Sunday, 5 January 2025

BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 4/1/2025

 




BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 4/1/2025

 

 

Người dân bức xúc vì tín hiệu đèn giao thông trục trặc khi áp dụng mức phạt mới

 

 

 

Công an Bình Phước lập hồ xử lý hai Facebooker vì đăng thông tin xúc phạm công an và cơ quan quản lý

 

 

 

Giới trẻ Trung Quốc học thức cao làm lái xe, lao động phổ thông, diễn viên phụ

BBC News Tiếng Việt

4 tháng 1 năm 2025

 

 

 

Vì sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt tổng thống bị luận tội?

BBC News Tiếng Việt

4 tháng 1 năm 2025

 

 

 

 

30/4 - 'Tôi chỉ ước mong sao TP Sài Gòn được trả lại tên  

VOA Tiếng Việt  phỏng vấn Bà Isabelle Nguyễn Thu Giang

Apr 23, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=fto9qfjZKbg

 

144,336 views Apr 23, 2024 VOA Podcast

Bà Isabelle Nguyễn Thu Giang, một chuyên gia giảng dạy tiếng Việt tại Mỹ, từ tiểu bang Virginia, hồi niệm biến cố 30/4/1975 và nêu nguyện vọng riêng của bà rằng Sài Gòn, thành phố Hòn ngọc Viễn đông nổi danh và tươi đẹp một thời, một ngày sẽ được hoàn trả lại tên.

 

XEM & NGHE >>>>> 

 

 

 

 

 

VN: Sau 49 năm, chuyện Hòa Hợp - Hòa Giải hậu 30/4 gần lại hay xa vời? | VOA

Quốc Phương của VOA phỏng vấn nhà báo Bùi Văn Phú, bác sỹ Bùi Thị Quỳnh Hoa, TS. Alex Thái Vũ từ Hoa Kỳ và TS. Nguyễn Văn Huy từ Pháp về biến cố 30/4/1945, và thảo luận xem liệu đã có tiến bộ, chuyển động đáng kể nào, còn trở ngại chính yếu ra sao trong câu chuyện hòa hợp – hòa giải giữa người Việt từng một thời ở hai bờ chiến tuyến với nhau, cùng triển vọng có thể thế nào.

 

XEM & NGHE >>>>>  

 

 

 

 

Donald Trump dọa tăng thuế nhập cảng

Ngô Nhân Dụng

03/01/2025

https://www.voatiengviet.com/a/donald-trump-doa-tang-thue-nhap-cang/7923262.html

 

Có lần nói chuyện kinh tế Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi “tariff” (quan thuế) là từ đẹp nhất trong tự điển. Ông từng tự gọi mình là một “Người Quan Thuế” (a tariff man). Ông mới hứa hẹn sang năm 2025 sẽ đánh thuế quan 60% trên tất cả các món mua của Trung Quốc; và đánh thuế 20% trên $3 ngàn tỷ mỹ kim hàng nhập cảng từ các nước khác.

 

https://gdb.voanews.com/27d03ee3-844f-4c34-be9f-f18a2533fcf6_w1023_r1_s.jpg

Một người đi xe đạp ngang qua bức tượng con bò mộng tại Bắc Kinh hồi tháng Năm 2019, khi các công ty đang chờ đợi phản ứng sau khi ông Trump có lệnh tăng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc.

 

Có lúc Tổng thống Donald Trump cũng nói cho dân Mỹ nghe rằng nếu chính phủ thâu thêm được $300 tỷ đô la thuế nhập cảng, có thể sẽ bớt $300 tỷ thuế khác, dân không cần đóng nữa. Hy vọng được cắt $300 tỷ thuế lợi tức, cả nước phải hoan nghênh.

 

Nhưng ai sẽ đóng cho nhà nước $300 tỷ tiền thuế nhập cảng? Nhiều người có thể nghĩ lầm rằng các công ty ngoại quốc phải trả món thuế đó. Nhưng sự thật là các công ty Mỹ khi mua hàng sẽ phải đóng “tariffs,” thuế đi qua ải quan. Nếu đóng thuế 10% họ sẽ phải tăng giá bán cỡ 10% để bù lại. Cuối cùng, chính dân tiêu thụ ở Mỹ sẽ đóng góp cho nhà nước $300 tỷ tiền quan thuế. Một điều chúng ta nên nhớ, là nếu chính phủ thâu $300 tỷ thuế lợi tức thì những người giàu sẽ đóng suất thuế cao hơn cả, người lợi tức thấp đóng ít; người nghèo quá khỏi phải đóng đồng thuế nào. Còn khi chính phủ thâu $300 tỷ thuế quan, giá mọi thứ hàng hóa đều tăng khi bán ra, ai cũng phải trả như nhau. Người nghèo trả thêm $100 đô la vì thuế nhập cảng sẽ thấy đau lắm, còn các tỷ phú chắc không cảm thấy gì cả!

