Nga
: Dường như Kremlin không ngần ngại tra tấn các nghi phạm trong vụ khủng bố nhà
hát
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 28/03/2024 - 11:44
Những
hình ảnh và video gây sốc cho thấy các nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố ở
Matxcơva bị bạo hành đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông
và mạng xã hội ở Nga từ mấy ngày qua. Đây là cách mà chính quyền Nga muốn tự thể
hiện như một quốc gia “mạnh mẽ” với việc phớt lờ những chỉ
trích lên án việc sử dụng hình thức tra tấn.
https://s.rfi.fr/media/display/c5db289a-eacf-11ee-82a1-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/000_34MA3EV.webp
Các
nghi phạm trong phiên xử vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall. Ảnh
chụp tại tòa án quận Basmanny, Matxcơva, Nga, ngày 24/03/2024. AFP -
TATYANA MAKEYEVA,OLGA MALTSEVA
Muhammadsobir
Fayzov ngồi xe lăn và mắt nhắm đến phòng xử án ở Matxcơva hôm Chủ nhật ngày
24/03/2024. Saidakrami Rachabalizoda xuất hiện với một miếng băng lớn che tai.
Người thứ ba, Dalerjon Mirzoyev, xuất hiện trước các thẩm phán với một chiếc
túi nhựa cuốn quanh cổ cùng với những vết cắt trên mặt.
Ba
người này cùng với nghi phạm thứ tư đều có khuôn mặt sưng tấy như nhau, đều bị
cáo buộc tham gia vào vụ tấn công khủng bố ngày 22/03, khiến nước Nga rơi vào
tình trạng tang tóc. Ít nhất 139 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhắm vào
phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở Matxcơva. Đây là cuộc tấn công đẫm máu, chết
chóc nhất trên lãnh thổ châu Âu, mà tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo nhận
trách nhiệm, đã gây chấn động trên cả nước và cộng đồng quốc tế.
Tòa
án cho biết hai trong số bốn nghi phạm đã nhận tội sau phiên điều trần được tổ
chức kín. Sau đó, tất cả họ đều bị tạm giam ít nhất 2 tháng, tương ứng với thời
hạn pháp lý.
Nhà
nước không phản đối bạo lực
Việc
phát tán rộng rãi khuôn mặt sưng tấy của các nghi phạm trên truyền hình đã khởi
động cho những tranh cãi xung quanh việc sử dụng các hình thức tra tấn, bởi các
video rõ nét đã lan truyền trên những kênh Telegram được cho là thân cận với
các cơ quan tình báo Nga. Một trong những video nói trên dường như cho thấy một
trong những nghi phạm bị cắt một phần tai, sau đó bị nhét vào miệng miếng tai
này. Một bức ảnh khác cho thấy bị cáo thứ hai bị nối dây điện vào bộ phận sinh
dục.
Tatiana
Moskalkova, quan chức phụ trách vấn đề nhân quyền của tổng thống Nga, một người
vốn “rất thân Putin”, tuyên bố : “Việc sử dụng các
hình thức tra tấn đối với các nghi phạm là điều hoàn toàn không thể
chấp nhận được.” Phát biểu của bà Moskalkova lặp lại lời tố cáo của một
số tổ chức phi chính phủ cho rằng nhà chức trách đã dùng vũ lực để ép cung. Khi
được kênh CNN của Mỹ hỏi, điện Kremlin đã bác bỏ những cáo buộc liên quan đến
tra tấn. Dmitri Medvedev, cựu thủ tướng Nga, người đã trở thành một trong những
nhà tuyên truyền khốc liệt nhất của điện Kremlin, hoan hỉ về “số phận” của
các nghi phạm này, thậm chí còn cam đoan rằng “tất cả bọn họ sẽ
bị trừ khử”.
Việc
các phương tiện truyền thông đưa tin rầm rộ về những nghi phạm khủng bố bị bạo
hành cũng là điều đáng chú ý. Stephen Hall, chuyên gia về Nga tại đại học Bath,
Anh Quốc, khẳng định : “Việc phát tán hình ảnh về những hành động giống
như tra tấn tù nhân này là điều chưa từng xảy ra ở Nga.”
Mặc
dù các cơ quan an ninh Nga vốn nổi tiếng trong việc sử dụng bạo lực khi tiến
hành thẩm vấn, nhưng “cho đến nay, chính quyền đã tìm cách che giấu
khía cạnh này nhiều nhất có thể”, theo Jeff Hawn, chuyên gia về Nga tại Trường
Kinh tế Luân Đôn, Anh Quốc. Jeff Hawn nhắc lại rằng vào năm 2021, các video
quay cảnh hành động tra tấn tù nhân do tổ chức phi chính phủ nhân quyền
Gulagu.ru công bố, đã chỉ nhận được “sự im lặng đáng hổ thẹn của chính
quyền Nga”.
Về
cái chết của nhà đối lập nổi tiếng Alexeï Navalny, được công bố ngày
16/02/2024, nhà chức trách cũng đã chần chừ trong việc bàn giao thi thể cho gia
đình ông. Một trong những lý do được những người ủng hộ ông đưa ra vào thời điểm
đó để giải thích cho sự chậm chạp này là mong muốn che giấu càng lâu càng tốt
những dấu vết tra tấn mà Navalny có trên người trước khi chết.
