Ông Trump chi phối
thế nào tại Quốc hội Mỹ
Anthony Zurcher
Phóng
viên chuyên về Bắc Mỹ
BBC
News Tiếng Việt
5
tháng 1 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2n8555l3go
Ngay
sau khi ông Mike Johnson dường như thiếu hai phiếu để giữ ghế chủ tịch Hạ viện
vào hôm 3/1, bà Marjorie Taylor Greene - đồng minh trung thành của ông Trump, nữ
dân biểu Cộng hòa nóng tính từ bang Georgia - đứng giữa phòng Hạ viện, chăm chú
nói chuyện điện thoại.
Dân
biểu Cộng hòa Marjorie Taylor Greene
Mặc
dù bà Greene đã lấy tay che điện thoại, Evelyn Hockstein, nhiếp ảnh gia nhạy
bén của hãng thông tấn Reuters đã chụp được tên của người ở đầu dây bên kia -
chánh văn phòng Nhà Trắng sắp nhậm chức Susie Wiles.
Đó
là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rất quan tâm
tới cuộc bỏ phiếu này. Trước đó, ông Trump đã nhiệt tình ủng hộ Đảng viên Cộng
hòa Mike Johnson tiếp tục giữ chức chủ tịch Hạ viện. Thất bại trong vòng bỏ phiếu
đầu tiên sẽ là một sự xấu hổ.
Tuy
nhiên, đằng sau hậu trường, mọi thứ diễn ra vô cùng dữ dội, tạo ra khoảng thời
gian hỗn loạn tại Hạ viện sau khi ông Johnson có vẻ như đã phải đối mặt với ít
nhất là một thất bại tạm thời.
Có
lúc, vị chủ tịch Hạ viện rời phòng họp, theo sau là hai người đàn ông phản đối
Johnson - Dân biểu Ralph Norman từ bang Bắc Carolina và Dân biểu Keith Self của
bang Texas. Cùng lúc đó, các thành viên khác của Hạ viện tập trung, trò chuyện
với gia đình, chờ xem điều gì xảy ra tiếp theo.
Khi
Johnson quay trở lại, ông đã mỉm cười.
Chính
ông Trump đã trực tiếp gọi điện đề nghị ông Norman và ông Self ủng hộ ông
Johnson, các nguồn tin của Đảng Cộng hòa chia sẻ với các hãng tin.
Vì
lúc ấy cuộc bỏ phiếu chưa chính thức kết thúc, hai ông Norman và Self có thể
chuyển phiếu bầu của mình cho ông Johnson, giúp ông này đạt 218 phiếu cần thiết
để tiếp tục giữ ghế chủ tịch.
Dân
biểu Thomas Massie từ bang Kentucky là đảng viên Cộng hòa duy nhất kiên định phản
đối ông Johnson.
Chủ
tịch Hạ viện Mike Johnson
Hai
dân biểu Norman và Self đều nói với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu rằng họ đã
nói chuyện với ông Trump trong suốt cả ngày.
Norman
cho hay ông đã trò chuyện với Tổng thống đắc cử Donald Trump hai lần vào ngày
3/1. Lần đầu tiên là trong một cuộc điện thoại kéo dài vài phút khi đồng liêu Cộng
hòa Nancy Mace đưa điện thoại cho ông và ông Trump thì đang ở đầu dây bên kia.
Lần
thứ hai là cuộc gọi dài hơn, kéo dài 15 phút, bao gồm cả ông Norman, Johnson và
Self, ông Norman cho biết, nhưng không xác nhận thời điểm cụ thể.
"Trump
đã hoàn toàn đúng khi nói với tôi rằng Mike [Johnson] là người duy nhất có yếu
tố thu hút," Dân biểu Norman nói.
Ông
nói tiếp rằng ông Trump "háo hức" về quyền lực của Đảng Cộng hòa ở
Washington DC - chiếc ghế tổng thống, quyền kiểm soát Hạ viện, Thượng viện.
"Tôi
nói, 'Thưa Tổng thống, tôi đồng ý với ngài, tôi chỉ hy vọng Mike có đủ năng lực
để thực hiện điều này'," ông Norman kể lại.
Dân
biểu Self cũng cho biết ông đã nói chuyện với ông Trump nhiều lần vào ngày 3/1.
"Chúng
tôi đã thảo luận về toàn bộ quá trình," ông kể về cuộc trò chuyện với vị tổng
thống đắc cử.
