Việt
Nam cần thay đổi nhiều thì mới mong các nhà khoa học toàn tâm cống hiến
RFA
2024.03.12
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-needs-to-change-a-lot-to-expect-scientists-to-devote-themselves-wholeheartedly-03122024131313.html
Ông
Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khi làm việc với Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hôm 11/3/2024 đã đề nghị cơ quan này tạo cơ
chế để chuyên gia, nhà khoa học toàn tâm, toàn ý cống hiến, sáng tạo. Ông Nghĩa
còn mong muốn có chương trình thu hút nhà khoa học trẻ trình độ cao, đồng thời
phát huy sự cống hiến, trí tuệ của các nhà khoa học đầu ngành.
Kêu
gọi suông, không đủ
Giáo
sư Nguyễn Đăng Hưng, nguyên là giảng viên đại học Liège - Bỉ, người đã có hơn
15 năm làm việc tại Việt Nam, vào tối ngày 12/3 nói với RFA từ Sài Gòn:
“Phát
xuất từ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thì đây là một cái mới. Trước đây là
nguyện vọng của Bộ Giáo dục Đào tạo, của Bộ Công nghệ, của các Hiệu trưởng trường
Đại học… Lần này từ Ban tư tưởng tối cao của Đảng thì thứ nhất, tôi cho rằng mới
nhưng hiệu quả trước mắt thì khó. Bởi vì quản lý khoa học, quản lý tri thức của
Việt Nam đã dậm chân theo hướng lạc đường từ bao nhiêu năm qua.”
Theo
Giáo sư Hưng, mong muốn là một chuyện, nhưng tạo ra một môi trường để thực hiện
là chuyện khác:
“Tạo
ra môi trường thực hiện đòi hỏi thời gian dài dày công xây dựng và phải có một
quá trình năm đến 10 năm để chuẩn bị, mà chuẩn bị khó nhất là chuẩn bị tư duy,
suy nghĩ của những người lãnh đạo khoa học, có nhiệm vụ tạo điều kiện cho lớp
trẻ để họ có thể thực thi… Cái này ở Việt Nam khá bế tắc, bởi vì chuyện sai đường
đã kéo dài quá lâu, gần 50 năm rồi mà chưa tạo được môi trường khoa học. Tại
sao?”
Lý
giải nguyên do tại sao Việt Nam cứ loay hoay hàng chục năm qua mà chưa tạo được
môi trường phát triển khoa học, vị giáo sư tại Đại học Bỉ, nói tiếp:
“Tự
do học thuật cần có tự do tư tưởng, phải để người ta có tự do có sáng kiến, tự
do phản biện, tự do giao lưu, tự do ‘nói không’ với những gì không đúng… Khi những
điều kiện đó bị hạn hẹp, tất cả những ai có ý kiến phản biện thì thường được
coi là tư duy phản nghịch, thế lực thù địch… sẽ bị theo dõi, cấm cản, ngăn cản
không cho báo đài phỏng vấn, không cho thuyết trình khoa học, người lãnh đạo nhất
là ban tuyên giáo chỉ thích đưa lệnh miệng, không dám viết văn bản… thì những
người trí thức chân chính sẽ cảm thấy bị tù hãm, cảm thấy sống tha hương trên
chính đất nước của mình.”
Ngoài
ra, Giáo sư Hưng còn cho rằng, để thực hiện theo mong muốn của ông Trưởng ban
tuyên giáo trung ương, còn thêm yếu tố “cần” nữa, đó là cần phải có người có
kinh nghiệm, phải biết làm cái gì, giải quyết cụ thể ra sao…
Ảnh
minh họa: Sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm
2020. REUTERS / Kham.
Cần
nhiều thay đổi
Việc
kêu gọi nhân tài đóng góp xây dựng đất nước hầu như được các lãnh đạo Việt Nam
nhắc đến mỗi năm. Vào tháng 3 năm 2023 là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa
ra lời kêu gọi, khi ông làm việc với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam. Và lần này đến phiên ông Trưởng ban Tuyên giáo trung ương.
Từ
Paris hôm 12/3/2024, Giáo sư Phạm Minh Hoàng chia sẻ ý kiến của ông với RFA về
vấn đề trên:
“Nếu
lời tuyên bố này từ một Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay một Bộ trưởng không liên quan
chính trị thì bình thường… nhưng đây là Trưởng Ban tuyên giáo thuộc về đảng,
thì tôi thấy hơi buồn cười. Tại vì đây phải là chủ trương của chính phủ thì mới
có nghĩa, nhưng có lẽ ông ấy muốn nhắm đến mọi người, mọi thành phần. Tại Việt
Nam cũng như tại hải ngoại có rất nhiều người muốn đóng góp cho đất nước, dù
nhiều sinh viên giỏi, thầy cô giỏi tận tâm, nhưng tại sao đất nước vẫn nghèo, vẫn
lạc hậu?”
Theo
Giáo sư Hoàng, có rất nhiều điều ngăn chặn bước tiến của Việt Nam, ngăn chặn sự
đóng góp của giới trí thức, những người có khả năng… vì lẽ Việt Nam không trọng
người tài hoặc chỉ trọng những người có tài nhưng phải làm theo chỉ đạo của đảng:
“Tôi
thấy thay đổi đầu tiên Việt Nam cần làm, không chỉ bằng lời nói, vì đã kêu gọi
nhiều lắm rồi. Có một số người vì ràng buộc nào đó còn trở về Việt Nam, nhưng
chúng ta thấy sinh viên giỏi đi du học xong thường chọn ở lại luôn, đó là những
nguồn chất xám đã mất. Lý do vì Việt Nam không cho phép người ta phát triển,
ngoài yếu tố như tham nhũng, còn vấn đề phải làm việc với những người không phục
vụ xã hội, không phục vụ cho chuyên ngành của họ, họ phục vụ cho các mục đích của
đàng.”
Giáo
sư Hoàng cho rằng, khi nào Việt Nam chưa xóa được những điều ông vừa nêu
thì hoặc hết nhiệm kỳ này, đến nhiệm kỳ sau, vẫn sẽ lại có tình trạng kêu gọi
như trên.
Và
như vậy, chuyện kêu gọi vẫn sẽ chỉ là kêu gọi, không bao giờ thay đổi được, trừ
phi Việt Nam thay đổi được vấn đề cốt lõi, đó là phải thay đổi được bộ máy, từ
kinh tế đến chính trị… thì người Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong nước ai
cũng muốn đóng góp cho đất nước. Còn với hoàn cảnh hiện tại, theo giáo sư Hoàng
là “bất khả thi”!
No comments:
Post a Comment