên các cánh quyền
lực lớn, để có được một sự vững chãi nhất định. Khi hắn còn mạnh, hắn sẽ cân bằng
được các nhánh đó, hoặc các cỗ máy đó, trong một tổng thể hệ thống hoạt động tốt,
trơn tru theo luật ngầm và cả luật nổi, trong đó luật nổi là công cụ của luật
ngầm. Nhưng cũng chính cái cơ chế này nó bao hàm các đặc thù, chẳng hạn tên độc
tài đã bằng những trò ma bùn để trèo lên ghế, thì lại coi trọng uy tín ảo. Hoặc
giả, tên độc tài bao giờ cũng phải có cơ chế cho ăn và nuôi béo các cánh quyền
lực… Đến khi mọi chuyện trở nên không ổn, như cuộc chiến này chẳng hạn: đến nay
Ng@ chỉ thắng trên báo chí xứ phía đông nước Lào, chứ bản thân nội bộ của chúng
thì chúng quá rõ với nhau rằng chẳng có cái gì tên là ỔN ở đây cả. Rồi thêm các
đòn: lạm phát, giá cả tăng cao, khan hiếm hàng hóa… cuối cùng là ván cờ địa
chính trị cũng thua nốt (Syria)… vừa suy giảm mạnh về uy tín, còn miếng ăn cho
bọn chóp bu kia đương nhiên là giảm mạnh.
Trong
buổi thảo luận, tôi nói là hi vọng vào cuộc Cách mạng tháng Hai. Nếu ông Trump
không đưa ra được một chính sách gì đó tích cực, hay nói cách khác chính sách
ông ta đưa ra không được chấp nhận của cả hai bên, thì chắc chắn sẽ dẫn đến…
đánh nhau tiếp, mà có khi còn là đánh nhau to hơn. Lúc đó mới là lúc người
Ukraine cần lực lượng. Như vậy sớm ra, cũng phải cả tháng sau cái mốc 20/1/2025
ông Trump mới làm gì thì làm… Có đề ra được cái gì thì cũng chỉ là đề nghị, ban
đầu chắc chắn cả hai bên sẽ không đồng ý, và đề nghị lại phải điều chỉnh… cứ thế,
đồng nghĩa với chưa có ngừng bắn. Chúng ta cần hình dung: nếu ông Trump đưa ra
chính sách hay đề nghị có lợi cho Ng@ Putox, thì người Ukraine không đồng ý,
cũng là đánh nhau tiếp. Nếu ông ấy đưa ra đề nghị có lợi cho Ukraine, thì Putox
không đồng ý, cũng là… tiếp tục đánh nhau. Cả hai trường hợp đều đẩy bọn
Oligarch Ng@ đến chỗ phải xử lý Putox để giải quyết vấn đề. Còn khả năng ông
Trump đưa ra được cái gì đó để cả hai bên đều thỏa mãn, thì lại phải có thời
gian, mà thời gian thì không ủng hộ Putox.
Đó
là lý do cả hai bên đều chờ đợi “mốc thời gian 20 tháng Một năm 2025”. Trong thời
gian đó, về logic của mình Ng@ Putox phải tấn công, dù đã rất mỏi mệt. Cũng
trong thời gian đó, người Ukraine phải cầm cự chống các đợt tấn công của Ng@, mỏi
mệt không kém nhưng theo quan điểm của nhiều người, được quyền bỏ một số làng mạc
không quan trọng, đỡ mệt mỏi hơn được một chút. Cả hai bên đều có những khó
khăn nhất định, nhưng với Ng@ thì khó khăn nhiều hơn, vì phải huy động lực lượng
lớn hơn.
Như
vậy, chúng ta có thể đồng ý với nhau về việc, sẽ diễn ra một sự kiện nào đó do
người Ukraine tạo ra, nhưng tôi cho rằng nếu người ta làm chuyện gì đó nó phải
có tính quyết định. Có thể dự đoán như sau:
+
1. Cụ Kiểm cho rằng có thể có chiến dịch Bryansk, và phòng thủ của Ng@ ở đây yếu.
Không phải không có lý.
+
2. Cụ cũng cho rằng họ tổ chức tấn công ở hướng Zaporizhia, mà hướng này thì
tôi viết nhiều rồi, chính là ra biển Azov và cắt đứt hành lang trên đất liền nối
Donbas với Crimea.
+
3. Hành động thứ ba có thể có, là tập kích vào các mục tiêu lưỡng dụng của Ng@
sâu trong nội địa bằng những vũ khí hiện có, đã chuẩn bị được, đã chế tạo được…
Các mục tiêu đó có thể là các nhà máy điện, các điểm điều hành tàu điện ngầm và
làm tê liệt các sân bay… ngoài ra các điểm điều hành chính của hệ thống xe hỏa
cũng sẽ bị tấn công. Giao thông vận tải và năng lượng tê liệt sẽ làm xáo trộn đời
sống xã hội.
