Sunday, 31 March 2024

ĐÀI RFA CỦA HOA KỲ ĐÓNG CỬA VĂN PHÒNG Ở HỒNG KÔNG VÌ LUẬT AN NINH MỚI (Thu Hằng / RFI)

 



Đài RFA của Mỹ đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông vì luật an ninh mới

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 30/03/2024 - 10:43

 https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240330-%C4%91%C3%A0i-rfa-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-%E1%BB%9F-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-v%C3%AC-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-m%E1%BB%9Bi

 

Đài phát thanh RFA (Radio Free Asia, Châu Á Tự Do) của Mỹ thông báo đóng cửa văn phòng tại Hồng Kông. Trong thông cáo ngày 29/03/2024, tổng giám đốc Bay Fang bày tỏ « lo ngại cho an toàn của nhân viên và các nhà báo » dù RFA không còn nhân viên thường trực ở đặc khu hành chính. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/16d7d592-13af-11ea-b6df-005056bf7c53/w:980/p:16x9/usa_rfa_logo_2014.webp

Logo đài RFA của Mỹ @RFA

 

Thông tín viên RFI Florence de Changy tại Hồng Kông cho biết thêm :

 

« Bà Bay Fang, tổng giám đốc đài Châu Á Tự Do - RFA, thông báo quyết định đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông sau khi chính quyền đặc khu liệt RFA vào « thế lực nước ngoài » gây lo ngại về « khả năng đài được hoạt động an toàn kể từ khi Điều 23 có hiệu lực ».

 

RFA mở văn phòng ở Hồng Kông cách đây gần 30 năm nhưng đã chuyển một phần nhân viên sang Đài Loan. RFA là cơ quan truyền thông nước ngoài đầu tiên rời Hồng Kông kể từ khi Điều 23 (luật an ninh mới) chính thức có hiệu lực ».

 

Tuy nhiên, luật an ninh quốc gia đầu tiên, do Trung Quốc áp đặt năm 2020, đã khiến nhiều cơ quan truyền thông đối lập phải đóng cửa, trong đó có báo Apple Daily. Gần đây, đài BBC, các nhật báo Guardian và Wall Street Journal cũng bị chính quyền chỉ trích công khai vì cách đưa thông tin về luật mới này.

 

Chính quyền Hồng Kông đã nhanh chóng lên án quyết định của RFA khi cho rằng quyết định này « gây hoang mang ».

 

Theo AFP, đài RFA do Quốc Hội Mỹ tài trợ, có trụ sở ở Washington. Ngày 29/03, dân biểu đảng Dân Chủ Gregory Meeks, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, cho biết « việc RFA đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông, sau 28 năm, nhắc lại cách Bắc Kinh trơ trẽn chấm dứt quyền tự chủ của Hồng Kông ». Tháng 02, một quan chức Hồng Kông cáo buộc RFA « bôi nhọ » luật an ninh quốc gia, lên án những dối trá do « các thế lực nước ngoài » tuyên truyền.

 

.

Mỹ hạn chế cấp thị thực đối với quan chức Hồng Kông

 

Nhiều quan chức Hồng Kông sẽ bị hạn chế nhập cảnh vào Mỹ. Trong thông cáo ngày 29/03, ngoại trưởng Antony Blinken không nêu chi tiết về các biện pháp mới cũng như các quan chức sẽ bị nhắm tới. Tuy nhiên, ông giải thích quyết định này là để đáp trả sự gia tăng trấn áp, trong đó có Điều 23, và những hạn chế nhắm đến « xã hội dân sự, truyền thông và những tiếng nói đối lập ». Đại diện bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông đã « mạnh mẽ lên án » Washington bôi nhọ luật an ninh mới và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.





No comments:

Post a Comment

View My Stats