 

Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ trước, ông Trump công bố chính sách đánh thuế trên hàng Trung Quốc, nói để giảm bớt “khiếm hụt mậu dịch” tức là số chênh lệch vì Mỹ mua nhiều quá mà Trung Quốc mua của Mỹ ít quá. Cộng thêm tiền quan thuế, giá bán lên cao, hàng Trung Quốc bán được ít hơn; số khiếm hụt quả nhiên đã xuống một chút. Ông Joe Biden giữ nguyên chính sách đó không đổi. Nhưng năm 2022, số mua bán chênh lệch giữa Mỹ với Trung Quốc trở lại như cũ.

 

Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump được Bắc Kinh nhượng bộ, trong một thỏa hiệp ông gọi là có tính chất lịch sử: Trung Quốc đồng ý sẽ mua thêm hàng từ nước Mỹ, tổng cộng $200 tỷ mỹ kim. Nhưng Trung Quốc có thực hiện lời cam kết đó hay không? Chính phủ Mỹ không làm các công việc mua bán, đó là việc của các nhà kinh doanh. Đến nay hầu như Bắc Kinh chưa thực hiện lời cam kết mua thêm $200 tỷ đó, theo nhật báo New York Times ngày 24 tháng 11 năm 2024.

 

Giới truyền thông ở Mỹ, từ báo The Wall Street Journal (ngả sang Cộng Hòa) đến đài CNN (thân với Dân Chủ) đang mách kế độc giả nên mua những thứ hàng nào trước khi Tổng thống Trump nhậm chức, đầu năm 2025. Thứ nhất, những món hàng nhập cảng trước đây không phải đóng thuế quan, hoặc thuế rất thấp, nay mai tất cả sẽ bị đánh thuế ít nhất 10%. Thứ nhì, tất cả các món hàng mua từ Trung Quốc, nay mai sẽ đóng thuế 60%.

 

Một bài nghiên cứu của Peterson Institute cho biết những món thế nào cũng tăng giá, như giầy dép, vì 99% là hàng nhập cảng; trong đó 56% mua từ Trung Quốc. Ba phần tư các món đồ thể thao và đồ chơi cho trẻ em cũng vậy. Nhiều món quan trọng hơn như đồ điện và điện tử, máy móc, sẽ tăng giá vì nhập cảng từ Trung Quốc hoặc hiện nay đóng quan thuế rất thấp.

 

Paul Krugman ký mục gia mới ngưng cộng tác với báo New York Times từ đầu năm 2025, cũng có lúc chống Trung Quốc rất mạnh Ông nhận xét rằng mỗi năm Trung Quốc bán ra nhiều hơn mua vào khoảng một ngàn tỷ mỹ kim và sẽ còn tăng thêm nữa; một điều khiến tất cả các nước khác bất bình, không riêng gì Mỹ. Hơn nữa, Trung Quốc sống dưới một chế độ độc tài, bất chấp các quy tác tự do dân chủ. Một nước như vậy mà lại thống ngự cả nền thương mại quốc tế là điều không thể chấp nhận được – ông giáo sư từng được giải Nobel về kinh tế học cũng đồng ý với Tổng thống Trump.