Rốt
cuộc, ông Trump đã không phải trải qua một phen bẽ bàng, dù cho bề ngoài có vẻ
như ông đang bận tâm đến những vấn đề khác.
Giữa
lúc bỏ phiếu, khi tên của các thành viên Hạ viện được gọi theo thứ tự bảng chữ
cái, tổng thống đắc cử đã phàn nàn trên mạng xã hội về khả năng cờ Mỹ sẽ được
treo rủ trong lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1 do liên quan đến tang lễ của cựu
Tổng thống Jimmy Carter.
Phiên
bỏ phiếu chiều 3/1 đã cho thấy sự mong manh của Đảng Cộng hòa ở Hạ viện trong
những tháng sắp tới.
Bên
cạnh ba phiếu bầu ban đầu của Đảng Cộng hòa phản đối ông Johnson, năm đảng viên
bảo thủ cứng rắn khác - những người đã phản đối những thỏa hiệp mà ông Johnson
đã thực hiện với Đảng Dân chủ trong quá khứ - đã trì hoãn việc bỏ phiếu trong
cuộc bỏ phiếu đầu tiên.
Mặc
dù cuối cùng họ đã nhượng bộ, nhưng đó là một đòn rất rõ ràng nhằm vào vị chủ tịch
Hạ viện.
Sau
cuộc bỏ phiếu cuối cùng, nhóm Freedom Caucus (nhóm nghị sĩ Cộng hòa ở Hạ viện),
với một số người ban đầu phản đối ông Johnson – đã tuyên bố rằng họ bỏ phiếu ủng
hộ ông Johnson vì họ ủng hộ ông Trump.
"Chúng
tôi đã làm điều này mặc dù chúng tôi thực sự nghi ngờ về thành tựu của chủ tịch
trong 15 tháng qua," nhóm này viết.
Hiện
tại, Đảng Cộng này đang có lợi thế 219 ghế so với 215 so với Đảng Dân chủ ở Hạ
viện.
Nhưng
con số đó có thể giảm đi hai ghế nếu nữ Dân biểu Elise Stefanik của New York và
Dân biểu Michael Waltz của Florida đảm nhiệm các công việc hành chính mà ông
Trump đã giao cho họ. Sẽ mất nhiều tháng cho đến khi các cuộc bầu cử đặc biệt để
tìm người thay thế họ.
Điều
đó có nghĩa là ông Trump sẽ phải đoàn kết toàn bộ thành viên Cộng hòa tại Hạ viện
lại với nhau nếu ông muốn thông qua các phần quan trọng trong chương trình nghị
sự lập pháp của mình vào đầu nhiệm kỳ tổng thống, bao gồm các cải cách nhập cư
cứng rắn, thuế quan mới cũng như sự cắt giảm thuế, chi tiêu.
Như
đã chứng minh vào thứ ngày 3/1, đây có thể là nhiệm vụ khó khăn.
---------------------------
Tin
liên quan
·
Ông Trump sẽ bị
tuyên án trước ngày nhậm chức, nhưng không phải ngồi tù
4
tháng 1 năm 2025
·
Mỹ đã kiểm soát
Kênh đào Panama thế nào và Panama lấy lại ra sao?
31
tháng 12 năm 2024
·
Chuyên gia: Nhóm
ông Trump muốn Mỹ rút khỏi WHO ngay lập tức
24
tháng 12 năm 2024
======================================================
.
.
Không
may cho Trump, ngày ông nhậm chức cả nước còn treo cờ rũ!
Trúc Linh | Người Việt TV
January
4, 2025 : 12:00 PM
Không
may cho Trump, ngày ông nhậm chức cả nước còn treo cờ rũ!
Để
tưởng nhớ cố TT Jimmy Carter, TT Joe Biden đã ban lệnh treo cờ rõ tại các tòa
nhà và khuôn viên liên bang trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 29/12/2024. Điều này
có nghĩa là ngày TT đắc cử Donald Trump nhậm chức, nước Mỹ vẫn đang treo cờ rũ.
Ông Trump và người hâm mộ ông đã hy vọng TT Biden sẽ hủy bỏ lệnh này trong ngày
lễ nhậm chức, thế nhưng câu trả lời từ Tòa Bạch Ốc đã dập tắt hết mọi hy vọng.
No comments:
Post a Comment