Vụ Tập đoàn Phúc
Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ
BBC News Tiếng Việt
28
tháng 3 2024, 16:25 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpv0pzq3p59o
Cựu
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc Phạm Hoàng Anh vừa bị bắt liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4ca2/live/7b6f5c40-ecdc-11ee-a3d5-27b15291649d.jpg
Thêm
hai người bị bắt do liên quan tới vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, nâng tổng số người bị
bắt lên 17. Ảnh: ông Lê Viết Chữ (trái) và ông Phạm Hoàng Anh.
Tiếp
tục tiến trình điều tra vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn, cơ quan chức năng Việt Nam
vừa khởi tố và bắt tạm giam thêm hai cán bộ cấp tỉnh.
Người
thứ nhất là ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Người
thứ hai là ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cựu Giám đốc Sở
Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc
bắt giữ, khởi tố được tiến hành vào ngày 27/3 và đến sáng 28/3, Bộ Công an đã
công bố thông tin rộng rãi.
Cả
hai đều bị bắt với tội “Nhận hối lộ”, theo quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật
Hình sự.
Vụ
án tại Tập đoàn Phúc Sơn hiện đang được dư luận đặc biệt quan tâm vì mức độ
nghiêm trọng và vì có những nhận định cho rằng có liên quan đến sự kiện Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng bị miễn nhiệm hồi tuần trước.
Tiếp
tục bắt giữ
Ông
Phạm Hoàng Anh bị khởi tố, tạm giam ngày 27/3 với cáo buộc nhận hối lộ liên
quan tới vụ
án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Ông
Anh bị tình nghi đã nhận tiền của chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu
(thường được gọi là Hậu Pháo) để tạo điều kiện cho tập đoàn thực hiện dự án chợ
đầu mối ở Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, theo Trung tướng Tô Ân Xô, người phát
ngôn Bộ Công an.
Ông
Anh là lãnh đạo thứ ba của Vĩnh Phúc bị bắt trong vòng ba tháng gần đây với cáo
buộc liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn.
Ông
Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2015-2020, cũng bị bắt với cáo
buộc “Nhận hối lộ”.
Vào
tối 27/3, xe cảnh sát đã xuất hiện bên ngoài nhà riêng của ông Chữ ở TP Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, trước khi thông tin khởi tố, bắt tạm giam được công bố.
Cơ
quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Chữ để điều tra nghi
vấn nhận tiền của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu với mục đích “tạo
điều kiện giúp trúng gói thầu thi công tuyến đường chính dự án đường bờ nam
sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.”
Ông
Chữ làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ tháng 5/2015.
·
Tập đoàn Phúc
Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?
20 tháng 3 năm 2024
·
Phiên tòa Vạn Thịnh
Phát: Hiểu về vai trò và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan
27 tháng 3 năm 2024
·
Tân Hoàng Minh,
Vạn Thịnh Phát: Nạn nhân trái phiếu có đòi lại được tiền?
19 tháng 3 năm 2024
Những
ai đã bị bắt?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3bf3/live/b1d01b30-ecdc-11ee-8bf3-195418ba9285.jpg
Từ
trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu
Pháo)
Tính
đến thời điểm hiện tại, công an đã khởi tố 17 bị can trong cuộc điều tra sai phạm
tại Tập đoàn Phúc Sơn với các tội danh bao gồm “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định
về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Từ
phía Tập đoàn Phúc Sơn hiện có năm bị can :
·
Nguyễn
Văn Hậu: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn
·
Nguyễn
Thị Hằng: Phó TGĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn
·
Đỗ
Thị Mai: Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn
·
Hoàng
Thị Tuyết Hạnh: Kế toán viên Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn
·
Ông
Phạm Ngọc Cương: Phó TGĐ Tập đoàn Phúc Sơn
Riêng
ông Cương bị bắt vào ngày 8/3/2024, còn bốn người còn lại đều bị bắt vào ngày
26/2/2024.
Cũng
trong ngày 26/2, có hai người khác liên quan đã bị bắt là ông
Trần Hữu Định, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group và ông Nguyễn Hồng
Sơn, lao động tự do.
Ban
lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc có ba người đã bị khởi tố.
Mới
nhất là ông Phạm Hoàng Anh đã đề cập ở trên.
Trước
đó, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, và ông Lê Duy Thành, Chủ tịch
tỉnh Vĩnh Phúc, đã bị khởi tố, tạm giam, cũng với cáo buộc nhận hối lộ.
Bà
Hoàng Thị Thúy Lan sau đó đã bị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khai trừ đảng,
bị Quốc hội miễn nhiệm tư cách đại biểu.
Tại
tỉnh Quảng Ngãi, có sáu bị can là cán bộ lãnh đạo hoặc cựu
lãnh đạo.
Người
bị bắt mới nhất là ông Lê Viết Chữ.
Trước
đó, Chủ tịch UBND tỉnh, cựu Giám đốc Sở Giao thông vận tải là ông Đặng Văn Minh
cũng đã bị khởi tố và tạm giam để điều tra hành vi nhận hội lộ.
Cựu
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa cũng đã bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ"
và bị tạm giam.