 

Ngoài Trung Quốc, trong nhiệm kỳ trước Tổng thống Trump cũng đánh thêm quan thuế trên các món thép nhập cảng từ Canada và các nước đồng minh Âu châu. Ông nghĩ nếu giá thép nhập cảng tăng lên vì phải đóng thuế, các công ty thép ở Mỹ dễ cạnh tranh, phát đạt hơn, sẽ tăng số công việc làm. Nhưng kết quả lại khác. Các công ty thép ở Mỹ có cơ hội tăng giá bán, nhưng họ không tuyển thêm công nhân. Năm 2022, số thép sản xuất ở Mỹ xuống thấp hơn năm 2017, theo World Steel Association. Mối khó khăn của công nghiệp thép ở Mỹ không phải là cạnh tranh trong giá bán. Vấn đề là họ vẫn dùng các phương pháp cũ, với máy móc cũ; nếu muốn thay đổi thì quá tốn kém mà tương lai chưa biết chắc chắn thế nào. Các công ty Nhật đã cải thiện sớm hơn. Tháng 8 năm nay, Công ty US Steel đã đồng ý bán cho Nippon Steel để nhờ đó đổi mới phương pháp sản xuất; nhưng chính phủ Joe Biden đã ngăn cản, lấy lý do an ninh quốc gia.

 

Bài bình luận trên nhật báo The Wall Street Journal nêu trên nhận xét rằng trong nhiệm kỳ trước Tổng thống Donald Trump không giảm bớt khiếm hụt mậu dịch của Mỹ mà chỉ thay đổi số khiếm hụt từ nước này qua nước khác. Từ năm 2017, số hàng Mỹ nhập cảng từ Mexico đang lên cao, hàng mua từ Đài Loan tăng 116%, tăng 96% từ Bangladesh, 89% từ Thailand, 76% từ Ấn Độ, 62% từ Nam Hàn và số mua từ Việt Nam đã tăng thêm 174 phần trăm (gần gấp đôi). Tờ báo Wall Street cũng báo động rằng nếu chính phủ Mỹ đánh thuế 10% trên tất cả các thứ mua từ Việt Nam, Nam Hàn và các nước đồng minh khác, thì một hậu quả có thể là đẩy các nước Á Đông vào thế tùy thuộc việc giao thương với Trung Quốc – một điều trái ngược với chiến lược của nước Mỹ trong vùng! Theo báo này, nếu Tổng thống Trump muốn nuôi quan hệ tốt với các nước này thì nên trở lại với Hiệp ước Cộng tác Á châu Thái Bình Dương, công bố tháng 10 năm 2015. Trong hiệp ước giữa 12 quốc gia đó, có Nhật Bản, Chile, Sri Lanka cho tới Việt Nam, Indonesia, vân vân, Trung Quốc muốn tham dự nhưng bị từ chối.

 

Gần đây nhất, ông Trump dọa sẽ đánh thuế 25% trên các thứ mua từ Mexico và Canada, mặc dù Mỹ và hai nước này đã ký kết hiệp ước tự do mậu dịch. Mỹ nhập cảng dầu lửa và khí đốt của Canada, mua 89% trái avocado và 91% cà chua từ Mexico, theo thống kê Bộ Nông Nghiệp. Người tiêu thụ sẽ phải đóng thêm thuế.

 

Bài quan điểm tòa soạn (Editorial Board) trên báo Wall Street Journal nhận định ông Trump nhìn thương mại quốc tế như một “cuộc chơi ăn bù thua” (zero-sum game), một người được thì người khác phải mất. Từ thế kỷ 18, ông tổ kinh tế tư bản, Adam Smith đã nêu lên một sự thật giản dị: Người ta chỉ trao đổi nếu cả hai bên đều thấy mình sẽ lợi, nếu họ tự do quyết định. Thương mại là một “cuộc chơi cả hai cùng được lợi,” (positive-sum game).

 

Khi tăng các món thuế đánh thuế trên hàng nhập cảng, tất nhiên phải chờ đón các đòn trả đũa từ các nước khác. Theo bài báo The Wall Street Journal đã dẫn, khi các nước khác đánh thuế trả đũa, các hàng xuất cảng của Mỹ sẽ gặp khó khăn, nền kinh tế có thể sẽ bị giảm 1.1 phần trăm, đe dọa công việc làm của 825,000 công nhân Mỹ. Chưa hết, khi đánh thuế quan trên các món nhập cảng, nhiều thứ do các công ty Mỹ mua vào là những bộ phận, phụ tùng để sản xuất các món hàng hóa vừa tiêu thụ ở Mỹ vừa để xuất cảng. Nhiều thứ như những iPhone hay iPad dùng bộ phận chế tạo ở mấy chục quốc gia, phải đưa qua lại giữa nhiều nước để ráp thêm trong quá trình sản xuất. Nếu mỗi lần đi qua biên giới lại bị đánh thuế quan thì giá sẽ tăng lên không biết bao nhiêu lần. Guồng máy bộ Thương mại Mỹ sẽ rất bận rộn lo cứu xét các trường hợp xin miễn thuế nhập cảng!

