Bị khủng bố Hồi giáo
tấn công : Putin nói láo không ngượng miệng
25/03/24
https://thongluan-rdp.org/component/k2/item/32302-v-t-n-cong-kh-ng-b-nga-putin-noi-lao-tr-ng-tr-n
Khủng bố ở Moskva : Bước ngoặt trong cuộc
xung đột giữa Nga và Ukraine
Minh Anh, RFI, 25/03/2024
Người
dân Nga vẫn còn bàng hoàng sau vụ khủng bố hôm thứ Sáu 22/03/2024 làm 137 người
chết và ít nhất 100 người khác bị thương. Nhưng theo nhiều nhà quan sát, sự gắn
kết xung quanh Vladimir Putin có nguy cơ dẫn đến một sự leo thang hiếu chiến với
nước láng giềng Ukraine và Châu Âu.
https://live.staticflickr.com/65535/53611354438_98342ee63d.jpg
Phòng
hòa nhạc Crocus City Hall bị đốt cháy, sau vụ tấn côngkhủng bố ở Krasnogorsk,
ngoại ô Moskva, Nga, ngày 23/03/2024. AFP – Stringer
Phải
chăng "Nga đang là miếng mồi cho thánh chiến Hồi giáo cực đoan",
như nhận xét của giới truyền thông Pháp những ngày qua ? Nhận định này cũng có
vẻ "khả dĩ" và đáng để tranh luận thêm. Nhưng, điều đáng lo
nhất là vụ khủng bố xảy ra vào lúc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn
ra gay gắt và dai dẳng, đôi bên chưa thể phân định thắng bại và chiến tranh có
nguy cơ kéo dài.
Nhà
địa lý học Jean Radvanyi, chuyên gia về Nga và vùng Kavkaz, giáo sư danh dự tại
INALCO, trên nhật báo cộng sản Pháp L’Humanité, lưu ý, sự kiện nghiêm trọng này
gây chấn động dư luận Nga, có nguy cơ sẽ là một bước ngoặt thực sự cho cuộc
xung đột giữa Nga và Ukraine, thậm chí xa hơn nữa là với NATO và Châu Âu.
Vụ
việc diễn ra đúng vào lúc các lực lượng Ukraine tăng cường oanh kích nhiều cơ sở
hạ tầng đặc biệt là năng lượng nằm sâu trong lãnh thổ Nga, nhằm cho người dân
Nga thấy rằng họ thật sự đang đối mặt với chiến tranh. Đương nhiên, hành động
này dẫn đến các cuộc trả đũa dữ dội từ phía quân Nga nhắm vào Ukraine.
Vài
giờ trước khi xảy ra thảm kịch ở Crocus, ngoại ô Moskva, giới chức Nga có những
phát biểu đáng lo ngại : Trước vụ khủng bố một ngày, bộ trưởng Quốc Phòng Nga
Serguei Choigu tuyên bố sẽ cho thành lập thêm hai đội quân mới và 14 sư đoàn
vào trước cuối năm nay.
Tiếp
đến, phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, trong một phát biểu, lần đầu
tiên nói đến "chiến tranh", chứ không còn là "chiến dịch
quân sự đặc biệt". Và vài giờ sau đó là cuộc thảm sát thê thảm như
Daesh thừa nhận làm 137 người chết, trong đó có 3 trẻ em và 152 người khác bị
thương.
Đây
không phải là lần đầu tiên người dân Nga đối mặt với nạn khủng bố : Vụ tấn công
nhà hát kịch Moskva 2002, một trường học ở Beslan năm 2004. Nhưng tác động của
các mạng xã hội sẽ mang lại cho bi kịch ở rạp hát Crocus City Hall một cái nhìn
rõ nét khác hoàn toàn so với trước đây.
Và
do vậy, tất cả những chi tiết này chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đối với
người dân Nga tại các thành phố lớn như Moskva hay Saint Petersburg, cho đến
lúc này vẫn chưa thật sự cảm thấy Nga là một bên tham chiến. Người dân Nga
đương nhiên sẽ tự hỏi : Vì sao các lực lượng an ninh đã không ngăn chặn được vụ
khủng bố ?
