The
Economist : Đảng cộng sản Việt Nam thuộc loại « bí mật nhất quả đất »
Thụy My - RFI
Đăng
ngày: 31/03/2024 - 00:43
https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240330-the-economist-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam-thu%E1%BB%99c-lo%E1%BA%A1i-b%C3%AD-m%E1%BA%ADt-nh%E1%BA%A5t-qu%E1%BA%A3-%C4%91%E1%BA%A5t
Về sự
kiện chủ tịch nước Việt Nam phải ra đi mà dân chúng không hiểu tại sao, The
Economist mở đầu bài viết bằng nhận định « Đảng cộng sản Việt
Nam nằm trong số những tổ chức bí mật nhất trên Trái Đất ».
https://s.rfi.fr/media/display/985b774e-eeee-11ee-bd5a-005056bf30b7/w:980/p:16x9/dhd_07.webp
Ảnh
minh họa : Áp-phích chào mừng đại hội đảng 12 tại Hà Nội ngày 19/01/2016. AP
- Hau Dinh
Chủ
tịch nước bị cách chức, người dân mù mờ thông tin
Đảng luôn
trưng ra trước người dân và thế giới một bộ mặt đồng thuận. Thế nên việc một chủ
tịch nước năm ngoái bị hạ bệ dưới tin đồn tham nhũng, và cuối tháng Ba, chủ tịch
nước thứ hai là ông Võ Văn Thưởng phải ra đi đã gây bối rối không chỉ cho người
Việt mà cả các nhà đầu tư nước ngoài, vốn coi Việt Nam là nền kinh tế năng động
nhất Đông Nam Á.
Ông Thưởng
tuổi mới hơn 50 là chủ tịch nước trẻ nhất từ trước đến nay, lên thay ông Nguyễn
Xuân Phúc đã từ chức do liên quan đến vụ án về bộ xét nghiệm trong đại dịch –
ông khẳng định mình và gia đình không liên quan. Nhưng chuyến thăm của vua và
hoàng hậu Hà Lan bỗng bị hủy theo yêu cầu của Việt Nam. Và ngày 20/03, Trung
ương Đảng thông báo ông Thưởng đã từ bỏ mọi chức vụ, những « vi phạm, khuyết
điểm » của ông đã « tạo dư luận xấu » cho đảng. Bà Võ Thị Ánh
Xuân tạm thay thế, và chẳng còn nghe nói gì đến ông Thưởng.
Chủ tịch
nước chỉ là một trong « tứ trụ », và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
gần 80 tuổi được cho là sức khỏe kém và sẽ về nghỉ trong đại hội năm 2026. Nhân
vật quan trọng nhất của đảng tin rằng đảng không thể tồn tại nếu không chống
tham nhũng. « Lò » của ông đã thiêu cháy nhiều bộ trưởng, một phó thủ
tướng, hàng loạt quan chức ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Nhưng
nhiều nhân vật có ảnh hưởng cũng lợi dụng việc ông Trọng « đốt lò » để
tranh giành quyền lực.
Có
bàn tay của ông Tô Lâm ?
Ông Thưởng
vốn được tổng bí thư bảo trợ, nhưng theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp ở Singapore,
ông được cho là đã phạm sai lầm trong thời kỳ làm bí thư tỉnh Quảng Ngãi từ
2011 tới 2014. Tô Lâm, bộ trưởng công an nhiều quyền hành và tham vọng, người dẫn
đầu chiến dịch chống tham nhũng có thể liên quan đến vụ ông Võ Văn Thưởng rơi
đài, và chắc chắn ông sẽ quyết giành lấy vị trí hàng đầu năm 2026.
Một phái
đoàn 60 doanh nhân Mỹ trong đó có Boeing và Meta vừa đến Việt Nam.
Đối với những
người quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam, vụ ông Thưởng mất chức là đầy bí
ẩn. Một mặt, nó cho thấy tham nhũng đã lan đến mức cao nhất của đảng. Tham
nhũng khủng khiếp đến nỗi trong vụ án ở ngân hàng SCB, số tiền lừa đảo 12 tỉ đô
la cao gấp đôi vụ quỹ 1MDB ở Malaysia từng gây rúng động. Đây là điểm bất định
khi muốn rời bỏ Trung Quốc sang đầu tư vào Việt Nam.
