Tưởng
nhớ nhà văn, họa sĩ tài hoa Khánh Trường
31 tháng
12, 2024
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/tuong-nho-nha-van-hoa-si-tai-hoa-khanh-truong/
(Hợp Lưu)
Không nhớ
vào khoảng thời gian nào, lúc đó tôi đang ăn nhậu bù khú với bạn bè ở 81 Trần
Quốc Thảo.
Trong khói
thuốc bia rượu mù trời, khi cơn say bốc lên, bỗng có bàn tay khều khều phía
sau, một tiếng nói như “truyền âm nhập mật“ trong tai. “Nguyễn Tấn Cứ, mầy có
người từ bên kia về hỏi thăm kia”. “Ai vậy?“. Quay lại thì ra là thi sĩ Nguyễn
Tôn Nhan, ổng có vẻ bí ẩn “Khánh Trường, chủ biên Hợp Lưu đang nhậu bên kia“.
Văn kỳ
thanh bất kiến kỳ hình, đó là lần đầu tiên tôi biết đến cái “ông nội khét tiếng“
từ nước trong ra nước ngoài nầy.
Đó là một
người cao lớn cột tóc đuôi ngựa, râu ria bặm trợn, áo hở ngực đang hút thuốc
phèo phèo uống bia như nước, quây quần với chiến hữu như Cung Tích Biền, Nguyễn
Tôn Nhan, Phạm Chu Sa, Lê Thánh Thư, Phù Hư … Đó cũng là lần đầu tiên tôi “đụng
trận chạm mặt“ với ông chủ bút lừng danh, vì địch ta máu mặt nhân văn nhân bản
nào ổng cũng chơi không sót tên tuổi nào.
Rồi thời
gian trôi đi dài theo năm tháng. Kể từ khi anh Khánh Trường bị tai biến, tờ Hợp
Lưu cũng thay dòng, khi tay giang hồ hảo hớn Khánh Trường phải ngồi một chỗ. Mọi
thứ gần như thành kỷ niệm đẹp của một thời văn chương Hợp Lưu bất khuất cũng phải
im nằm …
Cách đây
hơn 10 năm nhà văn Ngụy Ngữ hú “Khánh Trường về Sài Gòn rồi, có hỏi thăm Nguyễn
Tấn Cứ, chiều nay mầy tới quán Ruốc của Mường Mán uống rượu“. Lần nầy thì có
phu nhân của Khánh Trường đi theo để hộ giá, vì anh đã ngồi xe lăn. Lần nầy thì
Khánh Trường không đứng lên mà phải ngồi xuống để uống cùng “chiến hữu“ như
Đoàn Thạch Biền, Ngụy Ngữ , Phạm Chu Sa … và tôi cái thằng “hậu sanh khả úy“ nầy
Với chỉ
hai lần họp mặt ở Sài Gòn, cùng với hai ba lần góp mặt trên văn đàn Hợp Lưu, với
một ông chủ bút sừng sỏ, tôi đã xuất hiện như một nhà thơ “ngoài luồng“ không
biết bằng cách nào đã “vượt biên” qua Mỹ, lúc Việt Nam còn chưa biết Internet
Facebook Email là quái gì. Lúc mà thế giới còn mù căm sau bức màn đen kịt, thì
tạp chí Hợp Lưu và Khánh Trường đã là cầu nối văn chương trong cõi âm u mù mịt
chập chùng.
Viết lại
những giòng nầy như một lời tri ân đến nhà văn họa sĩ Khánh Trường. Vì nghe đâu
anh đã lên đường, đã rời xa cõi đời sương khói. Anh đã hạnh phúc, rong chơi,
đau khổ văn chương và giờ đây anh lại tiếp tục rớt hột phiêu bồng …
Tạm biệt
anh, nhà văn họa sĩ Khánh Trường.
HÌNH : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/12/Hop-luu-1.jpg
Hoạ sĩ
Khánh Trường tên thật là Nguyễn Khánh Trường, sinh năm 1948, ở Quảng Nam, gia
nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, giải ngũ năm 1972 vì bị thương. Khánh
Trường vượt biên đến Thái Lan năm 1987, định cư tại Hoa Kỳ năm 1988. Sự đóng
góp của anh vào văn học Việt Nam hải ngoại không nhỏ vì ngoài vẽ tranh, triển
lãm tranh, anh cũng là một nhà văn tên tuổi, viết với vài bút hiệu khác như Kim
Thi, Nguyễn Thị Giáng Châu. Khánh Trường đã xuất bản nhiều tác phẩm và từng là
chủ biên của tạp chí Hợp Lưu, Hoa Kỳ, từ 1990 đến 2005.
Họa sĩ
Khánh Trường là một trong những nghệ sĩ tài năng và nổi bật trong cộng đồng người
Việt ở hải ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực hội họa và văn học. Ông không chỉ được
biết đến như một họa sĩ xuất sắc với phong cách độc đáo, mà còn là một nhà văn
và nhà biên tập, nhà báo uy tín.
Tiểu
sử và sự nghiệp
Khánh Trường
sinh ra tại Việt Nam, từng sống và hoạt động nghệ thuật trong nước trước khi di
cư sang Mỹ sau biến cố năm 1975.
Tại hải
ngoại, ông tiếp tục phát triển sự nghiệp hội họa và để lại dấu ấn qua nhiều tác
phẩm mang phong cách hiện đại, trừu tượng, và biểu cảm. Những tác phẩm của ông
thường chứa đựng chiều sâu tư tưởng, gợi lên những cảm xúc mãnh liệt và phản
ánh cuộc sống của con người, đặc biệt là trải nghiệm của người Việt nơi đất
khách.
Ngoài hội
họa, Khánh Trường còn tham gia tích cực trong lĩnh vực văn học. Ông là người
sáng lập và chủ biên nhiều tạp chí văn học, nổi bật nhất là tạp chí Hợp Lưu, một
trong những diễn đàn văn học nghệ thuật quan trọng của cộng đồng người Việt hải
ngoại. Tạp chí này đã kết nối nhiều cây bút lớn từ khắp nơi trên thế giới, góp
phần duy trì và phát triển tiếng Việt trong văn học.
Phong
cách nghệ thuật
Phong cách
hội họa của Khánh Trường chịu ảnh hưởng từ nhiều trường phái nghệ thuật quốc tế
nhưng vẫn mang đậm bản sắc riêng. Ông thường sử dụng màu sắc mạnh mẽ, bố cục
sáng tạo, và nét vẽ tự do để diễn đạt những chủ đề như khát vọng, nỗi đau, ký ức,
và sự tìm kiếm bản ngã.
Đóng
góp và tầm ảnh hưởng
Khánh Trường
không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa mà còn là một người thầy, một người truyền cảm
hứng cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt. Những đóng góp của ông trong
lĩnh vực nghệ thuật và văn học đã góp phần bảo tồn và làm phong phú thêm di sản
văn hóa Việt Nam tại hải ngoại.
Với tài
năng và tâm huyết, Khánh Trường đã khẳng định vị trí của mình như một biểu tượng
nghệ thuật, không chỉ trong cộng đồng người Việt mà còn trên trường quốc tế.
No comments:
Post a Comment