Quay
lại với các đề nghị của ông Trump và nhóm của ông ta: vừa qua ông ấy và nhóm
công tác đã “nháp” một số điểm cơ bản và nhìn chung là bị Ng@ gạt bỏ. Trong đó
đáng chú ý là nội dung “bỏ dần các lệnh cấm vận” (điều dễ làm nhất) do chính
ông Keith Kellogg đề cập xa gần. Ngoài ra còn có đề xuất hoãn tư cách thành
viên NATO của Ukraine và cả nhượng bộ đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng,
bao gồm một số khu vực Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia, biếu chúng cho
Putox.
Việc
đưa ra các đề nghị “nháp” này là cần thiết, vì sẽ tạm hình dung được những gì
bên nào sẽ chấp nhận được, chẳng hạn trong một cuộc phỏng vấn gần đây, #Zelenskyy
đã ám chỉ đến một sự thỏa hiệp có thể xảy ra, cho rằng NATO có thể mở rộng phạm
vi bảo vệ an ninh của mình trên các vùng lãnh thổ Ukraine hiện đang do Ukraine
kiểm soát, trong khi các khu vực bị chiếm đóng có thể được giải quyết bằng biện
pháp ngoại giao về sau này. Tôi cho rằng đây là một sự tiến bộ, trưởng thành của
Zelenskyy về kỹ thuật đàm phán và năng lực chính trị. Việc NATO đảm bảo an ninh
cho Ukraine, còn tốt hơn là Ukraine trở thành thành viên của nó… và điều này vẫn
sẽ đảm bảo được việc Ng@ không tiếp tục tấn công Ukraine dưới bất cứ hình thức
nào, còn với các vùng bị chiếm đóng thì vốn dĩ chúng vẫn bị chiếm cho đến sát
thời điểm ngày 24 tháng Hai năm 2022, nếu so với bây giờ thì Ng@ có thể được
tính là chiếm được nhiều hơn, nhưng không phải là quá nhiều; người Ukraine có
thiệt thòi nhưng cũng không phải là quá nhiều. Dừng chiến để có hòa bình, tái
thiết và phát triển cũng không phải là quá tệ.
Trong
trường hợp đó, ai là người thua? Chúng ta thua, cụ thể là tôi thua. Tôi là người
muốn nhìn thấy Putox bị hạ bệ, khi đó thì người Ng@ mới có cơ hội xây dựng lại
đất nước. Với phương án trên, Putox có thể được ngồi lại, và những dự báo của
tôi về số phận của hắn ta trở thành sai lầm. Như vậy thì thật là tiếc. Có lẽ
đây là phương án hạ sách nhất với người Ukraine. #Zelenskyy
đưa ra ý tưởng đó chính là để giảm thiểu tổn thất xương máu cho nhân dân, và
chúng ta hiểu khó khăn về nhân sự là có thật, khủng hoảng nhân khẩu học của
Ukraine là có thật, không khác gì Ng@. Điều này chúng ta phải thừa nhận. Tất
nhiên, việc NATO đảm bảo an ninh cho Ukraine, tức là Mỹ đảm bảo, với bất cứ vi
phạm nào cũng bùng nổ thành chiến tranh lớn giữa Ng@ và NATO, đó là điều không
tưởng, rất khó có thể xảy ra.
Vậy
là, chỉ còn có những con đường cho cái sự… đánh nhau tiếp nó diễn ra, rất khó
tránh khỏi (ông Trump cũng nói ra vào về ý này rồi, khó khăn lắm thế giới ạ!)
Tôi vẫn kiên trì với hình dung của mình: người Ukraine vẫn cố gắng đạt được hòa
bình trên bàn đàm phán, nhưng trước đó phải có một biến cố để nội bộ Ng@ có biến,
nghĩa là đàm phán sẽ diễn ra với một chính quyền Ng@ không có Putox. Những diễn
biến trong thời gian này đã thể hiện rất rõ quá trình này đang diễn ra và chỉ
là, không biết khi nào nó sẽ thực sự diễn ra cái cú quyết định thôi, nhưng gần
như là không thể tránh khỏi.
Như
thế, có thể người Ukraine sẽ hành động để có những biến cố quyết định khác diễn
ra tiếp theo đó, nhưng vào thời điểm nào? Có những dự đoán cho rằng, trước thời
điểm ông Trump nắm quyền – như vậy phải từ 7/1 đến trước ngày 19/1… cũng có thể,
không phải là không có lý… Nhưng tôi không thấy điều này quá bức bách. Chờ đợi
những quyết định cụ thể của ông Trump như thế nào rồi mới hành động sẽ khôn
ngoan hơn chăng? Chưa chắc! Vì trước thời điểm 20/1 mà làm một cú động trời
cũng có thể thúc đẩy ông Trump dễ ra quyết sách hơn!
Như
vậy hành động trước và chờ để hành động sau, đều có thể xảy ra và tôi đánh giá
là 50/50, nhưng cũng có thể đánh giá rằng hành động sau trước mắt ông Trump, sẽ
khó hơn nhiều, do vậy chúng ta cũng nên điều chỉnh tỉ lệ trước/sau là 70/30, có
được chăng?
No comments:
Post a Comment