Cuộc
bầu cử mà Trung Quốc hậu thuẫn khơi mào lo ngại về ‘hòa bình tiêu cực’ ở
Myanmar
03/01/2025
Vào
lúc chính quyền quân sự Myanmar chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2025, sự chú ý đổ
dồn về nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia mà các nhà phê bình cho rằng đang
gây sức ép buộc các quốc gia Đông Nam Á coi cuộc bỏ phiếu này là giải pháp cho
cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Myanmar.
https://gdb.voanews.com/f4d2296a-ef34-46f7-95e3-ddd138c41009_w1023_r1_s.jpg
Nhà
lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Min Aung Hlaing (phải) gặp Ngoại trưởng Trung
Quốc Vương Nghị tại Naypyidaw, Myanmar ngày 14/8/2024.
Một
cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vào tháng 2 năm 2021 đã lật đổ chính quyền dân
cử và gây ra một cuộc nội chiến khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu
người phải di tản. Các nước láng giềng của Myanmar đã tìm kiếm giải pháp cho cuộc
khủng hoảng và gần đây đã tổ chức các cuộc họp tại Bangkok, Thái Lan, để thảo
luận về vấn đề này.
Trung
Quốc đã tham gia một cuộc họp vào ngày 19 tháng 12 với Bangladesh, Ấn Độ, Lào
và Thái Lan. Cả năm quốc gia này đều là nước láng giềng của Myanmar.
Tại
cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông đã kêu gọi đại diện của
các nước láng giềng ủng hộ “hòa bình và hòa giải” của Myanmar, theo một tuyên bố
của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Tất
cả các bên nên tôn trọng các điều kiện quốc gia của Myanmar và ... ưu tiên sinh
kế của người dân”, ông Tôn nói.
Tại
cuộc họp ngày 19/12/2024, ông Than Swe, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao
Myanmar, đã vạch ra lộ trình bầu cử năm 2025 của chính quyền quân sự. Các nhóm
đối lập, bao gồm lực lượng vũ trang dân tộc và Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, hay
NUG, một chính phủ song song được thành lập sau cuộc đảo chính năm 2021, đã bác
bỏ kế hoạch này, đặt câu hỏi về tính hợp pháp của nó và liệu cuộc bầu cử có tự
do và công bằng hay không.
Vào
ngày 20 tháng 12, đã có một cuộc họp của tất cả đại diện của các nước ASEAN,
ngoại trừ Myanmar vì những người được chính quyền quân sự bổ nhiệm thường bị cấm
tham dự các cuộc họp cấp cao của khối kể từ cuộc đảo chính.
Quan
chức Bộ Ngoại giao Thái Lan Bolbongse Vangphaen cho biết khối này vẫn đang chờ
thông tin chi tiết về cuộc bầu cử được đề nghị, mà Trung Quốc ủng hộ.
Giới
lãnh đạo quân đội Myanmar không trả lời yêu cầu bình luận của VOA về các cuộc họp
ở Bangkok, những tranh cãi xung quanh cuộc bầu cử được đề nghị hoặc công tác
chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu.
Trung
Quốc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân gần
biên giới của nước này.
Trong
thông điệp Giáng sinh và Năm mới gần đây, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự
Myanmar, Min Aung Hlaing, đã nhắc lại và tái khẳng định cam kết của chính phủ
trong việc “tăng cường hệ thống dân chủ đa đảng và quay trở lại con đường dân
chủ đúng đắn”.
VOA
đã yêu cầu Tòa đại sứ Trung Quốc tại Myanmar bình luận về sự ủng hộ của Trung
Quốc đối với cuộc bầu cử ở Myanmar nhưng chưa nhận được phản hồi. Tuy nhiên,
nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới thủ đô Naypyidaw
vào giữa tháng 8, Bắc Kinh đã kêu gọi một “cuộc bầu cử toàn diện”, theo tờ
Global New Light of Myanmar do nhà nước điều hành.
Những
người hoài nghi cho rằng bất kỳ cuộc bầu cử nào do chính quyền quân sự tiến
hành cũng chỉ dẫn đến một nền hòa bình hời hợt, phớt lờ những bất bình về chính
trị và sắc tộc kéo dài hàng thập niên.
Ảnh
hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc
Các
chuyên gia nói với VOA rằng Bắc Kinh đang thúc giục các thành viên ASEAN tăng
cường giao tiếp với quân đội Myanmar.
Theo
ông Jason Tower của Viện Hòa bình Hoa Kỳ, Trung Quốc đang gây sức ép lên các nước
láng giềng Đông Nam Á chấp nhận cuộc bầu cử của chính quyền quân sự là một giải
pháp nhanh chóng.
Ông
Tower nói: “Theo quan điểm của Trung Quốc, nếu ASEAN đưa chế độ này trở lại và
có các tương tác cấp cao hơn, thì điều đó hợp pháp hóa những gì Trung Quốc đang
làm”.
Chuyên
gia về Myanmar Htet Min Lwin của Đại học York tại Canada cho biết Bắc Kinh
thích tận dụng ảnh hưởng của mình hơn là sự can thiệp của phương Tây.
“Nếu
nghị quyết được thông qua tại ASEAN, nơi Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể, Bắc
Kinh có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy con đường do ASEAN dẫn đầu”, ông nói với VOA.
Ông
Sai Kyi Zin Soe, một nhà phân tích chính trị Myanmar tại khu vực, đồng ý.