Mặt khác,
các tập đoàn đa quốc gia biết cách xoay sở, vả lại khu vực đầu tư nước ngoài ít
bị tham nhũng hơn khu vực nhà nước. Điều tệ hại là khi công việc cải cách bị
đình trệ. Ông Trọng nói rằng vừa chống tham nhũng vừa bảo đảm ổn định là
« đập chuột nhưng không làm bể bình ». Những con chuột đã bị bắt,
nhưng chiếc bình có vô sự hay không ? Việt Nam sắp có câu trả lời.
.
Trung
Quốc : Tập Cận Bình lấn sân Lý Cường
Nhìn sang
nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam, The Economist đặt câu hỏi :
Ai lên, ai xuống trong ê-kíp kinh tế của Tập Cận Bình ?Tuần báo lưu ý đến
việc ông Tập gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Bắc Kinh hôm 27/03,
trong khi theo truyền thống thì thủ tướng phụ trách việc này.
So với những
người tiền nhiệm, thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) ít có các cuộc họp với những
người có trách nhiệm của nước ngoài và chủ doanh nghiệp hơn, và không được dùng
phi cơ riêng của nhà nước. Có vẻ như quyền hành về kinh tế của ông chỉ giới hạn
trong nước : Lý Cường dành nhiều thời gian hơn để đi thanh tra tại Hoa lục.
Lãnh vực kinh tế cũng không được ưu tiên bằng an ninh. Khi đảng chọn lựa ủy
viên Bộ Chính trị năm 2027, Lý Cường sẽ vượt quá tuổi hưu là 68 và như vậy chỉ
làm được một nhiệm kỳ.
Trong trường
hợp này, người kế nhiệm có thể là Đinh Tiết Tường (Ding Xue Xiang), ủy viên thường
trực trẻ nhất trong Bộ Chính trị, cộng sự thân cận của Tập Cận Bình ở Thượng Hải
năm 2007, từng tháp tùng ông Tập trong chuyến thăm Mar-a-Lago của tổng thống
Donald Trump ở Florida. Nếu Lý Cường bị mất ảnh hưởng thì ai được lợi ? Đó
là Hà Lập Phong (He Li Feng), một phó thủ tướng đã trở thành ngôi sao về kinh tế
của ông Tập. Quan chức này xuất thân từ Phúc Kiến, nơi Tập Cận Bình đã làm việc
suốt 17 năm, và từng được mời dự đám cưới lần hai của chủ tịch.
.
Nga :
An ninh lo đàn áp dân, khủng bố thừa cơ tung hoành
Từ khi gây
chiến với Ukraina, cơ quan an ninh của Putin chỉ lo bóp nghẹt những tiếng nói
phản kháng thay vì bảo vệ người dân. Hàng trăm nhân viên an ninh được triển
khai trong lễ tang nhà đối lập Alexei Navalny, nhưng lại vắng bóng trong buổi
trình diễn nhạc rock hôm 22/03 ở Crocus City Hall, cách Kremlin chưa đầy 20
kilomet. Họ phải mất hơn một tiếng đồng hồ mới đến nơi, trong khi đó ít nhất
144 người đã ngã gục trước bọn khủng bố. Bị ám ảnh bởi « phát-xít » Ukraina chỉ
có trong tưởng tượng, họ đã quên mất hiểm họa thực sự ở ngay trong nước mình.
Trong
bài « Sự trở lại của Daech », Nouvel Obs cũng có
cùng nhận định : do bận rộn với cuộc chiến ở Ukraina và mối lo nguyên tử,
phương Tây và Nga đã lơ là trước khủng bố Hồi giáo. Tất nhiên Daech không bỏ lỡ
cơ hội nào để tấn công, nhưng ra tay chỉ một tuần sau chiến thắng « rực rỡ »
do Kremlin dàn dựng, là cả một sự sỉ nhục cho Vladimir Putin. Tất cả các chuyên
gia đều nhất trí về dấu ấn của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo : vô số danh khoản
Telegram được tạo ra trước đó để làm rối cơ quan an ninh, nhận trách nhiệm ngay
trong đêm, hình ảnh cắt cổ các nạn nhân, video đăng tải sau mỗi vụ khủng bố…Nhưng
Putin muốn « viết lại lịch sử » theo ý mình.
