WTO :
Đàm phán thất bại về nông nghiệp và ngư nghiệp
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 02/03/2024 - 12:10
Kết
thúc Hội nghị cấp bộ trưởng tại Abou Dhabi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất,
164 thành viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC) hôm 01/03/2024 đã không
tìm được đồng thuận trên hai hồ sơ lớn là nông nghiệp và ngư nghiệp. Theo
giới quan sát, thất bại này đẩy WTO vào một giai đoạn « đầy bất trắc ».
Bộ
trưởng Ngoại Thương Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất Thani Al Zeyoudi (P)
và tổng giám đốc Tổ chức Thương Lại Thế Giới Ngozi Okonjo-Iweala tại Hội nghị của
WTO ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ngày 26/02/2024. AP
- Jon Gambrell
Trong
cương vị chủ nhà, bộ trưởng Ngoại Thương Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
Thani Al Zeyoudi nhìn nhận « mặc dù đã cố gắng hết mình, các bên
đã không đạt được đồng thuận trên một số văn bản mang tính quan trọng đối với một
số thành viên ». Sau 5 ngày họp, đàm phán về nông nghiệp và ngư nghiệp
tại một số quốc gia, về chính sách trợ giá nông nghiệp và cho nghề cá đã « thất
bại ».
Hãng tin
Pháp AFP nhấn mạnh khúc mắc lớn nhất liên quan đến vế nông nghiệp mà New Delhi
là một bên có tiếng nói mạnh hơn cả. Vì mục tiêu bảo đảm an ninh lượng thực cho
nhân loại, WTO đã quy định chính sách thành lập một kho dự trữ chung để có thể
cung cấp kịp thời cho các quốc gia bị đe dọa trước các biến động trên thị trường.
Từ 2013, Ấn Độ là một trong những thành viên được ưu tiên sử dụng quỹ nói trên
trong trường hợp cần thiết. Nhưng đó chỉ là một giải pháp « tạm thời ».
Chính quyền
của thủ tướng Narendra Modi, trước bầu cử, đang phải đối mặt với làn sóng phẫn
nộ của nông dân. New Delhi đấu tranh đòi mở rộng quy định cất giữ nông phẩm nói
trên thành một « nguyên tắc vĩnh viễn » và biện pháp
này phải được mở rộng đến tất cả các quốc gia đang phát triển nhằm đạt mục tiêu
xóa nạn đói trên toàn cầu vào ngưỡng 2030. Lập trường của New Delhi bị phản bác
mạnh mẽ và bị nghi ngờ là một chiến thuật để Ấn Độ cạnh tranh bất bình đẳng nhằm
thủ lợi.
Còn trên vấn
đề ngư nghiệp, WTO đã bác bỏ văn bản đề nghị cấm trợ cấp cho ngư dân với mục
tiêu giảm bới các hoạt động khai thác quá mức, gây thiệt hại cho môi trường và
đa dạng sinh thái. Các bên hoàn toàn bất đồng về việc ấn định thời hạn
cho « giai đoạn chuyển tiếp » để các nước nghèo có
thể thích nghi.
Một điểm
son hiếm hoi trong cuộc họp vừa qua tại Abou Dhabi là các bên vào giờ chót đã đồng
ý triển hạn thêm 2 năm lệnh cấm áp thuế hải quan đối với các giao dịch thương mại
điện tử.
----------------------------
Các nội
dung liên quan
WTO khai
mạc hội nghị lần thứ 13 và kêu gọi cải tổ định chế
No comments:
Post a Comment