Cấm phát hành sách về Thích Minh Tuệ; Báo tin vi phạm giao
thông được thưởng tiền
January
03 20256:44 PM
Các
sự kiện nổi bật:
·
Cấm
phát hành sách về Thích Minh Tuệ
·
Bộ
Nội vụ đề xuất chi 130.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ “dôi dư” do sắp xếp bộ máy
·
Từ
ngày 1/1, người báo lỗi vi phạm giao thông được thưởng tiền lên đến năm triệu đồng
·
Tòa
án Khu vực Bangkok (Thái Lan) trả tự do cho nhà hoạt động Y Quynh Bđăp trong vụ
án nhập cư trái phép
Thông
tin mới nhất về Thích Minh Tuệ
Hành
trình của ông Thích Minh Tuệ được cập nhật mỗi ngày ở “Đoàn
Văn Báu - Về miền đất Phật” - một kênh Youtube được cho là của Tiến sĩ Đoàn
Văn Báu, nguyên thượng tá, giảng viên khoa Tâm lý, Trường đại học An ninh Nhân
dân. Ông Báu là một trong những người tháp tùng Thích Minh Tuệ đến Ấn Độ.
Ông
Thích Minh Tuệ trong một chuyến đi khất thực tại Việt Nam. Nguồn: rfa.org
Mời
bạn nghe bản audio của bài này:
Cấm
phát hành sách về Thích Minh Tuệ; Báo tin vi phạm giao thông được thưởng tiền
·
Theo
đó, sau 19 ngày ở Lào, ông Tuệ cùng đoàn bộ hành đã rời cửa khẩu Vang
Tao, đặt chân tới cửa khẩu Chong Mek của Thái Lan vào ngày
31/12/2024. Trên đất Thái, đoàn sẽ đi bộ 1.300 km trong hai tháng, trước khi tới
Myanmar và các quốc gia khác.
·
Trước
đó, ngày 26/11/2024, truyền thông trong nước lan truyền bức thư tay được cho là
của Thích Minh Tuệ. Trong thư, ông bày tỏ mong muốn được đi bộ tới quê hương của
Đức Phật.
·
Đến
ngày 12/12/2024, báo Dân Việt đưa tin ông Tuệ cùng năm người
khác đã khởi hành từ Việt Nam sang Lào qua cửa khẩu Bờ Y, bắt đầu hành trình đến
Ấn Độ.
·
Trong
suốt hành trình, Thích Minh Tuệ sẽ thực hành 13 hạnh đầu đà, đi bộ, đầu trần
chân đất, khất thực, ngày chỉ ăn một bữa trước 12 giờ và tối ngủ ở nhà hoang hoặc
nghĩa địa.
·
Trong
một diễn biến liên quan, cuốn sách "Hương bay ngược gió: Bước chân tập học
của sư Minh Tuệ" của Phạm Hiền Mây, ghi lại các pháp thoại của sư Minh Tuệ,
đã bị cấm phát hành. Theo RFA, trước đó, cuốn sách đã được Nhà xuất bản Đà Nẵng
cấp phép vào ngày 20/09/2024 và nộp lưu chiểu vào ngày 14/10/2024. Ông Hoàng
Nhơn, giám đốc Công ty TNHH Văn hóa Khai Tâm, cho biết vẫn chưa nhận được thông
báo chính thức về lý do cấm phát hành.
Bộ
Nội vụ: Cần 130.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ “dôi dư” do sắp xếp bộ máy
Bộ
Nội vụ mới đây đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ cho cán bộ,
công nhân viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Ảnh
mang tính chất minh họa. Nguồn: lyluanchinhtri.vn
·
Tổng
kinh phí dự kiến để thực hiện các chính sách, chế độ này là 130.000 tỷ đồng,
bao gồm 111.000 tỷ đồng dành cho cán bộ; 4.000 tỷ đồng cho người lao động;
9.000 tỷ đồng cho cán bộ, công chức cấp xã; 4.000 tỷ đồng để đóng bảo hiểm xã hội
và 2.000 tỷ đồng cho đào tạo, bồi dưỡng.
·
Nguồn
kinh phí này do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp
công lập. Bộ Nội vụ cũng ước tính trong vòng 5 năm, việc tinh giản biên chế sẽ
giúp ngân sách nhà nước tiết kiệm khoảng 113.000 tỷ đồng.