Một
sự kiềm chế mà dường như điện Kremlin đã gạt sang một bên khi xử lý hồ sơ
Crocus City Hall. Một trong những lý do giải thích cho việc này là “dư
luận Nga có sự khoan dung rất lớn đối với việc sử dụng hình thức tra
tấn trong ba trường hợp : khủng bố, tội ác chống lại trẻ em và các vụ giết người
hàng loạt”, Olga Sadovskaya, thành viên của tổ chức phi chính phủ Équipe phản
đối tra tấn, giải thích với nhật báo độc lập của Nga The Moscow Times.
Hình
ảnh một chính quyền đứng vững sau những lời chỉ trích
Do
vậy, rủi ro chính quyền bị người dân Nga chỉ trích quá mạnh mẽ không cao, mặc
dù việc sử dụng các hình thức tra tấn là bất hợp pháp theo bộ luật hình sự của
nước này.
Các
chuyên gia được France 24 phỏng vấn cho biết việc đưa tin rầm rộ về sự tàn bạo
của những cơ quan an ninh trên các phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò
như một tín hiệu kép. Thứ nhất, “đó là một hình thức ngăn cản
những kẻ khủng bố tiềm tàng khác manh động”, theo Stephen Hall.
Sau đó, chính phủ cũng tìm cách “lợi dụng cuộc tấn công khủng
bố này và nhập vai ‘những thành phần cứng rắn’, không
ngại đưa ra những quyết định và hành động quyết liệt để bảo vệ người
dân”, theo Jeff Hawn.
Việc
Matxcơva thể hiện quyết tâm cao độ càng trở nên cấp thiết hơn khi lực lượng an
ninh ban đầu bị chỉ trích nặng nề. Chuyên gia về Nga Jérémy Morris đánh giá
trong một bài báo đăng trên tờ Moscow Times ngày 25/03 : “Vụ tấn công
khủng bố đã làm nổi bật sự ‘giả tạo’ của hệ thống an ninh Nga.”
Đối
với điện Kremlin, cuộc tấn công này cũng là cơ hội để loại bỏ “những dấu
hiệu cuối cùng của sự tôn trọng nhân quyền”, theo Stephen Hall. Jeff
Hawn nhận định : “Chính quyền Nga từ lâu luôn tìm
kiếm sự xác nhận của phương Tây để cùng tồn tại tốt hơn, đặc biệt bằng
cách chính thức thể hiện sự gắn bó với việc bảo vệ nhân quyền.
Nhưng kể từ tháng 02/2022, Matxcơva không còn phải cố gắng như vậy, vì
phương Tây đã trở thành kẻ thù. Do vậy, bạo lực cũng được bình thường
hóa.”
Stephen
Hall cho rằng việc dường như áp dụng hình thức tra tấn đối với các nghi phạm
trong vụ tấn công Crocus City Hall cũng chứng tỏ rằng “xác định sự
thật không phải là ưu tiên của chính quyền Nga”. Những lời thú tội bằng
cách sốc điện vào bộ phận sinh dục hoặc bằng các hình thức tàn bạo khác có rất
ít giá trị pháp lý, theo luật pháp quốc tế hay luật pháp Nga.
Sự
thật có thực sự quan trọng ?
Trang
tin độc lập Meduza của Nga nhận định những bức ảnh của các nghi phạm tại tòa hoặc
các video lan truyền trên mạng xã hội có thể trở thành những manh mối hết sức hữu
ích dành cho các luật sư bào chữa. Nhưng dường như không có dấu hiệu nào cho thấy
các luật sư do tòa án chỉ định đề cập đến điều này trong phiên điều trần.
Jeff
Hawn tóm tắt : “Từ vẻ bề ngoài cho đến cốt lõi câu chuyện – một Nhà
nước mạnh mẽ đã biết cách ứng phó với thảm kịch quan
trọng hơn chính sự thật.” Đối với chuyên gia Hawn, việc sử dụng
hình thức tra tấn cũng bảo đảm rằng các nghi phạm sẽ không muốn, hoặc sẽ không
còn khả năng bác bỏ “phiên bản chính thức đang được tạo ra” của
vụ tấn công.
Như
Vladimir Putin đã nói, cuộc tấn công chắc chắn được thực hiện bởi “thành
phần Hồi giáo cực đoan”, nhưng theo lệnh của “những kẻ chủ
mưu”. Cố vấn chính của chủ nhân điện Kremlin về các vấn đề an ninh, Nikolai
Patrushev, đã không ngần ngại chỉ đích danh thủ phạm khi nói với kênh độc lập
Belsat của Belarus rằng “Ukraina phải chịu trách nhiệm”.
Nguồn : France 24
---------------------------
Các
nội dung liên quan
NGA
- KHỦNG BỐ
Khủng
bố tại Matxcơva : Thêm nghi can thứ 8 trình diện tòa án Nga
TADJIKISTAN
- THÁNH CHIẾN HỒI GIÁO
Tadjikistan,
vườn ươm thánh chiến Hồi giáo ở Trung Á
NGA
- UKRAINA - KHỦNG BỐ
Nga
hướng dư luận về khả năng thánh chiến Hồi giáo có ‘‘cơ sở’’ tại Ukraina
No comments:
Post a Comment