Theo Le
Point, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Khorassan (ISIS-K) có vô số lý do để
tấn công chế độ Putin : Nga can thiệp vào Syria để cứu Bachar Al-Assad, ủng hộ
nhà độc tài Emomali Rahmon ngự trị ở Tadjikistan từ 30 năm qua, chiến tranh
Chechnya những năm 1990 và 2000, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan thập niên
70...Daech đã xâm nhập vào những di dân Trung Á mà Matxcơva đã đưa vào hàng loạt
để phục vụ nền kinh tế chiến tranh, ngoài ra lực lượng trấn giữ biên giới
Afghanistan và Tadjikistan đã bị điều khá nhiều sang Ukraina.
.
Tình
báo Nga nghi ngờ cảnh báo của Mỹ và cũng chẳng tin nhau
Le
Point cho rằng vụ
khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chứng tỏ thất bại về an ninh của
Vladimir Putin. Tương tự, Courrier International dịch bài viết
của tờ báo Nga lưu vong Novaia Gazeta Europe, nêu ra thực tế dù việc
chính thức hợp tác chống khủng bố đã chấm dứt kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina,
nhưng cơ quan tình báo các nước vẫn duy trì liên lạc với nhau.
Ngoài ra đại
sứ quán Hoa Kỳ đã cảnh báo trước về nguy cơ những kẻ cực đoan tấn công
vào « những cuộc tụ tập đông người, kể cả ca nhạc ». Tuy nhiên
FSB không quan tâm vì bận rộn với Ukraina, Putin lại còn tố cáo là khiêu khích.
Rõ ràng thảm kịch này xảy ra được là do sai lầm khủng khiếp của cơ quan tình
báo. Novaia Gazeta nhấn mạnh, phương Tây không hề đe dọa Nga,
nhà lãnh đạo các nước này là những người đầu tiên phân ưu. Còn theo chuyên gia
Isabelle Facon trên L’Express, thật ra không dễ gì phá vỡ được những
âm mưu khủng bố.
Nhà báo
lưu vong Andrei Soldatov lưu ý là FSB, một trong những cột trụ quyền lực của
Putin, rất giỏi trong việc đàn áp, ám sát trong và ngoài nước Nga, điều tra về
những tội phạm một khi đã xảy ra. Bốn kẻ khủng bố hôm 22/03 đã bị bắt ngay hôm
sau. Nhưng để ngăn cản một vụ tấn công, cần phải có sự phối hợp giữa nhiều bộ
phận, trong khi tại Nga không ai tin ai : giữa các cơ quan tình báo khác
nhau, giữa các tướng lãnh của FSB và Kremlin, nên khi có thông tin họ ngần ngại
không dám chuyển lên cấp trên, dù phải hành động khẩn cấp.
Hơn nữa
Vladimir Putin vốn xuất thân từ KGB vẫn tự coi mình là sĩ quan tình báo lỗi lạc
nhất nước, do vậy cần dè dặt khi báo một tin xấu. Vấn đề này tồn tại từ nhiều
thập niên, nhưng đã trở nên trầm trọng từ khi cuộc xâm lăng Ukraina gây trở ngại
cho hợp tác quốc tế. Nếu người Mỹ chia sẻ một tin tức nhạy cảm với Matxcơva,
FSB nghĩ rằng họ có mưu kế gì đây và tỏ ra cảnh giác.
.
Thường
dân Ukraina thành dê tế thần của Putin
Bên cạnh
đó, Le Point đánh giá chiến lược liên minh của Matxcơva với
các lực lượng chống phương Tây là vô ích. Putin không ngần ngại làm bạn với
Iran, trải thảm đỏ cho phe Hamas, rũ bỏ mối quan hệ có từ nhiều năm qua với
Israel, công kích Mỹ và đồng minh châu Âu. Nay cả một chiến lược đã bị lung
lay. Quân thánh chiến coi người Nga, châu Âu và Mỹ đều là những « kẻ dị giáo »
cần phải trừ khử để xứng đáng được lên thiên đàng của chúng.