Ukraine
bị cáo buộc có liên can với khủng bố
Khi
lắng nghe những phát biểu của giới chức Nga, người ta có cảm giác rằng tất cả
những diễn biến trên như đã được lên kế hoạch từ trước. Những kẻ khủng bố dường
như đã bị bắt, nhưng Vladimir Putin cũng như nhiều quan chức khác trong các
phát biểu đều chĩa hướng Ukraine khi cho rằng trong vụ việc này Kiev có một vai
trò nhất định, hỗ trợ một nhóm Hồi giáo cực đoan để thực hiện cuộc tấn công khủng
bố này.
Người
ta có thể hình dung sắp tới, Ukraine có nhiều khả năng sẽ hứng đòn trả đũa từ
Nga. Đây cũng sẽ là cái cớ để chính quyền Nga biện minh cho một đợt tổng động
viên mới như những lời đồn đãi đang lưu hành trong thời gian gần đây.
Theo
ông Jean Radvanyi, tất cả những điều này có thể là một bước ngoặt của xung đột,
một giai đoạn leo thang mới giữa bên này và bên kia. Những tuyên bố hiếu chiến
về khả năng triển khai quân trên bộ của phương Tây cũng là một phần trong bước
ngoặt này, và đây là điều đáng lo ngại.
Châu
Âu khẳng định sẽ sát cánh cùng Ukraine đi đến chiến thắng sau cùng. Làm thế nào
nhân dân Ukraine có thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến nếu như NATO và
quân đội Châu Âu không can dự trực tiếp ? Vị chuyên gia về Nga và vùng Kavkaz
lưu ý, Nga đã có một nền kinh tế chiến tranh, và một sự gắn kết xung quanh tổng
thống. Và nhất là, tại Nga, không có một phong trào hiếu hòa và chống chiến
tranh nào có ý nghĩa cả !
Minh
Anh
*********
Tấn
công khủng bố tại Moskva : Putin "đổ lỗi" cho Kiev, phớt lờ việc
Daesh nhận trách nhiệm
Thùy Dương, RFI, 24/03/2024
Hôm
24/03/2024 là ngày quốc tang của Nga sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại
nước này từ hai thập kỷ nay. Điều đáng chú ý là cho dù tổ chức Nhà nước Hồi
giáo Daesh tuyên bố nhận trách nhiệm và chính quyền Moskva cũng đã khẳng định 4
kẻ tấn công là
người Tadjikistan, nhưng tổng thống Nga
Vladimir Putin tối qua chỉ "đổ lỗi" cho Kiev.
https://live.staticflickr.com/65535/53608073533_20d0628918.jpg
Màn
hình điện tử tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố Crocus City Hall, gần trụ sở bộ
Ngoại Giao Nga, Moskva, 23/03/2024. Reuters - Shamil Zhumatov
Nga
treo cờ rủ để tưởng niệm 133 nạn nhân đã chết trong vụ khủng bố nhắm vào Crocus
City Hall, một rạp hát nằm ở ngoại ô Moskva, tối thứ Sáu 22/03/2024. Trong số
133 nạn nhân có ba trẻ em. Ngoài ra, còn có 152 người bị thương, theo số liệu của
Bbộ Tình trạng Khẩn cấp, được AFP trích dẫn. Hiện nay, chính quyền Nga mới xác
định được danh tính của vài chục nạn nhân thiệt mạng. Công tác cứu hộ và tìm kiếm
nạn nhân vẫn tiếp diễn. Nhà chức trách lo ngại việc này sẽ kéo dài nhiều ngày
và số nạn nhân sẽ còn tăng cao.