 

====================

LIÊN QUAN

 

Wall Street Journal: Việt Nam là mục tiêu của chính quyền Trump 2.0, khác với lần trước

.

Cố vấn ông Trump cảnh báo Bắc Kinh đừng thao túng đồng nhân dân tệ

.

Nguồn tin: Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng nhân dân tệ khi rủi ro thương mại của Trump đang rình rập

 

 

 

 

 

 

Bộ trưởng Yellen: Ý định của Trump về thuế có thể làm hỏng việc chống lạm phát của Mỹ, khiến chi phí tăng

Reuters

11/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-yellen-y-dinh-cua-trump-ve-thue-co-the-lam-hong-viec-chong-lam-phat-cua-my-khien-chi-phi-tang/7897036.html

 

Hôm 10/12, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nói bà lo ngại rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu trên diện rộng của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể phá hỏng tiến bộ về chống lạm phát và tăng chi phí của các hộ gia đình và doanh nghiệp, Reuters đưa tin.

 

https://gdb.voanews.com/be1f3aa7-4174-49eb-b2ef-51749694c490_w1023_r1_s.jpg

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen.

 

Hôm 10/12, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nói bà lo ngại rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu trên diện rộng của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể phá hỏng tiến bộ về chống lạm phát và tăng chi phí của các hộ gia đình và doanh nghiệp, Reuters đưa tin.

 

Bà Yellen, tại một sự kiện của Hội đồng Giám đốc Điều hành của Wall Street Journal, cũng nói bà lo ngại về sự bền vững tài chính của Hoa Kỳ và nhận định Quốc hội cần tìm cách trang trải nếu như có việc gia hạn - dù ở mức độ nào - các khoản giảm thuế cá nhân và doanh nghiệp nhỏ của ông Trump có từ năm 2017 và sắp hết hạn vào năm 2025.

 

Bà Yellen cho rằng kế hoạch của ông Trump về áp thuế mới ở mức 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và 10% đến 20% đối với hàng hóa từ nơi khác sẽ làm “tăng giá đáng kể đối với người tiêu dùng Mỹ và tạo ra áp lực về chi phí đối với các công ty”.

 

“Vì vậy, nó sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực trong nền kinh tế Hoa Kỳ và có thể làm tăng đáng kể chi phí đối với các hộ gia đình”, bà Yellen nói thêm. “Vì vậy, tôi lo ngại rằng đây là một chiến lược có thể làm chệch hướng những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được về lạm phát và gây ra những hậu quả bất lợi cho tăng trưởng”.

 

Về bức tranh tài chính của Hoa Kỳ, bà Yellen nói rằng việc gia hạn tất cả các điều khoản sắp hết hạn của Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế năm 2017 sẽ làm thâm hụt của Hoa Kỳ tăng thêm 5 nghìn tỷ USD trong 10 năm và rằng Quốc hội cần tìm ra các biện pháp bù đắp để tránh “bùng nổ” về nợ.

 

Chính quyền Biden đã mang lại khoản thâm hụt ngân sách 1,83 nghìn tỷ USD cho năm tài chính 2024 kết thúc vào ngày 30/9, là mức thâm hụt ngân sách lớn nhất ở ngoài giai đoạn COVID-19, khi chi phí cho lãi vay lần đầu tiên lên tới 1 nghìn tỷ USD.

 

“Tôi lo ngại về tính bền vững tài chính và tôi xin lỗi vì chúng tôi chưa đạt được nhiều tiến bộ hơn”, bà Yellen nói. “Tôi tin rằng thâm hụt cần phải được giảm xuống, đặc biệt là hiện nay chúng ta đang ở trong môi trường có lãi suất cao hơn”.

 

Bà Yellen cho biết bà đã trao đổi với người được ông Trump lựa chọn làm bộ trưởng tài chính, là Scott Bessent, một giám đốc quỹ mạo hiểm, và thảo luận về các trách nhiệm rộng lớn của Bộ Tài chính, bao gồm cả chính sách kinh tế và thuế cũng như các liên minh quốc tế.