Khi tránh
né lên án Daech bất chấp sự thật hiển nhiên, Putin tự trói mình vào một kịch bản
nguy hiểm. Ông ta phải mất ba ngày mới nhìn nhận yếu tố « Hồi giáo cực đoan »
nhưng vẫn ráng kéo Kiev vào để khỏa lấp thất bại của an ninh đồng thời trốn
trách nhiệm đã không tin vào cảnh báo của Mỹ, gia tăng tấn công Ukraina. Putin
là vô địch trong nghệ thuật đổ lỗi cho kẻ khác. Khi từ chối nhìn thẳng vào thực
tế, Vladimir Putin hết sức vô trách nhiệm. Khả năng thỏa hiệp với ông ta mỗi
ngày một lùi xa.
Novaia
Gazeta nhận thấy
có những áp-phích mới xuất hiện kêu gọi tham gia « chiến dịch quân sự đặc biệt
». Lòng thương tiếc chân thành của công dân đã bị lợi dụng để lôi kéo tham gia
hàng ngũ những kẻ sát nhân. Đêm 23 rạng 24/03, 11 oanh tạc cơ Tu-95 cất cánh tấn
công các thành phố Kiev, Lviv, Odessa của Ukraina. Các phi công mang băng tang
để tưởng niệm những nạn nhân khủng bố ở Matxcơva, bắn hàng loạt hỏa tiễn vào
dân Kiev.
.
Hai
năm chiến tranh, vô số người chết, rốt cuộc kẻ thù từ nơi khác đến
Nhà kinh tế
Serguei Alexachenko nhắc nhở, trong tình huống bình thường, trước một thất bại
lớn như vậy Quốc hội cần phải mở điều tra độc lập, có sự tham gia của xã hội
dân sự. Đương nhiên tại nước Nga ngày nay Quốc hội bù nhìn sẽ công nhận tất cả
những kết luận được Putin duyệt.
Kremlin và
bộ máy tuyên truyền vẫn sẽ đề quyết cho Kiev dù chẳng có bằng cớ nào. Chẳng lẽ
đã gây chiến với Ukraina hơn hai năm qua, giết hại vô số người, san bằng nhiều
thành phố rồi rốt cuộc nhìn nhận là kẻ thù đến từ nơi khác ? Như vậy chừng như
Kremlin sẽ tạo ra một hồ sơ cáo buộc « cực đoan Hồi giáo nhận lệnh từ Kiev ». Hỏa
tiễn tiếp tục rơi xuống Ukraina, một làn sóng bài ngoại trỗi dậy trong nước. Tờ
báo cho rằng chỉ có một cách để thoát ra khỏi ngõ cụt là chấm dứt chiến tranh.
Trả lời phỏng
vấn của L’Express, nhà báo lưu vong Andrei Soldatov không loại trừ
khả năng Vladimir Putin leo thang chiến tranh. Tuy nhiên vẫn có thể chờ đợi kết
quả bầu cử tổng thống Mỹ, với hy vọng Kiev không còn được viện trợ và châu Âu
thì chia rẽ. Tung ra một chiến dịch lớn lúc này gây rủi ro lớn cho quân đội, tạo
bất ổn trong nước.
Ngày nay
chỉ duy nhất một người có quyền quyết định tại Nga là Putin. Nếu vì lý do chính
trị, cần chuyển sang một giai đoạn thô bạo hơn ở Ukraina thì ông ta sẽ làm,
không ai ngăn cản được. Tương tự, trong nhiệm kỳ sáu năm tới, Putin có thể tấn
công các nước khác như Moldova hay ba nước Baltic.
.
F-16
cho Ukraina bố trí ở nước nào ?
Trên chiến
trường, Courrier International tổng hợp báo chí Nga phân tích « Những
chiếc F-16 chi viện cho Ukraina sẽ được tập kết ở đâu ? ». Vladimir
Putin hôm 28/03 đã đe dọa trả thù tất cả những nước nào trở thành căn cứ hoạt động
cho chiến đấu cơ F-16 mà Kiev được hứa hẹn. Trước đó vào đầu tháng Ba, tổng thống
Ukraina Volodymyr Zelensky khẳng định F-16 « sẽ đến nơi trong năm
nay » nhưng không cho biết chi tiết.