Tối
hôm qua, trong bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình sau vụ khủng bố, tổng thống
Nga đã phớt lờ việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh đã nhận trách nhiệm về vụ tấn
công, cũng không hề đề cập đến mối liên hệ giữa 4 người Tadjikistan bị bắt với
Daesh mà chính quyền Nga đã khẳng định là thủ phạm của vụ khủng bố tại rạp hát
Crocus City Hall. Putin chỉ nhắm vào Ukraine, khẳng định là các thủ phạm vụ tấn
công đã tìm cách chạy sang Ukraine. Trước đó, cơ quan an ninh FSB của Nga khẳng
định các nghi phạm có "những mối liên hệ ở Ukraine" và đã
tìm cách trốn sang Ukraine, nhưng lại không cung cấp được bằng chứng về mối
liên hệ này, cũng như thông tin chi tiết về bản chất mối liên hệ đó.
"Đổ
lỗi cho Ukraine là để biện minh" cho thất bại của an ninh Nga
Đối
với Ulrich Bounat, nhà nghiên cứu hợp tác với cơ quan tư vấn Open Diplomacy,
thái độ của tổng thống Nga gây ngạc nhiên, nhưng rõ ràng là có chủ ý. Trên đài
RFI Pháp ngữ ngày 23/03, ông Ulrich Bounat giải thích :
"Ông
ấy chưa từng nhắc đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Đây là điều khá gây ngạc
nhiên, bởi vì rõ ràng là tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã hai lần đứng ra nhận
trách nhiệm về vụ tấn công. Nhưng việc đổ lỗi cho Ukraine chính là cách để biện
minh cho chính ông ta và biện minh cho cả các cơ quan an ninh của Nga về thất bại
rõ ràng mà cuộc tấn công này đã cho thấy.
Trên
thực tế, mối đe dọa khủng bố ở Nga là một mối đe dọa đã có từ lâu nay, ít nhất
là kể từ chiến tranh Chechnya, tức là từ khoảng hai chục năm nay thì mối đe dọa
khủng bố này đã tồn tại, đã được biết đến. Đúng là trong những năm qua thì các
vụ khủng bố ở Moskva và Saint Petersburg đã bớt đi một chút, nhưng trong những
năm từ 2002 đến 2010 thì các vụ tấn công diễn ra khá thường xuyên, nhắm vào những
thành phố chính của Nga.
Thế
nên, quả đúng là đổ lỗi cho Ukraine cũng là một cách để tránh việc cơ quan an
ninh FSB và các cơ quan an ninh khác của Nga không phải giải thích lý do tại
sao họ đã không thể nắm được mối đe dọa khủng bố vốn đã được biết đến từ khá
lâu nay tại Nga và nhất là khi các cơ quan an ninh của Mỹ đã đề cập với các đồng
nghiệp Nga cách nay 2-3 tuần rằng mối đe dọa xảy ra tấn công khủng bố là vô
cùng cao".
Về
phía Ukraine, cố vấn phủ tổng thống, Mykhaïlo Podoliak, ngay lập tức bác bỏ những
cáo buộc vô lý của Moskva về sự can dự của Kiev. Tổng thống Ukraine Zelensky
cũng chỉ trích việc Putin tìm cách "đổ lỗi" cho Ukraine.
Trong khi đó, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm qua hy vọng là vụ tấn công khủng
bố sẽ không biến thành "cái cớ" gây "leo thang bạo
lực", ý nói tới cuộc chiến ở Ukraine. Giới quan sát hiện cũng đang lo
ngại về nguy cơ này.
Thùy
Dương
*****
Nga
đã phớt lờ thông tin tình báo về khủng bố do Mỹ chia sẻ ?
Gordon Corera, BBC, 24/03/2024
Luôn
có những câu hỏi xuất hiện sau bất kỳ vụ tấn công nào, chẳng hạn tại sao không
thể ngăn chặn hay phát hiện. Vụ tấn công tại Moscow đã đặt ra những vấn đề khó
khăn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời điểm căng thẳng và mất niềm
tin với quốc tế. Và mấu chốt là từ lời cảnh báo do Washington đưa ra.
https://live.staticflickr.com/65535/53608073523_2bbbfc6403.jpg
Người
dân đang đứng gần nhà hát Crocus City Hall khi vụ tấn công xảy ra
Tổng
thống Nga Vladimir Putin cho biết tất cả bốn tay súng thực hiện vụ tấn công đều
bị bắt giữ.
