Nhạc
ngoại lời Việt : « Đêm nay em thấy cô đơn » là của ai ?
Tuấn Thảo - RFI
Đăng
ngày: 25/01/2025 - 08:00
Nhắc
đến Gina Tielman (nghệ danh là Gina T.), giới yêu nhạc nghĩ tới ngay một trong
những giọng ca thành danh trên thị trường châu Âu vào đầu những năm 1990. Trong
hai thập niên sự nghiệp, Gina T. đã ghi âm khá nhiều bản nhạc ăn khách như «
Tokyo by night » hay « I don't like rainy days ». Riêng nhạc phẩm, « Tonight's
so cold » từng có nhiều phiên bản phóng tác thành công, ngoài tiếng Đức còn có
giai điệu lời Việt « Đêm nay em thấy cô đơn ».
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Mùa đông Thụy Sĩ. © Wikipedia
Sinh
trưởng (năm 1960) tại Bussum, Hà Lan, Gina Tielman là con nhà nòi. Cô xuất thân
từ một gia đình nghệ sĩ người gốc Indonesia đến châu Âu lập nghiệp từ năm 1963.
Thân phụ của Gina (ông Ponthon Tielman) cùng với nhiều thành viên trong gia
đình đã sáng lập ban nhạc The Tielman Brothers. Đây là ban nhạc song tịch Nam
Dương Hà Lan đầu tiên dấn thân thành công vào làng nhạc quốc tế vào giữa những
năm 1960. Họ là những nghệ sĩ tiên phong của dòng nhạc rock ở Hà Lan, sau đó trở
nên nổi tiếng ở các nước nói tiếng Anh và nhất là tiếng Đức đầu thập niên 1970.
Nhóm The Tielman Brothers khai phóng một thể loại âm nhạc sau này được gọi là
Indo-rock, kết hợp hài hòa các tiết tấu Nam Dương (bắt nguồn từ dòng nhạc
kroncong của Indonesia) với nhịp điệu Tây phương.
Do
lớn lên trong môi trường nghệ thuật của gia đình, cho nên từ thời còn nhỏ, Gina
đã biết hát và học sáng tác. Cô bắt đầu tham gia biểu diễn trong các dàn đồng
ca thiếu nhi cũng như đi hát tại các nhà thờ với ban hợp xướng phúc âm. Về mặt
chuyên nghiệp cô tham gia vào nhóm sáng tác Adam Schairer và Peter B.Herrmann.
Cô định cư lập nghiệp ở Đức sau khi thành hôn và lập gia đình với nhà sản xuất
Adam Schairer vào năm 1998.
Khi
mới vào nghề với ca kúc « In my fantasy », cô chọn nghệ danh là Gina T. có lẽ
cũng vì Gina không muốn mang dấu ấn nhạc rock của dòng họ Tielman, mà lại chọn
khai thác dòng nhạc nhảy của châu Âu EuroDance, một trào lưu tiếp nối cho dòng
nhạc pop new wave của thập niên 1980. Cơ hội may mắn đầu tiên thực sự đến với
Gina vào năm 1990 khi nhạc phẩm « Tokyo by night » của cô (do Adam Schairer sản
xuất) được phát hành trên thị trường quốc tế. Thành công bước đầu này mở đường
cho Gina ghi âm nhiều bản nhạc ăn khách khác, chủ yếu với nhịp điệu trẻ trung
sôi động. Ở đây, có thể thấy rõ ràng các luồng ảnh hưởng của Gina, chuyên kết hợp
dòng nhạc disco của Abba, Bee Gees, Baccara, Gloria Gaynor với nhạc pop rock của
Police, Queen, Bryan Adams cũng như một số nghệ sĩ khác ….
Một
trong những đặc điểm của nhóm sáng tác cho Gina T. vẫn là pha trộn hòa quyện nhạc
dance với một chút âm thanh châu Á, như thể để nhắc nhở nét duyên dáng của cô
ca sĩ người Hà Lan gốc Indonesia. Đó là trường hợp của các nhạc phẩm « Tokyo by
night, Sayonara, Little Butterfly » cũng như nhạc phẩm « Lady Saigon », ca ngợi
vẻ đẹp về đêm của thành phố Sài Gòn, phát hành vào năm 2011 trên album mang tựa
đề « Love will survive ».
Trong
số những bản hit quan trọng nhất của Gina T. không chỉ có những nhịp điệu hấp dẫn
lôi cuốn mà còn có nhiều bản nhạc tình theo kiểu pop ballad, chẳng hạn như các
nhạc phẩm « Sail over the seven seas, In my fantasy hay Tonight's so cold ».
Tuy không phải là những bài hát dành cho sàn nhảy, nhưng lại rất ăn khách nhờ
giai điệu nhẹ nhàng lối hòa âm tươi sáng. Được nhóm sáng tác Adam Schairer và
Peter B.Herrmann phát hành vào năm 1991, nhạc phẩm « Tonight's so cold » Đêm
sao buốt lạnh (còn có tiếu tựa Inside my room) sau khi thành công trong tiếng
Anh còn cho ra đời nhiều bản phóng tác ăn khách trong nhiều thứ tiếng khác.
Chẳng
hạn như bài « (Ce soir) Je t'aime mon amour » tuy có tựa đề tiếng Pháp nhưng chủ
yếu là một ca khúc tiếng Đức, do nữ ca sĩ Claudia Jung ghi âm vào năm 1994. Phần
nhạc đệm của bài này là do tay đàn dương cầm người Pháp Richard Clayderman thực
hiện và có lẽ cũng vì thế bài hát tiếng Đức này sau đó được đặt thêm lời tiếng
Pháp.
Còn trong
tiếng Việt, tác giả Khúc Lan từng phóng tác nhạc phẩm « Tonight's so cold »
thành giai điệu « Đêm nay em thấy cô đơn ». Đã có rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam ở
trong nước cũng như ở hải ngoại như Lưu Bích, Khánh Hà, Thanh Hà, Bích Thuần,
Kiwi Ngô Mai Trang, Hoàng Chi, Đình Bảo, Hồ Quang Hiếu đều từng ghi âm bản nhạc
này : Đêm nay căn phòng buốt lạnh, không còn chiếc bóng trên tường, người đi
cho bao sầu thương, tràn về mùa đông hiu quạnh, trong hồn bão tuyết chưa tạnh,
trái tim băng giá ngập đường...
No comments:
Post a Comment