Tạp chí
trên mạng Vzgliad, diễn đàn của phe diều hâu quân sự Nga, cho rằng
không quân Ukraina sẽ có khoảng 60 chiếc, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Na Uy đã công
nhận sẽ giao trong những tháng tới. Nhưng theo các chuyên gia Nga, những chiếc
F-16 không thể đặt ở Ukraina vì nguy cơ bị oanh tạc. Có thể là Rumani hay Ba
Lan, Moldova. Do không phải là thành viên NATO, nếu đ.ặt tại Moldova sẽ tránh đối
đầu trực tiếp với Nga. Ngược lại rủi ro sẽ cao hơn vì sự hiện diện của quân Nga
ở Transnistria, vùng đất ly khai của Moldova trung thành với Matxcơva.
Trong khi
đó theo The Economist, Ukraina đang chạy đua với thời gian để củng
cố tiền tuyến. Hiện nay lực lượng Kiev đang « đói » đạn pháo, Nga bắn
năm quả thì Ukraina chỉ trả đũa được một quả, đó là lý do phải rút khỏi
Avdiivka. Mặt trận « đóng ang » có vẻ là kịch bản tốt cho Ukraina.
Munich
1938 : Nỗi đau khôn nguôi của Pháp
Tuần
báo L’Obs đã đổi tên mới là Nouvel Obs gần giống
với tên lúc ban đầu, tỏ ra lo lắng trong hồ sơ « Màn hình, mạng xã
hội, trí thông minh nhân tạo…Chúng ta đã mụ mẫm đi ? ».
L’Express quan tâm đến « Tái kỹ nghệ hóa thất bại »,
The Economist nói về « Ba cú sốc trước kinh tế châu
Âu ». Courrier International nhìn sang Trung Đông, đặt câu hỏi « Nétanyahou,
kẻ thù tệ hại nhất của Israel ? ». Le Point nhắc lại lịch sử,
chạy tựa trang bìa « Bài học khi các nước dân chủ đầu hàng :
Munich 1938 », và dành nhiều trang trong cho hồ sơ này.
Tháng
9/1938, Pháp và Đức thỏa thuận để cho Đức chiếm vùng đất Sudètes (Sudetenland)
của Tiệp Khắc, hy vọng sẽ có được hòa bình với Hitler, nhưng rốt cuộc chỉ là ảo
vọng. Theo nhà sử học Maurizio Serra, Pháp đáng trách hơn Anh vì có ký hiệp ước
hữu nghị với Tiệp Khắc. Hậu quả của động thái được cho là « vì hòa
bình » này vẫn còn dai dẳng tại Pháp cho đến ngày nay.
Putin,
người tìm kiếm hòa bình ?
Cũng trong
hồ sơ này, L’Obs đặt vấn đề, đã có một Putin điệp viên rồi
quan chức và thành tổng thống, tiếp đến là Putin đao phủ đã đưa châu Âu vào một
cuộc chiến tranh của thế kỷ trước. Liệu sẽ có một cái nhãn mới, Putin người của
hòa bình ? Một nhà ngoại giao Pháp đưa ra giả thiết, Vladimir Putin có thể
lợi dụng thời kỳ bầu cử ở châu Âu và Hoa Kỳ để đề nghị ngưng bắn, thực chất nhằm
củng cố lực lượng để tạo đột phá.
Một loạt
nước BRICS rồi « các nước phương Nam » sẽ hòa giọng, cộng thêm các đồng
minh ngay trong EU, đóng vai những con bồ câu. Bên ngoài châu Âu, phe « vì
hòa bình Ukraina » gồm tất cả những kẻ thù hay đối thủ của phương Tây, như
Trung Quốc chẳng hạn. Nhưng hòa bình kiểu Nga là gì ? Putin đã nói rõ «
phi phát-xít hóa, phi quân sự hóa, trung lập hóa » Ukraina. Tóm lại, làm
chư hầu cho Matxcơva!
No comments:
Post a Comment