Ít
nhất 133 người chết và hơn 40 người bị thương khi những kẻ tấn công
xông vào nhà hát Crocus City Hall, nổ súng trong một buổi biểu
diễn nhạc rock.
Chính
quyền Nga cho biết tổng cộng 11 người đã bị bắt giữ trong đó có bốn tay súng
trong vụ nổ súng khi trốn chạy về hướng Ukraine. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)
đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Phát
biểu trên truyền hình, ông Putin lên án vụ tấn công, được xem chết chóc nhất tại
Nga trong gần 20 năm qua, gọi đây là một "hành động khủng bố man rợ"
và lặp lại lời tuyên bố trước đó của cơ quan an ninh Nga là những tên tấn công
đã tìm cách tháo chạy sang Ukraine.
Kyiv
bác bỏ cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công này, gọi cáo buộc của ông Putin là
chuyện "ngu xuẩn".
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Putin "đổ tội" Ukraine cho
vụ tấn công.
"Một
Putin vô dụng, thay vì giải quyết vấn đề cho công dân Nga, đối diện với họ, thì
lại im lặng trong một ngày để nghĩ cách đổ tội cho Urkaine", ông Zelensky
nói.
Cảnh
báo ngày 7/3 từ Mỹ được phát đi dành cho công dân của họ là một thông tin cụ thể
một cách bất thường. Cảnh báo này đưa ra khả năng "những kẻ cực đoan"
đã "có những kế hoạch sát sườn nhằm vào các địa điểm tập trung đông người ở
Moscow" và đặc biệt đề cập đến các buổi hòa nhạc.
Cảnh
báo này có nội dung khuyến cáo công dân Mỹ ở Moscow tránh xa các sự kiện tập
trung đông người trong vòng 48 giờ tới.
Thời
điểm có thể không như trong cảnh báo, nhưng các chi tiết khác thì rất trùng khớp
với các sự kiện hôm 22/3. Dường như Washington rõ ràng đã có thông tin tình báo
và cho thấy sự liên quan của Nhà
nước Hồi giáo (IS) - nhóm đã phát đi tuyên bố cho biết mình đứng đằng
sau vụ tấn công tại Moscow.
Ngoài
việc phát đi cảnh báo công khai cho công dân nước mình, phía Mỹ cũng cho biết
đã liên lạc trực tiếp với chính phủ Nga.
"Chính
phủ Mỹ cũng đã chia sẻ thông tin này với giới chức Nga theo chính sách 'nghĩa vụ
cảnh báo' đã có từ lâu của chúng tôi", một quan chức Mỹ nói trong một
thông cáo được đưa ra sau vụ tấn công.
Hiện
có những kênh chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước - thậm chí giữa các quốc
gia vốn không phải là đồng minh - đặc biệt khi có liên quan đến các vụ tấn công
có thể nhằm vào dân thường.
Nhưng
vấn đề là Moscow đã bỏ qua những lời cảnh báo đó.
Ba
ngày sau vụ tấn công, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu trước ban lãnh
đạo của Tổng Cục An ninh Liên bang Nga (FSB), cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ quốc
gia.
Ông
nói với các lãnh đạo của cơ quan an ninh này rằng ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ
chiến dịch quân sự đặc biệt - cụm từ chính thức mà ông dùng để chỉ cuộc xâm lược
toàn diện nhằm vào Ukraine.
Tổng
thống Nga cáo buộc Ukraine đã chuyển sang cái mà ông ta gọi là "những chiến
thuật khủng bố". Putin cũng đề cập trực tiếp điều mà ông ta gọi là
"những tuyên bố mang tính khiêu khích" từ phương Tây về các vụ tấn
công có thể xảy ra bên trong lòng nước Nga.
Putin
nói các cảnh báo ấy "giống như lời hăm dọa thẳng thừng và nhằm mục đích
làm xã hội của chúng ta lo sợ và bất ổn".
https://live.staticflickr.com/65535/53608073518_174cd1bbfc.jpg
Tổng
thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước người dân Nga sau cuộc tấn công khủng
bố tại nhà hát Crocus City Hall ở Moscow
Điều
này cho thấy chuyện Mỹ và Nga mất niềm tin đồng nghĩa Moscow có thể đã không muốn
lắng nghe và thay vào đó nhận thấy những lời cảnh báo là một phần nỗ lực nhằm
đe dọa Nga, liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine.