 

Bà cho hay bà đã nói với ông Bessent rằng công tác phân tích và chính sách của bộ liên quan đến thị trường nợ gồm trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 28 nghìn tỷ USD giúp nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ hoạt động tốt hơn.

 

Về Cục Dự trữ Liên bang (Fed), bà Yellen nói bà là “người ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập một cục Fed độc lập, phi đảng phái và phi chính trị”.

 

Bà Yellen nói ông Trump cứ thoải mái bình luận về chính sách của Fed, nhưng các chính quyền gần đây của đảng Dân chủ đã hạn chế làm như vậy, đồng thời Fed đã trở nên cởi mở hơn, chủ động đi trước và đưa ra những định hướng, lý giải về chính sách của mình, điều này đã giúp các chính sách của Fed tránh xa sự ảnh hưởng chính trị.

 

“Tôi nghĩ thật sai lầm khi quá dính líu vào việc bình luận về Fed và chắc chắn càng sai lầm khi thực hiện các bước đi nhằm làm tổn hại đến tính độc lập của cơ quan này”, bà nói. “Tôi tin rằng việc đó có xu hướng làm suy yếu niềm tin của thị trường tài chính và trên hết là của người Mỹ đối với một tổ chức quan trọng”.

 

 

 

 

 

 

 

Chiến tranh Nga: Chỉ có lòng dũng cảm mới cứu được Châu Âu

Oleksii Makeiev   |   FAZ

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

04/01/2025

https://baotiengdan.com/2025/01/04/chien-tranh-nga-chi-co-long-dung-cam-moi-cuu-duoc-chau-au/

 

Với tư cách là một nhà ngoại giao, tôi hầu như không có quyền bình luận về cuộc bầu cử liên bang sắp tới ở Đức. Với tư cách là một người châu Âu và theo chủ nghĩa Dân chủ, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải trình bày quan điểm mình. Ở đây không có sự kích động mà là góc nhìn của một người ngoài cuộc đứng về phía dân chủ.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/1-2.jpg

Một người lính Ukraine ở mặt trận gần Chasiv Yar vào tháng 11. Nguồn: © EPA

 

Chúng ta đang bị tấn công. Chậm nhất là đến ngày 24 tháng 2 năm 2022, điều này đáng lẽ không chỉ phải đã rõ ràng đối với người Ukraine chúng tôi, mà còn đối với người châu Âu chúng ta. Nhưng khi theo dõi các cuộc thảo luận về chiến dịch bầu cử, tôi nhận thấy rằng chiến tranh được nhắc đến như một vấn đề phụ. Có một chút nói về hòa bình. Nhưng cả hai đều bị bỏ qua trong chiến dịch bầu cử – như thể tên lửa của Nga không được phóng tới mỗi ngày nơi cách Đức 2 giờ bay. Như thể điều đó không đóng vai trò gì cả. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, việc Ukraine thua trận có thể khiến Đức phải trả giá đắt gấp 10 lần so với việc hỗ trợ Ukraine. Như thể kịch bản thua lỗ này chẳng có ý nghĩa gì đối với hệ thống lương hưu hoặc thuế đang được thảo luận.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/2-2.jpg

Oleksii Makeiev là đại sứ Ukraine tại Đức. Nguồn: © dpa

 

Chiến tranh đang xảy ra. Và trong chiến tranh, chính sách đối ngoại và an ninh cần được ưu tiên – bởi vì dù sao thì chiến tranh cũng ảnh hưởng đến mọi thứ. Bởi vì làm sao có thể nói về vấn đề di cư mà không đề cập đến nguyên nhân dẫn đến làn sóng di cư của hàng triệu người từ Ukraine sang Đức? Đó là chiến tranh của Nga.

 

Làm sao người ta có thể thảo luận về các khoản tiền bổ sung cho viện trợ quân sự cho Ukraine nếu không có can đảm sử dụng 210 tỷ euro của chế độ Nga bị đóng băng ở EU? Và làm thế nào người ta có thể ủng hộ sức mạnh của luật pháp mà không muốn buộc tội phạm chiến tranh Nga phải chịu trách nhiệm? Bạn đang chuẩn bị cho trẻ em một tương lai tốt đẹp nào nếu bạn quên đi những đứa trẻ Ukraine bị Nga bắt cóc?