·
Dự
thảo cũng đề xuất các chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tăng
cường công tác cơ sở. Đồng thời, sau sắp xếp sẽ có chính sách đào tạo, bồi dưỡng,
ưu tiên người có phẩm chất, năng lực.
·
Ban
Chỉ đạo Tinh gọn bộ máy của Chính phủ cho hay đến nay đã có 30/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan trực thuộc trình phương án sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong đó, từ năm 2018 đến
nay, Bộ Công an đã giảm sáu tổng cục, một đơn vị tương
đương cấp tổng cục, 55 đơn vị cấp cục, 280 đơn vị cấp phòng và hơn 1.200 đơn vị
cấp đội.
Báo
lỗi vi phạm giao thông được thưởng tới năm triệu đồng
Ngày
30/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 176 về quy định quản lý, sử dụng kinh phí
thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu
giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước. Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2025.
·
Đáng
chú ý, trong nghị định này có quy định hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông
tin về vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt/vụ; tối đa 5 triệu đồng/vụ.
·
Để
báo tin vi phạm, người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh, clip,
v.v qua đường dây nóng, hoặc Zalo của phòng/cục cảnh sát giao thông. Ngoài ra,
từ ngày 1/1, người dân cũng có thể gửi thông tin về vi phạm giao thông và nhận
thông báo “phạt nguội” qua ứng dụng VNeTraffic của Bộ Công an.
·
Cũng
từ ngày 1/1, Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực, với nhiều mức
phạt tăng cao. Ví dụ, hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng đối với
người lái ô tô và từ 4 - 6 triệu đồng với người lái xe máy.
Diễn
biến mới liên quan đến vụ Y Quynh Bđăp
Theo
thông tin từ BBC News Tiếng Việt, ngày 25/12/2024, Tòa án Khu vực
Bangkok (Thái Lan) đã ra phán quyết trả tự do cho Y Quynh Bđăp trong vụ án về
nhập cư trái phép.
Nhà
hoạt động người Thượng Y Quynh Bđăp. Nguồn: benarnews.org
·
Ông
Y Quynh Bđăp, sinh năm 1992, là nhà hoạt động người Thượng, đồng sáng lập Tổ chức
Người Thượng vì Công lý. Năm 2018, ông cùng gia đình xin tị nạn tại Thái Lan và
được Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tị nạn (UNHCR) cấp quy
chế tị nạn.
·
Mặc
dù vậy, ông Bđăp vẫn bị nhà chức trách Bangkok cáo buộc tội nhập cư trái phép
do “các yếu tố kể trên không miễn trừ ông khỏi trách nhiệm pháp lý theo luật
pháp Thái Lan”.
·
Hiện
ông Y Quynh Bđăp vẫn bị giam vì liên quan đến vụ án dẫn độ. Trước đó, ngày
30/9/2024, Tòa án Hình sự Bangkok đã ra phán quyết chấp thuận yêu cầu dẫn độ
ông về Việt Nam. Hồi tháng 1/2024, chính quyền Việt Nam đã kết án vắng mặt ông
Bđăp 10 năm tù với tội danh “khủng bố” liên quan đến vụ tấn công tại tỉnh Đắk Lắk
vào tháng 6/2023. Sau đó, ông Bđăp đã nộp đơn kháng cáo về phán quyết của tòa
Bangkok.
Tin
vắn:
Nhà hoạt
động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng sang Mỹ tị nạn: Ngày 27/12/2024, VOA Tiếng Việt đưa tin bà Hồng cùng gia đình đã sang Mỹ định cư, ba
tháng sau khi được trả tự do trước thời hạn. Bà Hồng là người sáng lập Trung
tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE). Bà bị bắt vào
ngày 31/5/2023 với cáo buộc "trốn thuế" số tiền 6,7 tỷ đồng. Ngày
28/9/2023, Tòa án Nhân dân TP .HCM tuyên phạt bà ba năm tù giam và phạt bổ sung
100 triệu đồng.
Võ sư
Đoàn Bảo Châu công bố thông tin bị công an triệu tập: Trên trang Facebook cá nhân, ngày 30/12, ông Châu đăng bài về việc
mình bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Hà Nội triệu tập hai lần, liên
quan đến cáo buộc sản xuất và phát tán thông tin chống chính quyền. Các cáo buộc
này liên quan đến sáu đoạn video, trong đó có buổi phỏng vấn của BBC
News Tiếng Việt với ông vào năm 2016. Ngoài ra, ông Châu cũng cho biết
công an đang tăng cường truy lùng ông, đồng thời tiếp cận và sách nhiễu gia đình của ông.