Chúng
ta vẫn chưa biết được chính xác bản chất thông tin mà phía Mỹ có được hoặc đã
chuyển đi (cho Nga) hay mức độ rõ ràng của thông tin ấy. Thông tin tình báo có
thể không rõ ràng và vì thế khó giúp đưa ra biện pháp đối phó.
Nhưng
phía Mỹ cũng có cơ chế thu thập thông tin tình báo rộng lớn và theo dõi IS chặt
chẽ.
ISIS-K,
một nhánh của IS bị tình nghi thực hiện vụ tấn công tại Moscow, cũng liên quan
đến một vụ tấn công khác nhằm vào quân Mỹ và dân thường tại sân bay Kabul ở
Afghanistan hồi tháng 8/2021, cũng như các đợt đánh bom chết người gần đây tại
Iraq.
Nếu
như thông tin tình báo được chia sẻ với phía Nga là đáng tin cậy và cụ thể về
IS, thì FSB và Putin khó bề biện minh cho việc đã không xem xét cảnh báo của Mỹ
một cách nghiêm túc hơn.
Và
nếu câu chuyện là thế thì có lẽ sẽ dễ dàng hơn đối với Moscow khi cho rằng cuộc
tấn công có liên quan đến Ukraine theo một cách nào đó, nhằm điều hướng chỉ
trích và giúp gia tăng sự ủng hộ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thay vì thừa
nhận việc họ có thể đã phớt lờ thông tin tình báo từ phía Mỹ.
Gordon
Corera
Nguồn
: BBC, 24/03/2024
*****
Vụ
tấn công ở Nga : Trung Á, miền đất của Hồi giáo cực đoan và khủng bố
Minh Anh, RFI, 24/03/2024
Hãng
thông tấn Amaq có liên hệ với Daesh hôm qua, 23/03/2024, đã cho đăng các hình ảnh
về vụ thảm sát, trong đó, người ta có thể nghe những kẻ khủng bố hô vang
"Allahu Akbar !" (tạm dịch là Thượng đế vĩ đại), trên tài khoản xã hội
Telegram quay cảnh vụ tấn công. Theo giới chức Nga, bốn người trong số 11 người
bị bắt, được cho là thủ phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu 22/3 là
người Tadjikistan.
https://live.staticflickr.com/65535/53607864686_da63eebe4f.jpg
Lực
lượng Daesh tại một thành phố ở Iraq. Ảnh chụp
23/06/2014. Reuters/Stringer/Files
Theo
thông tín viên Regis Genté, vụ tấn công này một lần nữa thu hút sự chú ý về vùng
Trung Á, một vùng lãnh thổ mà cực đoan Hồi giáo và khủng bố đã mở rộng ảnh hưởng
:
"Đây
là một nhánh của nhóm Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, được gọi là Khorasan, tức
"IS-K", nhóm khủng bố đã nhận trách nhiệm vụ tấn công ở rạp hát
Crocus City Hall. Một nhánh IS ở Afghanistan, được thành lập năm 2015.
Nhánh
khủng bố này dường như hoạt động rất tích cực tại Nga trong thời gian gần đây.
Điều này dẫn đến nhiều chiến dịch chống khủng bố của các lực lượng an ninh Nga,
nhất là tại Ingushetia, hồi đầu tháng 3, giết chết ít nhất 6 kẻ Hồi
giáo cực đoan.
IS-K
cáo buộc điện Kremlin tàn sát người Hồi giáo ở Afghanistan, tại Chechnya và ở
Syria. Nhiều công dân khác của những nước thành viên Liên Xô cũ đã từng tiến
hành một số vụ khủng bố tại Nga những năm gần đây, như một thanh niên sắc tộc
Uzbekistan đến từ Kirghizstan là người đã từng tiến hành cuộc tấn công khủng bố
bằng bom trong tầu điện ngầm ở Saint-Petersburg năm 2017.