 

 

Putin muốn người Đức sợ hãi và tự hạ thấp mình xuống

 

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga gần như chỉ được thể hiện gián tiếp trong tuyên ngôn bầu cử của các đảng phái dân chủ. Và đồng thời Nga xuất hiện ở trong lá phiếu chỉ có hai dòng. Bất kỳ ai loại trừ an ninh bên ngoài của Đức như một vấn đề của chiến dịch bầu cử đều có nguy cơ khiến những kẻ thù cực đoan cánh hữu của nền dân chủ sẽ không bị coi là một rủi ro an ninh. Những kẻ hiếu chiến giả danh phong trào hòa bình giờ đây cũng nguy hiểm như những kẻ cực đoan cánh hữu. Những người muốn nhường lãnh thổ của Ukraine đang dâng hiến cá nhân tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi ở Ukraine. Và theo cách tương tự, họ sẽ dâng hiến cử tri của chính mình.

 

Bất cứ ai sợ mất cử tri khi nói chuyện nghiêm túc về chiến tranh thì không nên làm chính trị trong thời chiến. Và họ không nên gieo rắc nỗi sợ hãi để giành được phiếu bầu. Vì sau ngày 23 tháng 2 sẽ đến ngày 24 tháng 2. Và Nga tiếp tục cuộc chiến chống lại châu Âu – và không có gì thúc đẩy Putin làm như vậy hơn là nỗi sợ hãi, sự tự răn đe và tự hạ thấp mình xuống của người Đức. Điều này bao gồm ý tưởng rằng sự thay đổi quyền lực ở Mỹ vào ngày 20 tháng 1 có ý nghĩa nhiều hơn đối với Đức so với ngày 23 tháng 2. Đây chính xác là điều Putin mong muốn ở Đức – niềm tin vào “cuộc chiến ủy nhiệm” của Nga chống lại Mỹ, cho châu Âu là tầm thường và tin vào sự thiếu quyền tự định đoạt hoàn toàn của Ukraine.

 

Mọi thứ đều sai. Lực lượng chiến đấu Ukraine vẫn còn ở khu vực Kursk. Putin không sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Ukraine được giao Leopard và Marder. Putin sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai vì trò roulette kiểu Nga này là một sự tự sát 100% đối với ông ta. Và tất cả chúng ta đều biết một hợp đồng có chữ ký của Putin có giá trị như thế nào. Người Nga không quan tâm đến việc một “thỏa thuận” được đề xuất thay vì một “hợp đồng”. Sớm hay muộn, mọi nhà lãnh đạo trong thế giới dân chủ đều hiểu: Vấn đề không phải là “thỏa thuận với Nga”, mà là “đối phó với Nga như thế nào”.

 

 

Cùng hợp tác với nhau, các nền dân chủ ở châu Âu đủ mạnh

 

Bất cứ ai tranh cử chức vụ nào ở châu Âu ngày nay, ở bất kỳ cấp độ nào, không nên chỉ đấu tranh để giành phiếu bầu, mà còn phải có tiếng nói mạnh mẽ cho châu Âu. Và một thông điệp rõ ràng.

 

Chúng ta đang có chiến tranh. Và đó là một cuộc chiến chống lại châu Âu. Nga là kẻ thù. Nga đã chọn chiến tranh. Nhưng chúng ta không nên sợ hãi, chúng ta nên cùng nhau đối mặt với thử thách và can đảm. Chúng ta đủ mạnh để đối phó. Bây giờ chúng ta có thể thắt lưng buộc bụng. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta giúp đỡ những người lính Ukraine, nam cũng như nữ, chiến đấu cho nền hòa bình ở châu Âu. Để không ai được phép tấn công trực thăng Đức trên Biển Baltic và để chúng ta có thể chắc chắn rằng không có gói hàng DHL nào từ Moscow bùng cháy trên máy bay Đức.

 

Đó là nói về sức mạnh. Cuộc chiến Ukraine là vấn đề của châu Âu – việc Ukraine giành chiến thắng là lợi ích chung của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nắm lấy vai trò lãnh đạo. Đó là về trách nhiệm. Và không phải chúng ta là người phải sợ hãi. Chính nước Nga nên tránh xa chúng ta.