Cựu Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cựu Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh sẽ không bị
xử lý hình sự trong vụ EVN: Theo Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an, hai
người này cùng gần 30 người khác “không có động cơ vụ lợi” trong vụ án liên quan tới Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương xảy ra hồi cuối năm 2024. Trong khi
đó, nhà chức trách đề nghị truy tố cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN.
Bắt cựu
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng: Ngày 31/12/2024, Bộ Công an công bố việc khởi tố sáu bị can, trong đó có cựu Tổng Giám đốc Lê
Thúy Hằng liên quan đến vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ tại Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn (SJC).
Cụ thể, các bị can bị cáo buộc lợi dụng hoạt động mua bán vàng bình ổn giá để lập
khống chứng từ, sổ sách nhằm chiếm đoạt tiền và hưởng lợi bất chính.
Phạt tiền
hành vi không phân loại rác thải sinh hoạt: Từ ngày 1/1, theo quy
định tại Nghị định 45 năm 2022 của Chính phủ, cá nhân và hộ gia
đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm: tái chế, thực phẩm
và rác thải khác. Nếu không tuân thủ, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với
mức phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng.
Quy định
mới về bảo hiểm y tế: Theo Thông tư 22 năm 2024 của Bộ Y tế, từ ngày 1/1, bệnh
nhân tự mua thuốc hoặc vật tư y tế bên ngoài do bệnh viện thiếu, sẽ được Quỹ Bảo
hiểm y tế thanh toán. Để được thanh toán, người bệnh cần đảm bảo thuốc hoặc thiết
bị y tế mua ngoài phù hợp chỉ định của bác sĩ và thuộc danh mục được chi trả.
Tỷ lệ
sinh thấp kỷ lục: Theo Bộ Y tế, tỷ lệ sinh năm 2024 của Việt Nam xuống mức thấp nhất
trong lịch sử, khi trung bình một phụ nữ chỉ sinh khoảng 1,91 con. Nguyên nhân
chính của xu hướng này là do thiếu hụt đầu tư cho công tác dân số. Bộ Y tế đang
soạn thảo Luật Dân số với các biện pháp khuyến khích sinh con, bao gồm đề xuất
bỏ quy định kỷ luật công chức, đảng viên sinh con thứ ba. Dự thảo luật này sẽ
được trình Quốc hội để thảo luận vào đầu năm 2025.
Bài
đáng chú ý trong tuần:
Võ sư Đoàn Bảo Châu: Bảo vệ người yếu thế là triết lý sống của
ông
Diễm
Thi - RFA Tiếng Việt
“[...]
tôi chỉ kêu gọi mọi người quan đến những gì giản dị diễn ra quanh mình và lên
tiếng cho một xã hội tốt đẹp hơn.”
Bảng giá đất và những con đường đắt nhất hành tinh
Lý
Văn Vinh - Dân Trí
[...]
chúng ta đã có nhiều bài học đắt giá về những con đường đắt nhất hành tinh ở Hà
Nội, như đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái trị giá khoảng 1.139 tỷ đồng cho 570m
đường; đường Kim Liên - Xã Đàn là 773 tỷ đồng cho 550m đường; đường Ô Chợ Dừa -
Hoàng Cầu khoảng 800 tỷ đồng cho 547m đường.
Sự
kiện đáng chú ý tuần tới:
·
Ngày
7/1, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên xử sơ thẩm hai cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân cùng 3 người khác với
cáo buộc tội “cưỡng đoạt tài sản” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
với người khác để trục lợi”.
·
Dự
kiến, ngày 9/1, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội mở phiên xử sơ thẩm luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân, về tội “lợi
dụng quyền tự do dân chủ”. Phiên tòa diễn ra trong hai ngày và có 12 luật sư
đăng ký bào chữa cho ông Triển.
---------------
Đọc
thêm:
Luật
Khoa 360: Thích Minh Tuệ và 3 bức tâm thư gây chú ý
Buổi chiều tàn của nền báo chí ‘tận trung, tận hiến’
Luật
Khoa 360: Y Quynh Bđăp, tội danh khủng bố và phiên tòa dẫn độ
Lời cảm ơn và cập nhật về chương trình "Tặng báo"
No comments:
Post a Comment