Người
này cũng giống như hàng ngàn người khác, có tham gia vào hàng ngũ của IS tại
Syria và Iraq trong những năm 2010, được tuyển mộ trong số hơn 5 triệu di dân
lao động Trung Á ở Nga".
Minh
Anh
*******
Mỹ có
thông tin tình báo xác nhận IS chịu trách nhiệm về vụ tấn công ở Nga
Reuters, VOA, 23/03/2024
Hai
quan chức Mỹ nói hôm thứ Sáu 22/3 rằng Mỹ có thông tin tình
báo xác nhận tuyên bố nhận trách nhiệm của Nhà nước Hồi giáo về vụ xả súng
chết người tại buổi hòa nhạc gần Moscow.
https://live.staticflickr.com/65535/53608205359_88732a8b1b.jpg
Cháy
lớn tại Tòa thị chính Crocus ở phía tây Moscow, Nga, 22/3/2024.
Những
quan chức này cho biết Mỹ đã cảnh báo Nga trong những tuần gần đây
về khả năng xảy ra một cuộc tấn công.
Adrienne
Watson, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Trắng,
nói : "Đầu tháng này, chính phủ Hoa Kỳ đã có thông
tin về một cuộc tấn công khủng bố được lên kế hoạch ở Moscow – có khả năng
nhắm vào các cuộc tụ họp lớn, bao gồm cả các buổi hòa nhạc – khiến
Bộ Ngoại giao phải đưa ra khuyến cáo công khai tới người Mỹ ở Nga.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng chia sẻ thông tin này với chính quyền Nga
theo chính sách về 'nghĩa vụ cảnh báo' đã có từ lâu
của Mỹ".
Ít
nhất 60 người thiệt mạng và 145 người bị thương hôm 22/3 khi các tay
súng mặc đồ ngụy trang bắn súng liên thanh vào những người dự buổi
hòa nhạc gần Moscow, là một trong những cuộc tấn công chết chóc nhất vào
nước Nga trong nhiều thập niên.
Cơ quan
thông tấn Amaq của Nhà nước Hồi giáo nói trên Telegram rằng nhóm này nhận
trách nhiệm về vụ tấn công. Nhóm phiến quân này từng tìm cách kiểm
soát các vùng đất rộng lớn ở Iraq và Syria.
Số người
chết rất lớn khiến đây trở thành một trong những vụ tấn công tồi
tệ nhất vào nước Nga kể từ vụ khống chế trường học
Beslan năm 2004, khi đó, phiến quân Hồi giáo bắt hơn 1.000 người làm con
tin, trong đó có hàng trăm trẻ em.
"Chúng
tôi đã cảnh báo phía Nga đúng mức", một trong số những quan chức
Mỹ giấu tên cho biết.
Đại
sứ quán Mỹ tại Nga hôm 8/3 cảnh báo rằng "những kẻ cực đoan" đã lên
kế hoạch tấn công Moscow, vài giờ sau khi cơ quan an ninh Nga
nói rằng họ đã phá âm mưu của một nhóm chân rết của Nhà nước
Hồi giáo định nổ súng vào giáo đường Do Thái.
Đại
sứ quán Mỹ, cơ quan đã nhiều lần kêu gọi tất cả công
dân Mỹ rời khỏi Nga ngay lập tức, không cung cấp thêm thông tin chi tiết về bản
chất của mối đe dọa, nhưng họ nói rằng mọi người nên tránh các buổi
hòa nhạc và các đám đông cũng như hãy chú ý đến
môi trường xung quanh.
Việc
Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022 đã gây ra cuộc khủng hoảng sâu
sắc nhất trong quan hệ của Nga với phương Tây kể từ Cuộc khủng
hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Điện
Kremlin cáo buộc Mỹ chống lại Nga bằng cách trợ giúp Ukraine tiền bạc,
vũ khí và thông
tin tình báo, đồng thời cho rằng mối quan hệ với Washington có lẽ chưa
bao giờ tồi tệ hơn thế.
Reuters
No comments:
Post a Comment