“Một
số quốc gia thành viên ASEAN sẽ không thể vượt qua ảnh hưởng của Trung Quốc, về
mặt kinh tế hoặc an ninh”, ông nói. “Quyền lực của Trung Quốc không dừng lại ở
ASEAN; nó còn mở rộng sang các nhóm trong nước, bao gồm các nhóm vũ trang sắc tộc
ở Myanmar, hiện đang kiểm soát hầu hết các khu vực biên giới với Trung Quốc và
theo truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Trong
khi đó, ông Tower không thấy “kế hoạch khả thi” nào cho một giải pháp chính trị
và cho biết Bắc Kinh coi các tướng lĩnh Myanmar là “hoàn toàn bị dồn vào chân
tường” và sẵn sàng cho “những nhượng bộ đáng kể” vốn có thể gây nguy hiểm cho
chủ quyền, bao gồm cả việc cho phép quân đội Trung Quốc bảo vệ các khoản đầu
tư.
Ông
Tower nói “Trung Quốc đã ép buộc hai tổ chức vũ trang dân tộc miền bắc đàm phán
với chế độ”. “Ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng, và [Bắc Kinh] đang
gây ảnh hưởng đó lên các quốc gia khác trong khu vực, cố gắng khiến các quốc
gia đó đi theo”.
Ông
cảnh báo chính quyền quân sự “phá sản khi nói đến một giải pháp thực sự”, thay
vào đó dựa vào “các cuộc không kích, cưỡng bức nhập ngũ và một cuộc bầu cử giả
hiệu để hợp pháp hóa nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Min Aung Hlaing.”
Ông
Tower dự đoán ASEAN cuối cùng sẽ nhận ra sự suy yếu dần mòn của quân đội
Myanmar.
Tổn
thất ngày càng tăng trên chiến trường
Đợt
vận động bầu cử của chính quyền quân sự do Trung Quốc hậu thuẫn diễn ra trong bối
cảnh một loạt thất bại.
“Quân
đội đang mất dần vị thế với tốc độ đáng báo động và đang tuyệt vọng”, ông Tower
nói.
Ông
Tower tin rằng sau khi hai bộ chỉ huy khu vực lớn sụp đổ, quân đội suy yếu của
Myanmar không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trao một phần chủ quyền của mình
cho Trung Quốc.
“Họ
đang đưa ra những nhượng bộ lớn”, ông nói, trích dẫn công ty an ninh liên doanh
do Trung Quốc đề nghị. “Đối với Trung Quốc, điều này biến Myanmar thành nơi thử
nghiệm cho Sáng kiến An ninh Toàn cầu và các cách tiếp cận mới để bảo vệ lợi
ích vượt ra ngoài biên giới của mình”.
Vào
tháng 10, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar, hay nhóm Kokang, một phần
của Liên minh Ba Anh em cùng với Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang và Quân đội
Arakan, đã chiếm được thành phố Lashio ở phía bắc bang Shan.
Lashio
được coi là chiến lược đối với Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar, đánh dấu lần
đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Myanmar, một bộ chỉ huy khu vực rơi vào tay
quân nổi dậy.
Vào
ngày 20 tháng 12, Quân đội Arakan đã chiếm giữ bộ chỉ huy khu vực phía tây của
chính quyền quân sự tại bang Rakhine, một khu vực giàu khí đốt tự nhiên bao gồm
các dự án lớn của Trung Quốc. Video trên mạng xã hội cho thấy quân đội chính
quyền quân sự đầu hàng. Ông Tower nói đây là “sự xấu hổ của một đội quân”.
“Điểm
mấu chốt là sự tuyệt vọng ngày càng tăng”, ông Tower cho biết và nói thêm rằng
điều này giải thích tại sao quân đội Myanmar lại nhượng lại chủ quyền cho Trung
Quốc, bao gồm cả khả năng triển khai quân đội an ninh tư nhân Trung Quốc tại
bang Rakhine.
Mối
quan ngại về ‘hòa bình tiêu cực’
Các
nhà phân tích cho biết một cuộc bầu cử mà không có đối thoại thực sự sẽ dẫn đến
một lệnh ngừng bắn mong manh.
“Tất
cả các nước láng giềng, bao gồm cả Trung Quốc, không thể hiểu rằng mỗi nhóm dân
tộc ở Myanmar đều có quyền tự chủ và quyền cai trị riêng”, ông Htet Min Lwin
cho biết.
Ông
Sai Kyi Zin Soe lưu ý, trích dẫn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp quốc,
rằng 42 triệu trong số 53 triệu người dân Myanmar hiện đang sống trong cảnh
nghèo đói.
Ông
cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo có thể thúc đẩy nhiều nhóm vũ trang tạm dừng
giao tranh nhưng không nhất thiết giải quyết được xung đột.
“Nếu
cộng đồng quốc tế thúc đẩy họ, chiến tranh có thể dừng lại và cuộc bầu cử sẽ diễn
ra”, ông Sai Kyi Zin Soe nói. “Tuy nhiên, về lâu dài, đây sẽ không phải là giải
pháp có lợi cho Myanmar. Cần phải hiểu rằng sẽ chỉ có hòa bình tiêu cực mà
thôi”.
Ông
Tower nói với VOA rằng có thể có nhiều cơ hội trong năm nay để ASEAN mở rộng
vai trò của mình, nhưng sự tham gia của Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực
biên giới, có thể làm lu mờ điều đó.
“Nếu
các quốc gia khác không lưu ý cẩn thận đến sự can thiệp của Trung Quốc”, ông
nói, “phản ứng ở Myanmar sẽ nghiêng nhiều hơn về hướng mà Bắc Kinh đang hướng tới”.
No comments:
Post a Comment