Những
bị can khác gồm:
·
Ông
Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng Ban Quản lý khu Kinh tế Dung Quất và Các khu công
nghiệp, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi
·
Bà
Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi
·
Ông
Lê Quốc Đạt, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Ngãi
Có
một bị can từ Vĩnh Long là ông Đặng Trung Hoành, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện
Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Ông
Hoành bị bắt ngày 8/3/2024 với cáo buộc “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Tại
buổi họp báo của Bộ Công an vào ngày 26/3, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - Phó Cục
trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ
Công an) – cho biết bị can Nguyễn Văn Hậu đã chuyển cho Đặng Trung Hoành 64 tỷ
đồng, được Hoành sử dụng vào nhiều mục đích cá nhân.
‘Đại
án’ Tập đoàn Phúc Sơn
Tập
đoàn Phúc Sơn là doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Hậu làm Chủ tịch HĐQT.
Theo
thông tin mới nhất, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành cho biết lời khai của một số bị
can chỉ ra rằng ông Nguyễn Văn Hậu đã có hành vi chi phối, lũng đoạn một số bị
can trong Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc để trục lợi.
Các
sai phạm của tập đoàn này được cho là đã diễn ra nhiều năm ở nhiều tỉnh thành
khác nhau như Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long và Khánh Hòa.
Tuy
nhiên, vụ án chỉ được biết đến rộng rãi khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa chuyển
hồ sơ vụ án về Trung ương vào cuối năm 2023.
Đến
ngày 26 tháng 2 năm 2024, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam ông Hậu
và năm người khác với cáo buộc “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm
trọng”.
Những
thông tin trên website của Chính phủ Việt Nam cho thấy đây sẽ là một trong những
“đại án”.
Trong
cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát
ngôn Bộ Công an, cho biết chỉ riêng hai dự án của tập đoàn này tại tỉnh Vĩnh
Phúc “đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 640 tỷ đồng”.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3e76/live/00b12bd0-ecde-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg
Trung
tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cung cấp thông tin về vụ án Tập
đoàn Phúc Sơn tại họp báo Chính phủ tháng 2/2024
Vào
hôm 20/3, trang Xây dựng chính sách, pháp luật của Cổng thông tin điện tử Chính
phủ Việt Nam đã có bài viết thông báo việc UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn yêu
cầu khẩn trương làm việc với Tập đoàn Phúc Sơn để kiểm tra, rà soát các dự án
và đề xuất phương án xử lý trước 30/3/2024.
Cụ
thể, hiện tỉnh Khánh Hòa có hai dự án của tập đoàn được phê duyệt từ năm 2014,
tới nay đã "treo" trong 10 năm, và ba dự án "chưa hoàn thành
đúng cam kết".
Bên
cạnh đó, Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa nộp số tiền gần 12.000 tỷ đồng mà tỉnh
Khánh Hòa truy thu khi doanh nghiệp này thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án
Khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.
Trong
một bài viết khác đăng tải ngày 28/3 trên trang Xây dựng chính sách, pháp luật
của Chính phủ Việt Nam, vụ án Tập đoàn Phúc Sơn có liên quan tới 21 dự án được
đầu tư.
Hiện
cơ quan Công an đang tập trung điều tra, truy tố các sai phạm tại dự án ở Quảng
Ngãi.
Xảy
ra dưới thời ông Võ Văn Thưởng làm bí thư
Theo
cáo buộc, một số sai phạm xảy ra của tập đoàn Phúc Sơn tại Quảng Ngãi diễn ra
thời ông Võ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh này, từ năm 2011 tới năm 2014.
Như
đã đề cập ở trên, ở tỉnh Quảng Ngãi, trước ông Chữ, có hai cựu lãnh đạo khác đã
bị bắt, gồm ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2011 – 2016
(miễn nhiệm năm 2014) và ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từ
tháng 9/2020.
Có
thể thấy rằng giai đoạn ông Cao Khoa giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
chính là lúc ông Thưởng giữ chức bí thư tỉnh này, từ năm 2011 tới năm 2014.
Trong
quá khứ, ông Võ Văn Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đến tháng 4/2014 thì rời
cương vị. Sau đó, ông Nguyễn Minh lên làm quyền Bí thư đến năm 2015.
Tháng
5/2015, ông Lê Viết Chữ lên nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Khi
ông Thưởng bị miễn nhiệm chức vụ chủ tịch
nước, đã có những đồn đoán về mối dây liên kết giữa “sai phạm” của ông
Thưởng và vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nhất
là khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn
Phúc Sơn, có nhiều cán bộ ở ba tỉnh là Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Vĩnh Long được
xác định là có liên quan.
Quảng
Ngãi là nơi ông Thưởng từng làm bí thư tỉnh ủy; huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
là quê hương của ông; còn Vĩnh Phúc có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan, người
từng là ủy viên Trung ương Đoàn thời ông Thưởng công tác tại cơ quan này.
Tiến
sĩ Nguyễn Khắc Giang, trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt ngày 20/3,
cũng nhắc tới việc những sai phạm khiến ông Thưởng bị miễn nhiệm được cho là xảy
ra vào giai đoạn ông đang làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2011-2014.
Trong
cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt tối ngày 20/3, Giáo sư Carl Thayer, nhà
nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, cũng có đánh
giá tương tự khi nói về những sai phạm
khiến ông Thưởng phải từ chức.
----------------
Tin
liên quan
·
Chủ tịch nước kế
nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?
23
tháng 3 năm 2024
·
Khi nào Việt Nam sẽ
có tân chủ tịch nước?
25
tháng 3 năm 2024
·
Chủ tịch nước từ chức,
Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'
27
tháng 3 năm 2024
No comments:
Post a Comment