 

Bất cứ ai có đủ can đảm để nói những lời như vậy sẽ giành được nhiều hơn là chỉ một chức vụ. Sự dũng cảm này là điều khiến Churchill khác biệt với Chamberlain. Và chính lòng dũng cảm này sẽ cứu được châu Âu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sư Khất Thực Đi bộ cầu an Trên Đèo Bảo Lộc-chia sẽ câu chuyện huyền bí cơ mật
Tuấn container

Aug 6, 2023

https://www.youtube.com/watch?v=OAT2uWJV8jg

 

2,483,351 views Aug 6, 2023 #tuancontainer #thichminhtue #diboxuyenviet

Sư khất thực đi bộ cầu an trên đèo Bảo Lộc, bộ hành xuyên Việt,Tiết lộ điều cơ mật huyền bí,sư thích minh tuệ

Xin chân thành cảm ơn Tình cảm của mọi người, và những lời bình luận ý nghĩa@

Chúc Tất cả mọi người xem video vui vẻ và may mắn Trong cuộc sống@

Nếu thấy hay và ý nghĩa hãy like và Đăng ký miễn phí@ủng hộ Tuấn nhé@ Email.tranthanhtuan7787@gmail.com  Facebook cá nhân Tuấn container vlog https://www.facebook.com/profile.php?...

@bản Quyền thuộc về Tuấn container @copyright by Tuấn container.

Do not Reup#tuancontainer#visukhatthuc#diboxuyenviet#thichminhtue#deobaoloc

 

 

Vị Sư khất thực/Đi bộ xuyên việt/chỉ nhận đồ ăn chay.không nhận tiền

Tuấn container

Dec 9, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=BOeNKuExXF8

 

2,583,216 views Dec 9, 2022 #tuancontainer #khatthuc #dumuc

vị sư Khất thực, đi bộ Xuyên Việt, không nhận tiền chỉ nhận thức ăn chay

Tuấn container gặp tại Đèo Cả Phú Yên

Xin chân thành cảm ơn Tình cảm của mọi người, và những lời bình luận ý nghĩa@

Chúc Tất cả mọi người xem video vui vẻ và may mắn

Trong cuộc sống@Nếu thấy hay và ý nghĩa hãy like và Đăng ký miễn phí@ủng hộ Tuấn nhé@

Email.tranthanhtuan7787@gmail.com

Facebook cá nhân Trần Tuấn    / tatooaxe.tran  

Channel, Tuấn container,discover,spirituality,cuisine,travel,life,charity,diriving,lesson,challenge me,Eiver2 Trucker, Camping,

@bản Quyền thuộc về Tuấn container

@copyright by Tuấn container. do not Reup#tuancontainer#dumuc#khatthuc

.

Vị Sư Tu khổ hạnh-Đi bộ xuyên Việt vào Sài Gòn-Đại phước việt Nam năm 2023 nhiều May mắn

Tuấn container

1.8M views 1 year ago

 

 

Sự Thật về Sư Thích Minh Tuệ cách Đây 2năm và bây giờ-ngài Đang gặp nhiều chướng ngại Thật hư ra sao

Tuấn container

317K views 7 months ago

May 10, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=N6fCft1Y934

 

 

bất ngờ gặp thầy Minh khổ tại Lào-nhất quyết quay lại Thái Lan không chịu về việt Nam

Tuấn container

628K views 1 day ago

New

Jan 1, 2025

https://www.youtube.com/watch?v=SsMxWiQXbIs

 

Thành tâm Trợ Duyên sư Minh khổ về Việt Nam câu chuyện thực hư ra sao

Tuấn container

284K views 1 day ago

New

 

Bậc tu hành khổ hạnh hiếm gặp giữa đời thường, Bỏ chùa tìm sự giải thoát Phần2

Nhân Gà Vlogs

3.1M views 2 years ago

 https://www.youtube.com/watch?v=oF1pDF0WjUc

 

3,110,594 views Jan 3, 2023 #NhânGàVlogs #Tâmlinh #Khámphá

Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đón xem video của Nhân Gà Vlogs. Nhấn like và Subcribe để kênh sớm đạt 1 triệu Người đăng kí kênh nhé! Subscribe :     / nhângàvlogs   Facebook : https://www.facebook.com/profile.php?...

Fanpage :    / youtubenhangavlogs  

--------------------------

Liên hệ hỗ trợ, hợp tác:

Liên hệ mua trầm hương : +84976663455 Zalo

Điện Thoại cá nhân : + 84336725555 Viber and Zalo

#NhânGàVlogs #Khámphá #Tâmlinh

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats